Bài viết “Sao Chổi ISON sẽ xuất hiện cuối năm nay!” trên
blog nầy xuất bản từ đầu năm: 11/2/2013 đã tiên đoán sao chổi ISON là sao chổi
rực rỡ nhất.
Trong thời gian từ đó đến nay, nhiều thông tin khác nhau về
độ sáng của sao chổi ISON sẽ xuất hiện, đa số đều cho rằng sao chổi ISON sẽ
không sáng như mong đợi = không sáng như trăng rằm! Tuy nhiên người ta vẫn kỳ
vọng vào nó, hy vọng đến cuối tháng 11/2013 ISON sẽ tỏa sáng rực rỡ…
Bây giờ đã là 8/11/2013, nghĩa là chỉ còn 20 ngày là ISON
đến mặt trời; thời gian nầy sao chổi ISON sẽ càng lúc càng sáng để có thể quan
sát bằng mắt trần. Đây cũng là ý kiến thắc mắc của nhiều bạn, làm thế nào quan
sát sao chổi ISON?
1- Cho
đến đầu tháng 11, sao chổi ISON vẫn chỉ có thể quan sát qua kính viễn vọng vì
khoảng cách của nó đối mặt trời còn xa, tóc đuôi mọc ngắn nên khó quan sát bằng
mắt thường. [Quan sát sao chổi bằng mắt thường là quan sát đám mây bụi khí bị
thổi tung ra, gọi là tóc hay đuôi].
Hình nhìn qua kính thiên văn sáng
ngày 8/10/2013: Quầng sáng màu lục quanh sao (màu sắc của khí) và đuôi dài màu
trắng.
Nhân sao chổi ISON nhìn qua kính
thiên văn theo thời gian, Hóa ra nhân sao chổi ISON hình cái chày:
2- Cùng
cự ly cách mặt trời, sao chổi trước khi ngang qua mặt trời và sau khi ngang qua
sẽ tỏa sáng khác nhau: giai đoạn sau rõ hơn vì vừa mới bị mặt trời nung nóng.
3- Từ
khoảng ngày 11/11/2013 trở đi, nhiều dự đoán đều hy vọng thấy sao chổi ISON
bằng mắt thường: Sao chổi ISON hy vọng đủ sáng rực.
Hình dự đoán nhìn thấy sao chổi
ISON sáng 10/11/2013 (qua phần mềm). Đương nhiên vào ngày 10/11/2013 chưa hy
vọng thấy rõ như thế!
4- Đường
đi của sao chổi ISON hướng về mặt trời, nhìn từ trái đất là ngược hướng mặt trời,
nên nếu nhìn được sao chổi, phải nhìn lúc mặt trời chưa mọc.
Bài “Stellarium - Phần mềm quan sát
bầu trời đêm” trên blog nầy xuất bản gần đây: 4/11/2013, giới thiệu phần mềm
quá hay!
Thích thú nhất, trong phần mềm nầy,
khi bạn chạy vào ngày 10/11/2013 sẽ hiện ra sao chổi ISON: hình chụp trên máy
tính của tôi phần mềm Stellarium 0.12.4, mô phỏng nhìn về hướng đông tại cam ranh lúc
4:44 sáng ngày 11/11/2013. (nhấn vào để phóng to)
Bạn chú ý
C/2012 S1 (ISON) trong hình xuất hiện còn khá xa mặt trời, khi mặt trời nhô cao
C/2012 S1 (ISON) sẽ biến mất (giả lập xem khi trời còn tối)
Với phần mềm nầy, các bạn có thể dự đoán vị trí sao chổi
ISON trong những ngày tới để co thể săn lùng nó trong thực tế bằng mắt trần!
Chúc mọi người thành công, sẽ xem được sao chổi ISON sáng
đẹp!
Giai đoạn nầy (10/Nov/2013) nếu ISON sáng có thể xem bằng mắt trần: Bạn quan sát hướng mặt trời mọc lúc 2:40 mỗi sáng. Nếu có ISON xuất hiện áp đường chân trời, theo thời gian sẽ nhô cao, đến khoảng 3:40 (sau 1 tiếng) thì hết thấy vì bình minh sáng quá!
Trả lờiXóa25/11/2013: Việt Nam 5 giờ sáng, nhìn hướng đông có thể thấy bằng mắt thường sao chổi ISON, tuy nhiên nhỏ...
Trả lờiXóa