Kỹ sư Sagant Phan
Hằng năm, đến mùa Noel/Christmas là tất cả đồng loạt
những gian hàng lũ lượt trưng bày những món hàng dành
đễ biếu xén và trưng bày trong tủ kính, khi khách đến
viếng thì thường thường gia chủ trịnh trọng khui nó ra mà
đãi khách. Ðó là rượu. Cho dù đồng tiền thiếu hoài... kinh
niên kiếm tiền muốn mờ con mắt gia chủ cũng phải ráng
mua cho được vài chai rượu, trước là biếu xếp, hai là mời
khách một chút rượu uống cho ấm bao tử chẳng lẽ mời
khách uống nước đá chanh chua lè?
những gian hàng lũ lượt trưng bày những món hàng dành
đễ biếu xén và trưng bày trong tủ kính, khi khách đến
viếng thì thường thường gia chủ trịnh trọng khui nó ra mà
đãi khách. Ðó là rượu. Cho dù đồng tiền thiếu hoài... kinh
niên kiếm tiền muốn mờ con mắt gia chủ cũng phải ráng
mua cho được vài chai rượu, trước là biếu xếp, hai là mời
khách một chút rượu uống cho ấm bao tử chẳng lẽ mời
khách uống nước đá chanh chua lè?
Rượu không gì quý hơn là rượu ngoại, còn rượu nội nghĩa
là rượu đế cho những cha nhà quê vừa uống vừa khà với
con khô mực dai nhách bất chấp hàm răng của mình đếm
không còn được bao nhiêu để cười cho ăn ảnh, cười để
lấy le với bà con cô bác ta đây còn bảnh lắm.
là rượu đế cho những cha nhà quê vừa uống vừa khà với
con khô mực dai nhách bất chấp hàm răng của mình đếm
không còn được bao nhiêu để cười cho ăn ảnh, cười để
lấy le với bà con cô bác ta đây còn bảnh lắm.
Ðàn bà con gái thì đủ
những món áo quần chưng diện,
dày dép, bóp đầm đủ kiểu, áo dài sắm hoài cho đến khi
treo vào tủ áo chừng vài cái nữa là ... sập tủ mà vẫn thấy
chưa đủ, ra đường vẫn còn thấy ... trống trơn.
dày dép, bóp đầm đủ kiểu, áo dài sắm hoài cho đến khi
treo vào tủ áo chừng vài cái nữa là ... sập tủ mà vẫn thấy
chưa đủ, ra đường vẫn còn thấy ... trống trơn.
Còn đàn ông thì sao?
Vẫn một bộ đồ vét mặc đi mặc lại
hoài nhưng không được thiếu rượu à nghen. Bất chấp bà
xã giảng nghĩa: "Uống chi ba thứ đó vừa tốn tiền vừa nói
chuyện... nhừa nhựa nghe thấy mà phát ghét, sao không
tập uống sữa... bò cho vợ con nhờ vì nó bổ khỏe?"
hoài nhưng không được thiếu rượu à nghen. Bất chấp bà
xã giảng nghĩa: "Uống chi ba thứ đó vừa tốn tiền vừa nói
chuyện... nhừa nhựa nghe thấy mà phát ghét, sao không
tập uống sữa... bò cho vợ con nhờ vì nó bổ khỏe?"
Mỗi năm đồng tiền lên giá (nói theo nghĩa kinh tế ngân
hàng là tiền mất giá), nhìn giá dán tiền của những chai rượu
ngoại về nhà thấy mà ớn lạnh, nhưng không có nó thì
ớn lạnh thiệt tình, nhà gì nhìn thấy mà trống trơn, chai rượu
nào giá cũng cao quá, chai nào cũng mắc tiền, cũng thấy
nhãn dán toàn là những chữ viết hoa như: V.S.O.P hay
V.S.P hay O.P, nào là chữ Martell, Napoleon, Remy-Martin,
Hennessy, Bisquit-Dubouche, Camus, Courvoisier... thiệt là
đúng mà những cha nào mà khoái uống rượu ngoại trước
sau gì cũng sạch tiền áo quần trống trơn, có cha đang ngồi
dựa cột đèn quần xà lõon đang ngó mặt trăng mà cười cười.
hàng là tiền mất giá), nhìn giá dán tiền của những chai rượu
ngoại về nhà thấy mà ớn lạnh, nhưng không có nó thì
ớn lạnh thiệt tình, nhà gì nhìn thấy mà trống trơn, chai rượu
nào giá cũng cao quá, chai nào cũng mắc tiền, cũng thấy
nhãn dán toàn là những chữ viết hoa như: V.S.O.P hay
V.S.P hay O.P, nào là chữ Martell, Napoleon, Remy-Martin,
Hennessy, Bisquit-Dubouche, Camus, Courvoisier... thiệt là
đúng mà những cha nào mà khoái uống rượu ngoại trước
sau gì cũng sạch tiền áo quần trống trơn, có cha đang ngồi
dựa cột đèn quần xà lõon đang ngó mặt trăng mà cười cười.
Còn bà xã thì ghét thiệt tình. Uống chi ba thứ quỷ đó hôi rình
về nhà hành tội người ta nữa chứ? Nhưng cũng chính mấy
bà cũng khoái tủ kiếng của mình được trưng những chai rượu
ngoại dắt tiền để bà con lối xóm nể chơi, chẳng lẽ trưng mấy
cái bóp đầm hay dép guốc kiểu trong tủ kính, bộ mở tiệm
bán bóp đầm hay sao? Ðàn ông nghĩ tội nghiệp: mua vài
chai rượu về chưng tủ kính cho gia đình thấy oai, chớ mấy
bã mua mấy cái bóp đầm cất chi mà kín mít vậy nè? Như
giấu đồ quốc cấm vậy?
về nhà hành tội người ta nữa chứ? Nhưng cũng chính mấy
bà cũng khoái tủ kiếng của mình được trưng những chai rượu
ngoại dắt tiền để bà con lối xóm nể chơi, chẳng lẽ trưng mấy
cái bóp đầm hay dép guốc kiểu trong tủ kính, bộ mở tiệm
bán bóp đầm hay sao? Ðàn ông nghĩ tội nghiệp: mua vài
chai rượu về chưng tủ kính cho gia đình thấy oai, chớ mấy
bã mua mấy cái bóp đầm cất chi mà kín mít vậy nè? Như
giấu đồ quốc cấm vậy?
Chai rượu càng để lâu càng đắt tiền chứ mấy cái bóp đầm
của mấy ba để lâu có môn vụt vô viện bão tàng cho nó gọn
ghẽ.
của mấy ba để lâu có môn vụt vô viện bão tàng cho nó gọn
ghẽ.
Rượu có nhiều sách cho rằng nó xuất hiện trước thời Ai Cập
xây kim Tự Tháp, có người cho rằng rượu được làm ra
trước thời kỳ xây Tháp Babylon, nhưng mấy bà đâu có tin
mấy thằng cha uống rượu rồi viết sách ca tụng về rượu?
Nhưng nói thiệt trên vách tường Kim Tự Tháp Ai Cập có vẽ
những bức hình người ta tế lễ trời đất bằng rượu, và vị vua
Pharoan uống rượu mặt mũi đỏ ké, còn mặt Trời Thần
Rhah nhậu rượu mặt mũi cũng đõ ké luôn. Có nghĩa là:
"Ta say, Trời cũng say luôn... Trời say Trời cũng lăn quay
với mình..." Câu thơ nghe đã thiệt.
xây kim Tự Tháp, có người cho rằng rượu được làm ra
trước thời kỳ xây Tháp Babylon, nhưng mấy bà đâu có tin
mấy thằng cha uống rượu rồi viết sách ca tụng về rượu?
Nhưng nói thiệt trên vách tường Kim Tự Tháp Ai Cập có vẽ
những bức hình người ta tế lễ trời đất bằng rượu, và vị vua
Pharoan uống rượu mặt mũi đỏ ké, còn mặt Trời Thần
Rhah nhậu rượu mặt mũi cũng đõ ké luôn. Có nghĩa là:
"Ta say, Trời cũng say luôn... Trời say Trời cũng lăn quay
với mình..." Câu thơ nghe đã thiệt.
Bên Pháp người ta vừa
khám phá một cái động đá, vẽ những
loài thú như nai và gấu, nhưng có hình quan trọng là mấy
tay bợm uống cái chi mà đang lăn bò càng, nên nhớ lúc đó
văn minh loài người chưa làm được cái ly, nhưng họ làm ra
cái gì uống để mà lăn quay đây? Chẳng lẽ họa sĩ vẽ những
thằng cha đang... trúng gió? Nhưng trúng gió vì ruợu hay
trúng gió vì gió cũng đồng nghĩa như nhau.
loài thú như nai và gấu, nhưng có hình quan trọng là mấy
tay bợm uống cái chi mà đang lăn bò càng, nên nhớ lúc đó
văn minh loài người chưa làm được cái ly, nhưng họ làm ra
cái gì uống để mà lăn quay đây? Chẳng lẽ họa sĩ vẽ những
thằng cha đang... trúng gió? Nhưng trúng gió vì ruợu hay
trúng gió vì gió cũng đồng nghĩa như nhau.
Nhưng theo sự suy nghĩ
từ Thiền định mà ra hay từ lúc suy
nghĩ do cơn ngật ngừ vì rượu mà biết được, thì rượu có lẽ
được làm từ lúc Tạo Thiên Lập Ðịa do sư tổ là Adam làm ra.
nghĩ do cơn ngật ngừ vì rượu mà biết được, thì rượu có lẽ
được làm từ lúc Tạo Thiên Lập Ðịa do sư tổ là Adam làm ra.
Adam làm ra trong lúc tình cờ. Số là sau khi nghe lời
vợ là
cô nàng Eva, chọc giận "landlord" mà ăn trái táo. Landlord
đi vacation về thấy mất trái táo, nổi giận mà đuổi vợ chồng
son ra khỏi thiên đàng. Adam và Eva xuống xã hội trần gian,
tứ cố vô thân, tiền bạc không có, nghề nghiệp cũng không
thành thử ai dám mướn? Vả lại bị "bad credit" với landlord
cô nàng Eva, chọc giận "landlord" mà ăn trái táo. Landlord
đi vacation về thấy mất trái táo, nổi giận mà đuổi vợ chồng
son ra khỏi thiên đàng. Adam và Eva xuống xã hội trần gian,
tứ cố vô thân, tiền bạc không có, nghề nghiệp cũng không
thành thử ai dám mướn? Vả lại bị "bad credit" với landlord
rồi, thì mọi chuyện bắt đầu cực là cái chắc. Trước đó Adam
làm công tử đã quen, cái gì cũng free cũng có người lo kể
cả kiếm vợ cho cũng người khác lo dùm. Nay mọi chuyện
cực quá xá. Rồi thời gian trôi qua, ngồi buồn một mình trong
căn apartment vắng người, vợ thì đi làm xa. Khát quá, mới
thấy một ly nước mà mình lú lẫn để chỗ nào tìm hoài không
thấy. Nước đó là nước trái cây, để ở một góc tường. Nay
uống thử một miếng, chết sớm càng tốt để khỏi gặp bà Eva
đâu có hiền gì? Không dè nước trái cây để qua đêm ngày trở
thành rượu.
làm công tử đã quen, cái gì cũng free cũng có người lo kể
cả kiếm vợ cho cũng người khác lo dùm. Nay mọi chuyện
cực quá xá. Rồi thời gian trôi qua, ngồi buồn một mình trong
căn apartment vắng người, vợ thì đi làm xa. Khát quá, mới
thấy một ly nước mà mình lú lẫn để chỗ nào tìm hoài không
thấy. Nước đó là nước trái cây, để ở một góc tường. Nay
uống thử một miếng, chết sớm càng tốt để khỏi gặp bà Eva
đâu có hiền gì? Không dè nước trái cây để qua đêm ngày trở
thành rượu.
Khà một cái sao thấy... đời vui quá. Nước gì uống vô thấy
ấm cả tấm lòng. Ðời lên hương từ đây, bà xã rầy thì kệ bã,
nhậu xong là mình ngủ rất ngon. Còn trước đó uống toàn là
sữa dê của bà Eve bắt uống hoài ớn muốn chết. Ðó rượu bắt
đầu từ đó mà xuất phát ra.
ấm cả tấm lòng. Ðời lên hương từ đây, bà xã rầy thì kệ bã,
nhậu xong là mình ngủ rất ngon. Còn trước đó uống toàn là
sữa dê của bà Eve bắt uống hoài ớn muốn chết. Ðó rượu bắt
đầu từ đó mà xuất phát ra.
Cái câu người xưa nói không sai chút nào: "Nam vô tửu như
kỳ vô phong" (nghĩa là đàn ông mà không có chút rượu ấm
lòng thì như cây cờ không gặp được gió vậy). Còn nhớ Quan
Vân Trường trước khi trảm Văn Xú ngoài trận tiền về được
chủ soái Tào Tháo thưởng cho một ly rượu nóng ấm lòng
đó sao?
kỳ vô phong" (nghĩa là đàn ông mà không có chút rượu ấm
lòng thì như cây cờ không gặp được gió vậy). Còn nhớ Quan
Vân Trường trước khi trảm Văn Xú ngoài trận tiền về được
chủ soái Tào Tháo thưởng cho một ly rượu nóng ấm lòng
đó sao?
Hát bội ngày xưa thường
giắt cờ sau lưng ,tướng càng cao
lon thì cờ càng nhiều, trước khi đào kép ra đóng tuồng
thường thường kép chánh xin tổ cho phép uống một chút
rượu cúng tại bàn thờ, rượu vào thì múa gươm đao mới linh
nghiệm. Bên đich cũng cờ giắt lưng bên ta cũng cờ giắt lưng,
đường đường quang minh chánh đại, thà là bị địch chém
chết tại trận tiền chớ không chịu bỏ chạy trước ba quân
tướng sĩ. Ước gì mấy tướng tá của mình trước khi ra trận
thì lưng nên giắt những lá cờ như vậy, để khỏi bỏ dân chúng
mà chạy lên phi cơ tàu chiến ra ngoại quốc, bỏ lại ba quân
lính tráng... ở tù hết cả chục năm trời.
lon thì cờ càng nhiều, trước khi đào kép ra đóng tuồng
thường thường kép chánh xin tổ cho phép uống một chút
rượu cúng tại bàn thờ, rượu vào thì múa gươm đao mới linh
nghiệm. Bên đich cũng cờ giắt lưng bên ta cũng cờ giắt lưng,
đường đường quang minh chánh đại, thà là bị địch chém
chết tại trận tiền chớ không chịu bỏ chạy trước ba quân
tướng sĩ. Ước gì mấy tướng tá của mình trước khi ra trận
thì lưng nên giắt những lá cờ như vậy, để khỏi bỏ dân chúng
mà chạy lên phi cơ tàu chiến ra ngoại quốc, bỏ lại ba quân
lính tráng... ở tù hết cả chục năm trời.
Bây giờ trở lại rượu sướng hơn. Nhiều người thường thắc
mắc tại sao rượu mạnh có chữ tên là V.S.O.P hay V.S.P.
Những chữ này sẽ định giá tuổi rượu, mặc dầu lò rượu tung
ra thị trường ghi là già đến vài chục tuổi, nhưng ai tin?
Phải có một ban thẩm định viên nếm rượu quốc tế có bằng
cấp đàng hoàng. Hàng năm lễ hội người ta đến nếm và ghi
điểm vào những giấy niêm phong. Lò rượu nào mà ăn gian
thì kể như thân bại danh liệt trọn đời. Những lò có danh tửu
không thèm làm vậy, con nít nó cười. Bỏ qua vụ nếm rượu
định giá trị đi. Nói chuyện sau này.
mắc tại sao rượu mạnh có chữ tên là V.S.O.P hay V.S.P.
Những chữ này sẽ định giá tuổi rượu, mặc dầu lò rượu tung
ra thị trường ghi là già đến vài chục tuổi, nhưng ai tin?
Phải có một ban thẩm định viên nếm rượu quốc tế có bằng
cấp đàng hoàng. Hàng năm lễ hội người ta đến nếm và ghi
điểm vào những giấy niêm phong. Lò rượu nào mà ăn gian
thì kể như thân bại danh liệt trọn đời. Những lò có danh tửu
không thèm làm vậy, con nít nó cười. Bỏ qua vụ nếm rượu
định giá trị đi. Nói chuyện sau này.
Thật sự rượu mạnh có nhiều danh hiệu nghe quái dị vô cùng,
càng lên cao càng thấy ớn, chớ không phải chạy ra chợ Tàu
mà mua là xong. Tên nghe rùng rợn sau đây: Triomphe,
Veille Reserve, XO, Extra Anniversary, Cordon Blue...
được in màu vàng ngân rõ ràng của những danh tửu sau đây:
càng lên cao càng thấy ớn, chớ không phải chạy ra chợ Tàu
mà mua là xong. Tên nghe rùng rợn sau đây: Triomphe,
Veille Reserve, XO, Extra Anniversary, Cordon Blue...
được in màu vàng ngân rõ ràng của những danh tửu sau đây:
Courvoisier, Hennessy, Martel, Remy Martin, Bisquit,
Hine, Camus, Denie Mounie, Monnet, Otard, Augier,
Comandon, Delamain, Exshaw, Gautier Freres, Prunier,
Salignac..
Hine, Camus, Denie Mounie, Monnet, Otard, Augier,
Comandon, Delamain, Exshaw, Gautier Freres, Prunier,
Salignac..
Còn nếu bạn
chỉ biết lèo tèo vài tên giống như anh hàng xóm
sát vách thì đích thị anh thuộc loại đi mua rượu của mấy
tiệm ba tàu rồi. Cùng chưởng hết lấy gì làm vui? Còn dở hơn
anh nông phu miệt lục tỉnh, biết phân biệt loại rượu đế nào
tên là Bà Quẹo, rượu đế Cả Cần, Mỹ Tho hay rượu đế
hiệu 2 Cây Cầu ở Vĩnh Bình
sát vách thì đích thị anh thuộc loại đi mua rượu của mấy
tiệm ba tàu rồi. Cùng chưởng hết lấy gì làm vui? Còn dở hơn
anh nông phu miệt lục tỉnh, biết phân biệt loại rượu đế nào
tên là Bà Quẹo, rượu đế Cả Cần, Mỹ Tho hay rượu đế
hiệu 2 Cây Cầu ở Vĩnh Bình
(riêng loại rượu đế này tôi có hỏi nhà làm rượu đế danh tửu
này, hỏi đúng một tay bợm nhậu đứng xớ rớ gần đó. Anh ta
nói uống thứ rượu này xong thì một cây cầu đi không vững
té xuống sông là cái chắc, nên phải có 2 cây cầu, té cây này
còn cây kia!" Chịu phép Thày rồi).
này, hỏi đúng một tay bợm nhậu đứng xớ rớ gần đó. Anh ta
nói uống thứ rượu này xong thì một cây cầu đi không vững
té xuống sông là cái chắc, nên phải có 2 cây cầu, té cây này
còn cây kia!" Chịu phép Thày rồi).
Còn nữa nói chưa hết. Riêng tại Pháp họ kỳ thị người ngoại
quốc lắm, miệng họ cười cười vậy đó chứ họ khi dễ mình lúc
nào mình không hay cho mà coi, họ kỵ mấy anh American
trọc phú lắm.
quốc lắm, miệng họ cười cười vậy đó chứ họ khi dễ mình lúc
nào mình không hay cho mà coi, họ kỵ mấy anh American
trọc phú lắm.
Họ thường nói "Tụi Mỹ nó biết gì
miệng nhai hotdog, tay cầm
lon bia, mắt ngó trừng trừng tụi đá banh cà na football,
lâu lâu ra ngoài đường gây sự với Mỹ đen là tụi nó vui rồi".
lon bia, mắt ngó trừng trừng tụi đá banh cà na football,
lâu lâu ra ngoài đường gây sự với Mỹ đen là tụi nó vui rồi".
Họ có những loại rượu chỉ bán tại Pháp mà thôi, không có dư
để mà xuất cảng như: Jean Danflou Grande Champagne,
Madame Gaston Grand Fine Champagne, Croizet Age Inconnu
và Frapin Chateau de Fontpinot.
để mà xuất cảng như: Jean Danflou Grande Champagne,
Madame Gaston Grand Fine Champagne, Croizet Age Inconnu
và Frapin Chateau de Fontpinot.
Riêng 2 loại sau cùng
Croizet Inconnu và
Frapin Chateau de Fontpoint đều dành riêng cho chủ lò uống
riêng mà thôi, chẳng lẽ chủ lò danh tửu lại phải chạy ra ngoài
chợ mà mua rượu của mình về đãi bạn bè? Ðôi khi mừng
sinh nhật hay đứa cháu ra đời họ mới bày ra bán đấu giá
cho thiên hạ ớn chơi, mua vé vào cửa để rồi tiếc nuối ra
về vì nghe đồn có thằng cha nào điện thoại từ Madrid mua
hết cả thùng sáng nay rồi, nghe đồn là chủ hãng xe Ferrari
bên Ý ghé qua Madrid mần ăn nghe đệ tử báo cáo, hết hồn
mua cấp tốc, kẻo mấy thằng "dân ngu khu đen" mua trước
thì tức ngàn năm vương hận.
Frapin Chateau de Fontpoint đều dành riêng cho chủ lò uống
riêng mà thôi, chẳng lẽ chủ lò danh tửu lại phải chạy ra ngoài
chợ mà mua rượu của mình về đãi bạn bè? Ðôi khi mừng
sinh nhật hay đứa cháu ra đời họ mới bày ra bán đấu giá
cho thiên hạ ớn chơi, mua vé vào cửa để rồi tiếc nuối ra
về vì nghe đồn có thằng cha nào điện thoại từ Madrid mua
hết cả thùng sáng nay rồi, nghe đồn là chủ hãng xe Ferrari
bên Ý ghé qua Madrid mần ăn nghe đệ tử báo cáo, hết hồn
mua cấp tốc, kẻo mấy thằng "dân ngu khu đen" mua trước
thì tức ngàn năm vương hận.
Danh từ Age Inconnu: có nghĩa là không biết tuổi, muốn đoán
ra sao thì đoán, y như tuổi cũa mấy cô ca sĩ Saigon vậy,
lần nào hỏi em cũng nói đôi mươi cách đây gần 25 năm rồi
cũng nói... em đôi mươi. Thiệt là Age Incconnu, đừng hỏi
tuổi em là gì?
ra sao thì đoán, y như tuổi cũa mấy cô ca sĩ Saigon vậy,
lần nào hỏi em cũng nói đôi mươi cách đây gần 25 năm rồi
cũng nói... em đôi mươi. Thiệt là Age Incconnu, đừng hỏi
tuổi em là gì?
Vậy rượu Cognac là gì?
Tiếng Mỹ gọi là Brandy, tiếng Pháp gọi là Cognac.
Cognac là một loại rượu mạnh tại Pháp, vang danh thiên hạ, như bên Tàu có rượu Ngũ
gia Bì và Mai Quế Lộ. Chính rượu Mai Quế Lộ này mà tướng Quan Công chém
rớt đầu Nhan Lương Văn Xú vào một mùa đông tuyết rời miền cực Bắc nước Tàu.
Brandy là một loại rượu được cất từ rượu chát mà ra, Cognac cũng
vậy, họ dùng champagne cất ra. Xứ nào cũng có Brandy, nhưng Brandy là Brandy
còn Cognac là Cognac. Cognac tên một làng của Pháp chuyên môn cất chế ra
rượu mạnh tên làng nổi danh thành ra tên riêng luôn. Như ta có Bát
Tràng nghĩa là đồ gốm Bát Tràng (nay tại Hà Nội). Cognac nằm ở miền Nam
nước Pháp, rộng khoảng 250
ngàn acres.
Bên ngoài là biển Atlantic, còn trong thì có dòng sông Charente.
Cognac chỉ là một tỉnh lỵ nhỏ nằm trong 3 tỉnh lớn: Angousmois, Saintonage và
Aunis. Trong thời gian bị trị bởi La Mã, thì những tỉnh lỵ này ngoài sự
làm rượu nho họ còn làm muối biển rất ngon, cung cấp cho toàn vùng Châu Âu. La
Mã có tiền nhiều nhờ những công nghệ này. Riêng con sông lớn Charente là
nơi ghe xuồng tấp nập mua
bán, xuôi ngược Bắc Nam.
Nếu không nhờ một lái
buôn, người Hòa Lan gốc Ðức, tên là Den Helkenwijk thì chúng ta sẽ không có loại Cognac ngon mà uống đâu. Ông
lái rượu này chuyên mua rượu Pháp chở bằng ghe xuồng sang Hòa Lan, ngày
kia ông tính toán thấy càng chở càng lỗ vốn, thùng tônô rượu chát quá cồng
kềnh, khiêng vác tốn nhiều tiền công sức. Chẳng lẽ dẹp nghề của ông cha mình
để lại? Mà rượu chát
đỏ hay trắng toàn là nước là nước rất nhiều, tại sao mình không làm cách
nào ít nước để dễ chuyên
chở, rồi về đến bển thì pha thêm nước vào tiện lợi đôi bề. Nghĩ là làm, ông
nhờ một lò rượu tìm cách chưng rượu chát dùm ông. Dĩ nhiên chủ lò nghĩ
trong bụng: bộ cha này khùng sao đây? Nhưng cũng
nghe lời, đem thùng rượu chát đỏ mà chưng cách thủy.
Tiếng Hòa Lan gọi là Brandewijin (nghĩa là burned-wine = đốt rượu)
Thành thử ngày nay thế giới xài danh từ Brandy thì không lấy gì làm lạ.
Ðun nóng đến một nhiệt độ vừa đến 173o F (tương đương 78.3 độ C)
thì rượu chát bốc thành ethyl-alcohool. Hơi nóng được đông lạnh lại thành một chất
rượu mạnh, chính ông lái rượu và chủ lò cất rượu uống ly rượu đầu tiên thì
té chỏng gọng, ngủ khò nguyên đêm. Thức dậy cả hai lấy làm hoan hỉ vô
cùng. Nhưng muốn trở thành Brandy thì phải chưng cất thêm một lần nữa, uống vài
ly rồi thì
khà vào lò, lò phựt lửa thì thành công.
Còn Brandy tại California thì độ mạnh của rượu lấy ra được 85%
alcohol. Tại Pháp người ta dùng loại cân rượu tên là Gay-Lussac, độ ghi là 40
độ G.L nghĩa là chứa 40 % alcohool. Còn những xứ thuộc ảnh hưởng của Anh
Quốc (Great Britain) thì người ta dùng danh từ Proof, nhưng qua đến Mỹ thì
Proof được hiểu theo nghĩa khác rồi. Nói thì hơi kỳ cục,
bên Anh Quốc họ dùng chữ Proof nghĩa là rượu
mạnh đến độ nào đó, được pha thêm chút thuốc diêm sinh (loại dùng trong thuốc
súng, gốc là Sulfur) Dĩ
nhiên khi pha loại thuốc súng đó vào rượu thì xin đừng uống nghen, uống
vào chết ráng chịu. Mà họ tính đúng cân lượng của họ rồi bật diêm lên, hỗn
hợp đó nổ cái ùm...
Ðó là proof của Anh Quốc đấy. Và 100 British Proof có nghĩa là
chứa đến 57.1% alcohool. Còn qua Mỹ thì Proof họ nhồi lên gấp 2 lần. Vídụ như độ
rượu bên Pháp người ta ghi là 40 G.L thì tại Anh Quốc người ta ghi là 70
proof British, còn qua bên Mỹ thì người ta ghi là 80 proof U.S.A.
Proof hay không
proof dân nhậu không cần, mà chỉ cần uống vào một cái là thấy lửa cháy rần rần
trong người, thêm một miếng mồi nhậu, rồi
thêm một ly nữa... thì cho dù ngày mai sa địa ngục ta cũng không sợ, phải không?
Brandy khi cất xong thì chỉ có một chất lỏng trắng trong, có vị
cay vị say. Nhưng nhờ dân Cognac cất loại này trong một thùng tônô (tonneaux)
thì ra màu vàng nâu sẫm. Thùng tônô (tonneaux) này chứa được khoảng 350
lít (157 gallons). Bên Pháp nhờ một loại cây đặc biệt là cây sồi mọc
ở rừng Limousin Forest (hướng Bắc trên núi của vùng Cognac). Loại cây này
rất cao lớn, thớ gỗ rất mịn không rỉ nước, nhiều chất tannin (chất đăng
đắng của cây). Chính chất này tạo hương vị của Cognac mà không nơi nào trên thế giới
làm được.
Muốn dùng cây này phải
lựa cây thọ đến 100 tuổi sắp lên cây mới
xử dụng được, trước đó cây còn non, thì hương rượu vị cognac cũng còn
non tay luôn. Khi cây Limousine Oak này hạ xuống thì phải có thợ chuyên
đóng thùng tônô (tonneaux) bắt tay vào việc mới được. Họ cưa ra từng miếng
dọc dài hình chữ nhựt, chất ra ngoài sân có chút bóng mát, vì quá nắng cây
sẽ nứt rạn ra. Ðể chừng khoảng 3 năm mưa nắng thì xài được rồi, từ đó họ mới đóng thùng tônô để bán cho lò rượu. Hãng đóng
thùng tônô nổi tiếng tại làng Taransaud thường
mở lớp dạy học trò chuyên môn đóng thùng rượu mà làm sinh kế. Học khoảng trên 4
năm thì hạ sơn được rồi. Khi bạn ghé đến lò rượu Cognac thì đừng quên ghé
đến làng Taransaud này.
Nhiều lò rượu danh tửu như Camus hay Delamain thường thích chứa
rượu trong thùng tônô cũ mua lại, vì sẽ làm mùi rượu thơm hơn thùng mới toanh.
Mỗi loại Cognac làm ra cho một mùa nho, thường thường người ta
chứa trong một hầm sâu, gọi là Chais. Lý do sâu dưới đất thì không khí không bị
thay đổi nhiều như trên mặt đất, càng sâu càng tốt, dưới sâu thì không khí
oxygen không nhiều, không làm cho rượu chua, như vậy mới tốt cho rượu. Rồi
người ta đóng số, và năm cất dưới hầm. Rồi chờ vài chục năm thì khui hầm ra
bán, mỗi hầm rượu bán ra thì con cháu 3 đời ăn không hết số tiền lời đó. Cho dù
thùng kín đến mấy, không một giọt nào chảy ra được, nhưng khi khui ra thì rượu
đã mất từ 3 đến 4 % trong lượng thể tích, mà chủ lò
thường nhún vai gọi là phần của Thiên Thần giữ cữa "à la part des
anges".
Như vậy toàn tỉnh Cognac hàng năm Thiên Thần đã nhậu mất lên đến
khoảng 15 triệu chai lít. Xuống những hầm rượu sâu thấy vách tường đá có những
lớp rêu đen nghịt bởi nấm fungus (khoa học gọi là: Torula compniacensis
fungus). Ðó là bằng chứng rượu được thiên nhiên thời gian nhúng tay vào.
Khoảng 5 năm đầu tiên trong thùng tônô chất tannin của cây sồi tác
dụng với chất acid của cognac rượu, rồi giảm lần lần theo thời gian. Sau 5 năm
nữa thì màu vàng nhạt sẽ biến thành màu vàng hổ phách,
thì vị chi rượu đã 10 tuổi rồi. Nhưng không phải để quá lâu, nếu
để quá lâu thì coi chừng Thiên Thần nhậu sạch bách chỉ còn thùng không mà thôi.
Nhưng tại sao chai rượu Cognac lại ghi 50 năm tuổi thọ?
Là vì họ chờ đến năm thứ
10 thì họ khui thùng tônô rồi sớt ra chai cất vào chỗ khác. Nếu không cất vào
chai thì nước rượu trong thùng này uống như nước đ... ngựa vậy, khai rình. Có
chuyện đánh lộn là cái chắc.
CÁCH MUA RƯỢU VÀ ÐÁNH GIÁ RƯỢU BIẾU:
Danh hạng rượu:
3 Stars (***) (đôi khi ghi là V.S): là loại rượu trẻ non tay nhất. Nhưng được
tiêu thụ nhiều nhất, đem lợi
nhuận nhiều nhất, vì giá phổ thông cho dân ghiền, bạn bè nhiều đếm
không hết thì nên mua loại này mà
mời tụi nó lại nhậu. Tụi nó cũng vui rồi. Tuổi rượu từ 3 đến 5
tuổi.
V.S.O.P (Very Special Old Pale): Có người cho là Very Special Old
Product gọi như vậy không đúng sách vở.
Mà cũng không phải chữ
Pale là mặt xanh lè của những tay ghiền rượu khi đụng thứ quá mắt tiền, mua thì
hết tiền mà không mua thì lại tiếc. Pale đây là màu lợt của màu rượu thứ hảo hạng.
Uống vào thấy khoái
cả cần cổ. Nó ngọt như mía lùi vậy. Dân có treo cờ sau lưng
"Nam hảo tửu như kỳ hữu ... phong" rất khoái bợ chai này về nhà mà
... ngó ngày lẫn đêm. Tuổi già của nó từ 7 tuổi đến 10 tuổi đời.
Napoleon: là loại Hoàng đế, Ngài Ngự của những lò làm rượu. Chủ lò nâng
niu loại này nhất. Ðây là con gà quý dùng để cáp độ với chư hầu ngoại bang đây
. Ðược khen thua cũng là loại này. Danh từ Napoleon
thật sự không ăn nhậu gì đến tên của Hoàng Ðế Pháp đâu. Hoàng Ðế
Pháp Napoleon là dân đau bao tử mà, không thấy ông lúc nào cũng thọt tay vào rờ
bao tử hay sao? Dân đau bao tử làm sao nhậu được?
Chữ Napoleon được in
long trọng kế cần cổ chai rượu. Còn những loại rượu nào mà in nguyên cái hình
Hoàng Ðế Napoleon đầu đội nón vành như nón cối vậy thì là thứ giả, họ in hình
Napoleon để cho "dân ngu khu đen" đem về hù vợ con mà thôi. Chớ gặp
tay nhậu 6, 7 sao cần cổ rồi sau ót nó cười chạy không kịp. In hình là trật
sách vở rồi.
Thật sự có nhiều lò rượu không thèm dùng chữ Napoleon làm chi mà
họ xài danh từ Cordon Blue cũng đủ bảnh rồi.
Cordon Blue: tương tự như chữ Napoleon vậy. Lò Martell hay Bras d'Or của lò
Hennessy hay lò Monnet chọn chữ Anniversary nghe lạ tai hơn. Ðặc
biệt lò Poli Gnac xài danh từ nghe ứa gan cho "dân ngu khu đen" là
"Reserve
Prince Hubert".
Dân nhậu thường hỏi
nhau là: "Hubert" là thằng cha nào vậy? Vua xứ nào vậy cà? Bộ nó biết
uống rượu. Còn mình chỉ biết uống sữa bò hay sao? Mua hết đem về cho nó biết
tay mình.
Extra, hay Extra Veiile hay Grande Reserve: Ðây mới là thứ quý
của trần gian hoa lệ. Nhiều người nghe nói
đến chứ chưa thấy bao giờ huống chi được rờ nó. Kẻ viết bài này nghe đâu đây có
vài người trên
trần gian này có được
mà thôi, hình như họ chết chôn theo nó rồi không chừng. Tuổi già của nó sơ sơ
là 45 tuổi sắp lên. Nghe đồn tín đồ hảo tửu phải đến thánh địa mỗi năm vài lần
để chủ lò quen mặt rồi mới
chui xuống hầm đem lên
bán cho tín đồ làm phước. Dĩ nhiên tín đồ thỉnh nó đem về thì nghèo gần chết
luôn.
Rồi mua về loại rượu cực
quý trần gian này để đem vào tủ kính trưng nó một cách trịnh trọng.
Mỗi lần ăn cơm xong,
chạy lên ngó nó rồi mới chịu đi ngủ ngon. Ðể rồi vào một đêm tối trời nào đó
thằng con cưng độc nhất trong nhà chạy dỡn như ma đuổi, chạy đến tủ kính... đổ
một cái ầm chai rượu thờ bể theo thì tín đồ ghiền rượu đó kể như từ rày về sau
gặp rượu nào ngon cách mấy uống vào cũng như nước ốc luộc vậy. Ðúng là thần
kinh thương nhớ mà mang bệnh tâm thần luôn.
Nhằm bảo vệ thanh danh nước Pháp về rượu Cognac không bị những con
buôn lưu manh làm mất mặt danh tửu, nên nước Pháp năm 1921 ra một luật lệ rất
nghiêm khắc trừng phạt nặng những chủ lò mất lương tâm pha chế rượu tầm bậy tầm
bạ. Không được phép pha thêm chất caramen (nước đường thắng màu vàng nâu) vào
rượu để nhìn tưởng rượu lâu tuổi, khi khui hầm rượu không được quyền sửa đổi
năm sanh tháng đẻ của rượu, nghĩa là không được tráo giấy khai sanh.
Khi vào chai dán nhãn thì phải đúng tuổi tác của rượu, nếu gian
lận thì bị mất môn bài vĩnh viễn. Nhưng từ trước tới nay những danh tửu của
những lò vang danh thiên hạ chưa bao giờ làm chuyện này, vì họ quá giàu rồi,
nhiều khi họ không muốn bán rượu ngon của họ nữa mà nhượng lại cho bạn bè hay
những đại danh nhân nước Pháp mà thôi.
Tại Anh Quốc người ta thường uống rượu trung bình (như 3 sao chẳng
hạn, 3 stars) họ pha thêm soda cho bớt tốn rượu, đó là loại V.S khoảng 3 tuổi
thâm niên. Còn loại V.S.O.P chỉ cần một ly rất nhỏ là đủ hương vị thơm ngon của
đất trời tụ vào, chất ấm của lửa, chất lạnh của hầm sâu, thâm niên công vụ vài
chục năm làm cho rượu không còn vẻ loắt choắc con nít như V.S nữa.
Chất này không thể
dùng ly cối hay tô đá được. Loại ly cối hay tô đá là dành cho tụi "lông
nách một nạm, trà tàu một hơi", loại phó thường dân uống trà kiểu ngưu ẩm
(ngưu ẩm là uống ồng ộc như trâu rừng vậy).
Loại rượu này chỉ được rót trong cái ly chân dài có bụng nhỏ như
trứng ngỗng vậy. Nhờ sức ấm của lòng bàn tay sốc
sốc rượu vài lần trong ly, rồi vừa chiêu một ngụm nhỏ và hít một
hơi nhẹ của mùi rượu vào phổi đễ thấm vào tứ chi. Còn rượu chảy vào trong ruột
ấm thấm vào đầu mình tay chân.
Thử nhìn tay sành đời về
rượu uống thì biết rồi so sánh với một tay chuyên môn uống sữa bò. Gương mặt
hai anh này khác nhau xa, tương tự như một gương mặt của tay anh hùng Kinh Kha,
còn gương mặt kia là của anh... cả đần, tối ngày ... sờ vú mẹ.
Dân Mỹ mặc dầu mua
rượu nhiều nhất của Pháp, nhưng vẫn không được Pháp trọng vọng, thử nhìn hình
quảng cáo từ bên Mỹ về rượu ngon của Pháp thì biết. Một tay chủ ngân hàng bụng
bự sói đầu, tay cầm ly rượu to bự Cognac V.S.O.P còn tay kia cầm điếu xì gà
bằng bắp vế gà lôi, như vậy giống như anh chàng Al Copone rồi còn gì? Rượu ta
làm cực khổ hết sức, dành để cho Công, Hầu, Bá, Tử, Nam chứ đâu để cho dân ăn
cướp mà dòng họ tên Don Corleon, Maraconi uống xong rồi đi ăn cướp? Mất uy hết
rồi còn gì?
Bạn còn nhớ vào năm 1960
Pháp và Mỹ có một trận giặc mà sử sách gọi là "Chicken War" (gọi là
gà mái chiến tranh). Chiến tranh xong rồi thì biết bao nhiêu dân nhậu bỏ mạng
vì nó? Gà Mỹ rất rẻ và to con được nhập ào ào vào Pháp tuy thịt không ngon
nhưng dân nghèo rất no bụng. Nhìn thử con gà Pháp thì biết nhỏ con, gọn ghẽ
(poule de lux). Còn nhìn con gà Mỹ thấy mất hứng liền, to con sồ xề mà du côn
nữa. Nhưng nhờ rẻ quá, gà Mỹ đánh bại gà Pháp. Chợ nào cũng thấy gà Mỹ bày bán
rần rần, quá rẻ. Nông dân nuôi gà Pháp biểu tình phản đối gà Mỹ làm cho trại họ
thua lỗ sặc gạch. Chính phủ Pháp liền nhúng tay vào, đánh thuế gấp đôi gà ngoại
nhập. Mỹ thua lấy làm nóng mũi liền đánh vào rượu Pháp nên Trâu Bò hút nhau...
dân nhậu chết ngắt,
không rượu, không gà,
không bia, chết sướng hơn...
Lò Rượu Cognac :
Không có chữ A đầu tiên, chữ A là để cho dân nhậu xỉn gần quắt cần
câu rồi, nên lò rượu Pháp kỵ chữ A xếp đầu.
BISQUIT DUBOUCHE:
Tại Janac vào thời kỳ vua Napoleon thua trận . Lập năm 1819 , nó
là một trong Tứ Ðại Thiên Vương làng rượu. Số lượng sản xuất khá nhiều và ngon.
Có 3 hầm rượu chứa đến 20 triệu gallons rượu này.
Năm 1966 chủ lò đành phải chịu thua với số tiền chất đầy sân của
nhà Ricard (nhà chuyên rượu ngọt danh tiếng), nên giao lò cho đại công ty này.
Có 3 hạng trong kho được ghi như sau: 3 Stars, V.S, rồi V.S.O.P kế đó là Napoleon, rồi Fine Champagne, sau đó là Extra Vieille. Nhưng trần thế ít khi
gặp loại Extra Vieille, chỉ thường thấy loại Napoleon mà thôi. Nhưng mua loại Napoleon thì uống hết chai mình cũng buồn y
như Ðại Ðế Napoleon, người buồn vì mất nước, người buồn vì hết tiền mua chai
nữa!
CAMUS:
Trước đó là do nhóm hùn hạp với nhau tên là "La Grande
Marque" lập từ năm 1863 cho đến 1930 thì đổi tên là Camus. Bán mạnh qua
những xứ Ðông Âu như Anh quốc và Nga. Cầm đầu tổ hợp này là dòng họ Jean
Batiste Camus. Họ có nhiều lâu đài đẹp như chuyện thần tiên vậy, có rừng thông
xanh mát, và nhiều hồ rộng lớn để hàng năm ngỗng trời về đây nghỉ mát chơi nghe
thử tên là biết: Chateau du Plessis, Chateau d'Uffaut. Lịch treo tường phong
cảnh thường chụp lâu đài này hoài.
Lò này mỗi năm tung ra trần gian trên 8 triệu chai Cognac mang
tên Camus.
Cũng đánh hạng rượu như trên là: 3 Stars, V.S, V.S.O.P rồi Napoleon. Nhưng vào năm 1963 họ
tung ra một loại rượu quý đánh giá 100 năm lập quốc của triều đình Camus tên
là Celebration. Ðắt tiền nhất hạng
tên là Hors
d'Age hay Reserve Extra Vieille, chỉ xuất hiện quanh
vùng Cognac, Paris chưa thấy bóng dáng nó huống chi Los Angeles hay New York.
Ðây xứng đáng danh hiệu là Liệt Lão Anh Hùng còn tụi Nhóc Con đừng rớ tới
nghen?
Còn một loại mà ta gọi là: Ðại Lão Cái Thế Anh Hùng mang phù hiệu
cái thế quần hùng là: Chateau D Uffaut Grande Fine Cognac. Hàng năm chủ lò Camus
chỉ tung ra trần gian hạ giới độ 2000 chai mà thôi, mà trong khi đó đã có trên
10 ngàn người xếp hàng rồi, thì làm sao tới bạn.
Ðặc biệt chủ lò không
nhận bán qua điện thoại và không bán nguyên thùng, chỉ bán lẻ từng chai mà
thôi, như vậy trọc phú ngân hàng Mỹ Quốc hay chúa trùm Mafia cũng chịu thua
luôn, còn muốn thì cho đệ tử đứng xếp hàng cả ngày như bên Xã Hội Chủ Nghĩa bên
Nga dạo nào thì cứ việc.
Nhưng chủ lò vẫn dấu
tuyệt chiêu trấn sơn ngự thủy mang tên là: Chateau
Plessis Extra Fine cần cổ màu vàng chói.
Chủ lò dùng để biếu tặng những vị nguyên thủ quốc gia lên núi thăm lò Camus.
Chai này được đánh số thứ tự khi ra khỏi trấn sơn ngự thủy lâu đài Camus. Họ đã
cho 1 chai cho Hitler vì nếu không cho bị ăn bom là cái chắc, họ cho Tổng thống
Charles de Gaulle khi Paris được giải phóng, còn anh hùng Thế Chiến Tướng 4 sao
Eiseinhower được họ tặng chai Chateau
d'Uffaut Extra Fine mà thôi, Tây già
mũi lỏ khôn thiệt.
COURVOISIER:
Ðặc biệt hãng này không có ruộng nho và cũng không có hầm riêng
chứa rượu nho của mình, nhưng công ty này hàng năm lại bán đến 25 triệu chai
courvoisier. Lập ra năm 1899 họ nổi tiếng nhờ mua trữ những hầm rượu mới khui
hầm ra, rồi mua thêm những hầm rượu ngon khác mà đem về pha chế theo cách riêng
của họ.
Ðúng ra là năm 1790, Mr.
Courvoirsier là lái buôn rượu, ông mua từ những hầm rượu rồi bán lẻ ra thị
trường từng chai một. Nhưng đến lúc nào đó thị trường quá nhiều rượu nên hãng ông
bị chậm lại, rượu ngon thì quá đắt bình dân mua không nổi, còn rượu dỡ thì quá
nhiều bán không lời, cho nên Mr. Courvoirsier nghĩ ra cách riêng của mình. Ông
mua những hầm rượu đắt tiền, rồi pha trộn với những rượu rẻ tiền thành ra một
loại rượu của ông đứng vào hạng B gần hạng A, nhưng bán rất nhiều, ngon hơn
rượu dỡ, lời quá mong ước.
Làm giàu rồi thì khoái
quen lớn, lúc đó Mr. Courvoisier cứ nằng nặc mình là bạn thân của Vua Napoleon
lúc còn trẻ khi Napoleon làm Trung úy Pháo Binh. Không hiểu lúc đó Napoleon có
biết uống rượu hay không đây? Chẳng lẽ ra đảo St Helene mà hỏi đại đế Napoleon?
Dân Pháp rất thích quen những tay to mặt lớn cho nó oai, đình đám rượu chè liên
miên nó mới khoái.
Công ty Courvoirsier đến
năm 1900 bán cho gia đình cự phú Simon bên Anh (chuyên môn rượu nặng), rồi đến
năm 1960 thì lọt vào dòng họ Canada chuyên về rượu mạnh là họ Hiram Walker, trứ
danh Johnny Walker nhãn đỏ hay nhãn đen (mà dân Saigon thường gọi là thằng
Johnny đi bộ. Ði xe hơi mà uống rượu thì tù là cái chắc, đi bộ chắc ăn hơn).
Courvoirsier đánh thứ hạng là: 3 Stars, V.S.O.P, rồi đến Napoleon, cao cấp nhất là Extra Vieille.
DELAMAIN:
Do gia đình De la Main, người Anh gốc Pháp. Sir William Delamain
được phong tước là Marshall of Dublin (bên Anh), đất đai rộng vô cùng. Ngày kia
đời cháu giàu có về Pháp vinh quy bái tổ, năm 1759 lập ra hãng rượu để hưởng
nhàn và phong lưu tột bực. Năm 1824 đổi thành tên là Roullet & Dalamain.
Năm 1935 cháu chắt là Robert Delamain lập ra một từ điển nói về Cognac, cách
phân loại ... mà những bợm nhậu biết đọc biết viết nên có để khỏi mua lầm rượu
Chợ Lớn.
Delamain xếp hạng rượu của mình: 3 Stars, Liquid Gold, V.S.O.P, Long Drink Filano (dân nhậu nghe
chữ Long Drink là khoái rồi vì nhậu tới sáng bò càng về nhà mới sướng), cao cấp
nữa là Pale
and Dry Grande Delamain (30 tuổi), cao nữa là Vesper Tres Vieille, rồi tột cùng là Tres Vieux Cognac de
Grande Delamain (không hiểu bao nhiêu tuổi đời đây?).
HENNESSY:
Cánh tay sắt cầm búa rìu tung hoành thiên hạ, chưa gặp đối thủ vừa
ý. Một trong Tứ Ðại Thiên Vương trong thiên triều hảo từu. Gốc người Anh, Sir
Corkman Richard Hennessy, năm 1865, rời Anh đem một gia sàn kết sù lập lò rượu
cho bạn bè mình uống cho phỉ chí bình sanh. Ngày nay hãng rượu hạng trung MOET
và CHANDON xin gia nhập đại bang Hennessy. Tích sản công ty tự phụ là có đến
200 ngàn thùng tônnô (toneaux) (tương đương 60 triệu chai). Dân Mỹ lại khoái
hiệu này, nên hơn 4/5 được xuất cảng sang Hoa Kỳ. Nhưng đặc biệt hãng này lại
có nơi chuyên làm thùng tônô bằng gỗ limousine oak cho những lò cognac nổi danh
tại Cognac xứ Pháp.
Danh hạng như sau: Bras Arme (Cánh tay Bạc = tương đương 3 Stars),
loại VSOP, loại Bras d'Or (cánh tay Vàng =
tương đương VS) Mỹ rất thích loại này. Loại X.O có mùi thơm nhẹ như bông trái plum (đào
tím) (tương đương VSOP). Còn loại Extra ít khi thấy tại thị trường lưu linh bên
Mỹ, bên Pháp còn ít nói chi Mỹ. Hennessy thu lợi nhiều
nhờ bán ra Hoa Kỳ, nhưng họ không xem trọng Hoa Kỳ, họ cho là dân thuộc loại
ngưu ẩm hay thứ người "lông nách một nạm, trà tàu một hơi" đó hay
sao?
HINE:
Do Thomas Hine làm chủ gốc người Anh, trước đó anh làm nhân công
cho lò rượu Ranson & Delamain (năm 1792). Nhờ cần cù và đẹp trai như Ăng Lê
nên con gái độc nhất chủ lò rượu Delamain phải lòng. Cha vợ chia một phần lò
rượu cho con rể, năm 1817 lò này mang tên Thomas Hine. Anh phò mã này thêm một
mớ công thức riêng nên chất rượu khác lò chánh và ngon hơn. Năm 1971 công ty
Anh mua mất theo stock thị trường. Lò Hine này không có vườn nho riêng, nhưng
họ mua về trữ những lò khác bán tống bán tháo, rồi pha trộn và thêm công thức
riêng. Hàng năm lò náy bán đến trên 2 triệu chai. Mỹ bợ về nhà hết 90 %.
Danh hạng gồm: 3 Stars (bán tại Pháp và Anh, nhưng sang Hoa Kỳ
thì đôi tên ra Sceptre, không có VS, còn VSOP không bán tại Hoa Kỳ bao giờ. Tại sao? Bù
lại họ bán riêng cho Mỹ loại VSOP Fine Champagne không bán tại Âu
Châu, loại Antique Vieille Fine Cognac bán tại Pháp không tại Anh Quốc, còn qua
bên Mỹ họ cho thêm Triomphe Grande Cognac. Loại cực hiếm bán tại tỉnh Cognac là
loại Tres
Vieille Grande Cognac không bán trên Paris.
Dân ghiền muốn có phải
thường xuyên đọc báo tỉnh Cognac, rồi sớm hôm sớm mai âm thầm khăn gói về quê
Cognac đừng nói cho bạn bè biết, nhưng cũng lỡ chuyến đò vì dân quê Cognac xếp
hàng từ hôm trước rồi, trễ thì đợi năm sau vậy.
MARTELL:
Ðây là dân Việt nam khoái nhất, vì Pháp đô hộ đem qua, tàu bè
chuyên chở cả tháng nên phải mua rượu rẻ bán cho An Nam mới có lời, trước đó
thì uống rượu đế hay rượu Tàu Mai Quế Lộ là mừng rồi. Lập năm 1715 vẫn cha
truyền con nối, không được bán hãng cho tụi Anh và tụi Mỹ nghen. Di chúc vẫn
còn ghi rõ ràng vậy. Ðến nay là đời thứ 9 rồi, phẩm chất ngon hơn Hennessy.
Dòng họ này chăm sóc
cẩn thận từng gốc cây nho của đồi nho trùng điệp miền Nam nước Pháp, làm chủ
một phần rừng núi cây sồi limousine oak để đóng thùng, họ rất kỵ thuốc sát
trùng phun lên cây nho. Vài năm trước nghe lời xúi dại của Hoa Kỳ mà phun loại
thuốc trừ sâu mới chế thay thế DDT, làm họ đổ xuống sông gần 2 triệu lít. Lúc
đó... Hà Bá say gần chết. Nho có mùi thuốc sát trùng, dân nhậu đâu có ngu họ có
lỗ mũi thính nhất trần gian.
Lúc đồng minh HoaKỳ còn
ở VN, nhiều PX của Mỹ mua loại này bán cho GI Mỹ rất nhiều, GI mua ra và bán
lại cho dân nhậu Saigon. Mấy anh Ba Tàu ChợLớn cũng sản xuất được rượu Martell,
nhưng chất nước thì nghe câu chuyện sau đây: Anh lính Mỹ được vợ Việt giới
thiệu có 5 thùng Martell mới thảy xuống từ kho 5 bến tàu, trời ơi, giá sao mà
rẻ quá. Ðồ ăn cắp mà. Xĩa đô la đỏ ra không cần thối lại. Ðãi khách thì đông
phải biết. Khách khứa tới rần rần, cười nói như bắp rang, uống vào một hớp rượu
Martell, khách phun ra pheò phèo. Móc súng đòi bắn chủ nhà, rượu gì mà khai
quá, hình như tụi nó lấy nước đ... ngựa đổ vào cho cùng màu, cho đỡ pha thuốc
màu. Võ trái cây măng cục cũng màu vàng tương tự như vậy nhưng rất khai, khách
không giận sao được?
Danh hạng rượu: Dry Pale (bán tại Anh), VS tương đương 3
Stars, cao hơn là Medaillon VSOP bán cho nhà hàng loại cao cấp Paris, loại Cordon Blue, loại này nếu mua về
thì cất riêng trong tủ hay che lại, vì mấy thằng bạn quen nó thường uống rượu
như uống nước lạnh vậy, rất uổng, cho nó uống thứ VS đủ rồi, còn mình
uống Cordon
Blue một
mình khi trăng lên thì sướng biết mấy. Còn Cordon d'Argent chỉ xuất hiện
quanh thủ đô Paris mà thôi (tuổi trên 35). Còn Extra Vieille Martell thì chỉ có thượng
lưu quý tộc được phép mua từ lò Martell mà thôi (tuổi không dưới 45). Còn muốn
có loại trên 50 năm thì vô làm rể lò Martell đi.
OTARD:
Không hãng làm rượu nào lâu đời bằng công ty này. Lập năm 1494
trước đó chỉ dành cho nhà thờ và giáo sĩ cao cấp trong Giáo Hội Thiên Chúa. Mấy vị Giáo Hoàng rất thích loại rượu nho của hãng này, vì
những ruộng nho năm nào cũng được mấy giám mục thành Balê đến ban phép lành,
uống vào lên thiên đàng là cái chắc.
Năm 1795 thì bá tước
Baron Otard hậu duệ với vua Stuart King James II bên Anh quốc, nên nhớ lúc đó
ảnh hưởng quyền lực triều đình Anh quốc rất mạnh lên nước Pháp. Họ có nhiều hạm
đội hùng mạnh nhất thế giới, còn Pháp có nhiều ruộng nho nhất thế giới. Vua
King James II bị truất phế bởi vua William of Orange vào năm 1690. Ðại gia đình
quý tộc Ramford có cổ phần trong lò rượu này. Thật sự Otard bán rất mạnh tại Ấn
Ðộ rồi lan qua Viễn Ðông (Anh chiếm Ấn Ðộ trước rồi Pháp sau).
Xếp hạng: Stars, VS bán mạnh tại Mỹ, loại Baron Otard VSOP Fine Cognac dành cho đơn đặt hàng 5
năm trước đó, trả tiền trước tính sau. Loại Prince de Cognac tuổi trên 25 năm,
dân mua thường lái xe Roll-Royce xếp hàng chờ đầy núi đồi của lâu đài này.
Loại Charles
X chỉ
thấy trình bày tại hội chợ triễn lãm rượu quốc tế, không ghi giá bán thì đừng
thắc mắc ai biết trả lời. Lính canh gác chai này rất kỹ trong lúc chợ phiên, sợ
tay ma men nào làm ẩu thì sao?
REMY MARTIN:
Ðây là thứ dữ trong làng rượu, thuộc một trong Tứ Ðại Thiên Vương
không thua gì Martell quốc hồn quốc túy rặt giống dòng Gaulois Pháp . Lập năm
1724, hiện nay do 2 đại gia kiểm soát: Max Cointreaux (hãng làm rượu mùi có
tiếng nhất của Pháp) và Martin Remy G. Remy Martin không có nhãn 3 Stars, nhưng
ra liền VSOP (đúng trên 5 năm). Hàng năm bán trên 8 triệu chai, dân Giao
Chỉ và mấy công chức đời Pháp tại Saigon rất thích nhậu với tôm càng xanh nhảy
lói xói nướng trên than hồng rồi chết luôn cũng không ân hận gì trần thế đầy
giả dối ô trược.
Hạng Lancet d'Or (Mỹ mua nhiều), loại Grande Reserve bán tại siêu thị phi
trường quốc tế miễn thuế nhập nội, mỗi người được 1 chai thôi, loại Vieille Reserve bán tại bar rượu
hạng sang, loại Age Inconnu (đừng hỏi tuổi mà chi, không biết đâu) không bán mà tặng cho
những chiến sĩ có công cho đất Pháp? Chắc công uống rượu quá? Napoleon và Fine Cognac nếu được uống một
ly là bệnh gì cũng khỏi chĩ trừ bệnh "ghiền" không trị được mà thôi,
loại Lancet
d'Or Grande Cognac nghe như huyền thoại của dân Gaulois? Loại chót Louis XII Grande Cognac (tuổi không dưới
25) được đãi trong những yến tiệc quốc khách.
Vua Ả Rập, tuy kinh
Koran cấm uống rượu, nhưng thích mua tặng cho đại sứ quen của Ả Rập, còn dư cất
trong tủ sắt chung với hột xoàn lớn nhất nhì thế giới.
Còn lại những lò nhỏ sau đây : A.E d'Or, M. Rangeau, Augier,
Brillet, Comandon, Exshaw, Gaston de Lagrande, Marnier Lapostelle, P . Frapin.
Những lò này nếu bạn thiếu một vài chai rượu cũng không đáng lo lắm.
Dân Anh thích uống nhiều hơn dân Mỹ, vì Anh mua gần hết rồi làm sao
đến New York hay Los Angeles được? Năm 1838 dòng họ lập ra công ty
xuất nhập rượu rồi lập lò rượu luôn. Hàng năm họ bán trên 2 triệu chai.
Danh hạng gồm: 3 Stars, Gold Leaf, VSOP, Vieille Cognac, cao cấp
là Grande Reserve Edouard VII để tưỡng niệm vua Anh
King Edward VII
lên ngôi từ năm 1901 - 1910, đẳng cấp cao nhất là:
Grande Champagne Extra, chưa thấy tung ra ngoài trần gian từ hơn
25 năm nay (1972).
đến New York hay Los Angeles được? Năm 1838 dòng họ lập ra công ty
xuất nhập rượu rồi lập lò rượu luôn. Hàng năm họ bán trên 2 triệu chai.
Danh hạng gồm: 3 Stars, Gold Leaf, VSOP, Vieille Cognac, cao cấp
là Grande Reserve Edouard VII để tưỡng niệm vua Anh
King Edward VII
lên ngôi từ năm 1901 - 1910, đẳng cấp cao nhất là:
Grande Champagne Extra, chưa thấy tung ra ngoài trần gian từ hơn
25 năm nay (1972).
MONNET:
Do công ty hỗn hợp bởi nhóm ruộng nho và 3 lò rượu hạng trung, vì
năm đó nho trúng mùa nhưng không ai chịu mua nho làm rượu, vì quá
nhiều, nên 3 chủ lò rượu thấy thế hợp nhau mà ký hợp dồng tương trợ
với nhau, nếu lúc nho hiếm thì 3 lò này phải được ưu tiên có nho trước
thiên hạ. Năm đó là năm 1838. Bán rất mạnh tại Thụy Ðiển, đôi khi thấy
rãi rác một vài tiệm rượu ở New York. Nhưng thùng đựng rượu thay vì
dùng cây sồi tại rừng limousine, họ dùng cây sồi tại rừng Troncais.
năm đó nho trúng mùa nhưng không ai chịu mua nho làm rượu, vì quá
nhiều, nên 3 chủ lò rượu thấy thế hợp nhau mà ký hợp dồng tương trợ
với nhau, nếu lúc nho hiếm thì 3 lò này phải được ưu tiên có nho trước
thiên hạ. Năm đó là năm 1838. Bán rất mạnh tại Thụy Ðiển, đôi khi thấy
rãi rác một vài tiệm rượu ở New York. Nhưng thùng đựng rượu thay vì
dùng cây sồi tại rừng limousine, họ dùng cây sồi tại rừng Troncais.
Xếp hạng: 3 Stars (qua Mỹ đổi tên là Regal). Kế đó là VSOP (khá ngon).
Loại Anni-Versaire Fine Cognac thì kể như quỷ kiến sầu, quỷ uống vô
cũng sầu bi lập tức. Còn loại này mà nếu Hoàng đế Napoleon còn sống
cũng mặt rồng hoan hĩ vô cùng tận, tên là Josephine Tres Vieille
Fine Cognac, tên nào cũng thấy ngon hết, nào là Josephine, nào là
Tres Vieille, nào là Fine, uống một ngụm nhỏ rồi mai lên pháp trường
vĩnh biệt cũng OK.
Loại Anni-Versaire Fine Cognac thì kể như quỷ kiến sầu, quỷ uống vô
cũng sầu bi lập tức. Còn loại này mà nếu Hoàng đế Napoleon còn sống
cũng mặt rồng hoan hĩ vô cùng tận, tên là Josephine Tres Vieille
Fine Cognac, tên nào cũng thấy ngon hết, nào là Josephine, nào là
Tres Vieille, nào là Fine, uống một ngụm nhỏ rồi mai lên pháp trường
vĩnh biệt cũng OK.
POLIGNAC-UNIOOP:
Nội nghe tên cũng thấy nực rồi hai chữ oop oop y chang như mấy tay
bợm nhậu ợ ợ vì hơi rượu quá nhiều trong bụng. Ðọc âm thanh đúng
dân nhậu là: Poli ợ ợ nhắc ợ ợ uni ợ ợï ... oop ... oop mới đúng. Lúc đó
xỉn quá trời sầu đất thảm rồi, nhướng mắt hết lên rồi, đọc cà lăm là
cái chắc. Thật sự tên nó oai lắm: The Union Cooperative de
Viticulteurs Charentais (UNIOOP) lập năm 1929.
bợm nhậu ợ ợ vì hơi rượu quá nhiều trong bụng. Ðọc âm thanh đúng
dân nhậu là: Poli ợ ợ nhắc ợ ợ uni ợ ợï ... oop ... oop mới đúng. Lúc đó
xỉn quá trời sầu đất thảm rồi, nhướng mắt hết lên rồi, đọc cà lăm là
cái chắc. Thật sự tên nó oai lắm: The Union Cooperative de
Viticulteurs Charentais (UNIOOP) lập năm 1929.
Nó rất mạnh, không ngon lắm nhưng rất rẻ ngang rượu đế
Bà Quẹo vậy, nên dân nhậu nghèo tiền nghèo bạc cũng ủng hộ lắm,
tương tự như tôm hùm rất ngon nhưng không có tiền ăn tép cũng
được rồi. Năm 1949 hoàng tử không ngai Prince Hubert de Polognac,
thuộc họ gia đình vương giả Le Puy (bên Pháp). Còn nhớ giặc cờ đen
giết ai không? một trong những hoàng tử họ Le Puy đó, ai biểu không
ở Pháp mà uống ruợu mà lặn lội qua Hà Nội làm gì? Lúc đó
Hà Nội đâu có 36 phố phường? Giặc cờ đen xơi tái là phải rồi,
tại Ô Cầu Giấy đấy. Nhờ "dân ngu khu đen" nghèo mà ham
uống rượu nên hãng này chiếm gần 10% thị trường Pháp.
Năm 1969 bán lên đến 2 triệu chai hơn.
Bà Quẹo vậy, nên dân nhậu nghèo tiền nghèo bạc cũng ủng hộ lắm,
tương tự như tôm hùm rất ngon nhưng không có tiền ăn tép cũng
được rồi. Năm 1949 hoàng tử không ngai Prince Hubert de Polognac,
thuộc họ gia đình vương giả Le Puy (bên Pháp). Còn nhớ giặc cờ đen
giết ai không? một trong những hoàng tử họ Le Puy đó, ai biểu không
ở Pháp mà uống ruợu mà lặn lội qua Hà Nội làm gì? Lúc đó
Hà Nội đâu có 36 phố phường? Giặc cờ đen xơi tái là phải rồi,
tại Ô Cầu Giấy đấy. Nhờ "dân ngu khu đen" nghèo mà ham
uống rượu nên hãng này chiếm gần 10% thị trường Pháp.
Năm 1969 bán lên đến 2 triệu chai hơn.
Danh hạng: 3 Stars bán khắp hang cùng ngõ hẽm, loại VS tầm thường
nhưng mang tên là Courone, loại VSOP Fine Cognac uống cũng tàm tạm,
loại cao cấp nhất là Dynaste Grande Fine Cognac bán rất hạn chế
tại Pháp, bùa hộ mạng của họ mà.
nhưng mang tên là Courone, loại VSOP Fine Cognac uống cũng tàm tạm,
loại cao cấp nhất là Dynaste Grande Fine Cognac bán rất hạn chế
tại Pháp, bùa hộ mạng của họ mà.
ARMAGANC:
Là một vùng núi cao, cách Charete độ 80 miles (trên 100 cây số).
Nơi dây cũng làm Brandy nhưng gọi là Armagnac (rượu mạnh ngang
Cognac). Vì những đàn anh giàu có, văn minh dành hết những lò rượu
ngon rồi, nên xứ Phù Tang Nhật Bản đành chạy qua tỉnh kế bên
Cognac mà Armagnac vậy. Dân Nhật uống rượu đế sake hoài đâm
chán nên phải bắt chước văn minh thiên hạ chớ, mua rất nhiều
những chất lỏng màu vàng, uống vào là hồn du địa phủ còn hơn
nước trăng trắng hôi mùi gạo rượu sake.
Nơi dây cũng làm Brandy nhưng gọi là Armagnac (rượu mạnh ngang
Cognac). Vì những đàn anh giàu có, văn minh dành hết những lò rượu
ngon rồi, nên xứ Phù Tang Nhật Bản đành chạy qua tỉnh kế bên
Cognac mà Armagnac vậy. Dân Nhật uống rượu đế sake hoài đâm
chán nên phải bắt chước văn minh thiên hạ chớ, mua rất nhiều
những chất lỏng màu vàng, uống vào là hồn du địa phủ còn hơn
nước trăng trắng hôi mùi gạo rượu sake.
Vì tỉnh này chuyên dùng loại cây sồi chất gỗ màu đen black oak,
nên chất rượu chứa trong thùng chuyển màu vàng sẫm hơn Cognac,
mùi cay nồng hơn cognac vì chất tannin của gỗ cây sồi đen chừng 8
năm thì màu đậm như 25 năm của Martell rồi. Khó phân biệt lắm,
muốn phân biệt thì phải tu luyện trong làng lưu linh khoảng trên 20
năm, và có lẽ tại Mỹ thì bằng lái xe của bạn bị treo ít nhất chục lần,
có khi bị cúp luôn cho di xe buýt thì mới phân biệt được.
nên chất rượu chứa trong thùng chuyển màu vàng sẫm hơn Cognac,
mùi cay nồng hơn cognac vì chất tannin của gỗ cây sồi đen chừng 8
năm thì màu đậm như 25 năm của Martell rồi. Khó phân biệt lắm,
muốn phân biệt thì phải tu luyện trong làng lưu linh khoảng trên 20
năm, và có lẽ tại Mỹ thì bằng lái xe của bạn bị treo ít nhất chục lần,
có khi bị cúp luôn cho di xe buýt thì mới phân biệt được.
Hảo tửu của Armagnac: Marquic de Montesqiuo, Lafontan, Malliac,
J. Gauvin, Iles des Ducs, Larressingle, Kressmann, Domains Boingneres,
San Gil, Condom, Pacherene.
J. Gauvin, Iles des Ducs, Larressingle, Kressmann, Domains Boingneres,
San Gil, Condom, Pacherene.
Nấu rượu:
Thường thường đến tháng 11 là những lò nấu rượu rất bận rộn vì
mùa nho chín rộ. Lò nấu liên tiếp không được tắt củi lửa ròng rã đến
8 tháng, ngày đêm lửa củi phải đúng lửa vì nếu yếu lửa thì rượu sẽ
không ngon y như người ta làm đồ gốm vậy, lò cừ phải đun ngày
đêm lửa huyền diệu mới biến hóa chất được. Những người nấu lò ăn
và ngủ kế lò nấu rượu luôn. Mùi rượu nồng nặc hầm nấu nóng hừng
hực không uống cũng xỉn từ lâu, lúc này chủ lò đừng chọc thợ nấu
rượu, ông Trời họ cũng không sợ huống chi chủ mập mà giàu.
Canh không kỹ lưỡng, nồi xúp de quá ép mạnh lò rượu nổ là thường,
chủ và thợ lên gặp thần ma men ở thượng giới dễ dàng.
mùa nho chín rộ. Lò nấu liên tiếp không được tắt củi lửa ròng rã đến
8 tháng, ngày đêm lửa củi phải đúng lửa vì nếu yếu lửa thì rượu sẽ
không ngon y như người ta làm đồ gốm vậy, lò cừ phải đun ngày
đêm lửa huyền diệu mới biến hóa chất được. Những người nấu lò ăn
và ngủ kế lò nấu rượu luôn. Mùi rượu nồng nặc hầm nấu nóng hừng
hực không uống cũng xỉn từ lâu, lúc này chủ lò đừng chọc thợ nấu
rượu, ông Trời họ cũng không sợ huống chi chủ mập mà giàu.
Canh không kỹ lưỡng, nồi xúp de quá ép mạnh lò rượu nổ là thường,
chủ và thợ lên gặp thần ma men ở thượng giới dễ dàng.
Chánh phủ thường cử nhân viên đến kiểm soát lò rượu thường xuyên,
và những đợt rượu vào thùng tô nô thường có chữ ký của kiểm soát
viên. Chữ ký này rất quan trọng khi trình làng cho công chúng xem.
Ðâu phải dân nhậu nào cũng biết chất rượu? Có dân chỉ biết nhậu
rồi lũi dưới gầm giường cho tới ngày mai có biết gì ngon dở đâu?
và những đợt rượu vào thùng tô nô thường có chữ ký của kiểm soát
viên. Chữ ký này rất quan trọng khi trình làng cho công chúng xem.
Ðâu phải dân nhậu nào cũng biết chất rượu? Có dân chỉ biết nhậu
rồi lũi dưới gầm giường cho tới ngày mai có biết gì ngon dở đâu?
Rượu nấu xong, để nguội 3 tuần, rồi vào thùng rồi lăn xuống hầm đá
của những lâu đài cổ xưa đợi ít nhất 3 năm mới lăn lên mặt đất, rồi
vô chai, rồi lên xe ngựa hay xe bò hay xe lửa. Có loại rượu mà chủ lò
biết là mùa nho năm nay quá ngon họ đóng dấu để trên 10 năm rồi
vào chai rồi cất dưới hầm sâu thêm 20 năm nữa như vậy là trên
dưới 30 năm rồi.
của những lâu đài cổ xưa đợi ít nhất 3 năm mới lăn lên mặt đất, rồi
vô chai, rồi lên xe ngựa hay xe bò hay xe lửa. Có loại rượu mà chủ lò
biết là mùa nho năm nay quá ngon họ đóng dấu để trên 10 năm rồi
vào chai rồi cất dưới hầm sâu thêm 20 năm nữa như vậy là trên
dưới 30 năm rồi.
Có lần họ nhớ một chuyện một nhà thờ vùng Chateaubernard có
nhiều hầm rượu ngon, ngày kia bị bom sập thời đệ nhị thế chiến
người ta quên lãng vì quá lâu đời, khi thợ khui hầm rượu ra thì thấy
quá nhiều chai rượu ngon nhưng không có giấy tờ chứng minh tuổi tác.
Họ mời những chuyên gia nếm rượu danh tiếng trên thế giới
đến nếm được ghi là tuyệt diệu. Và nhãn hiệu được dán ghi
chữ là Age Inconnu (không biết tuổi). Lúc đó mỗi chai bán
đấu giá cả chục ngàn dollars là thường. Dân nghèo đừng
hỏi kẽo đau khổ thêm.
nhiều hầm rượu ngon, ngày kia bị bom sập thời đệ nhị thế chiến
người ta quên lãng vì quá lâu đời, khi thợ khui hầm rượu ra thì thấy
quá nhiều chai rượu ngon nhưng không có giấy tờ chứng minh tuổi tác.
Họ mời những chuyên gia nếm rượu danh tiếng trên thế giới
đến nếm được ghi là tuyệt diệu. Và nhãn hiệu được dán ghi
chữ là Age Inconnu (không biết tuổi). Lúc đó mỗi chai bán
đấu giá cả chục ngàn dollars là thường. Dân nghèo đừng
hỏi kẽo đau khổ thêm.
Có lần vào năm nào đó, hàng trăm ngàn gốc nho của Pháp bị bệnh dịch
chết rụi lá hết, đó là vi khuẩn tên là Phylloxera Vastratrix, không có
thuốc trị, chỉ còn cách đào gốc lên rồi đốt. Nhiều chủ ruộng nho thấy
cây nho mình chết héo lá rồi đốt lửa phừng phừng, ông buồn rơi lệ.
chết rụi lá hết, đó là vi khuẩn tên là Phylloxera Vastratrix, không có
thuốc trị, chỉ còn cách đào gốc lên rồi đốt. Nhiều chủ ruộng nho thấy
cây nho mình chết héo lá rồi đốt lửa phừng phừng, ông buồn rơi lệ.
Tuy ghét Mỹ thậm tệ, cái gì nó cũng không biết nhưng nó có quá nhiều
dollars nên ghét nó chơi cho hả tức. Vụ này Pháp đành phải xuống
nước mua hàng trăm ngàn gốc nho giống từ California mà đem về
Pháp trồng, chứ nếu không có gốc giống cũa Mỹ thì bây giờ "nhà nho"
(xin lỗi lầm chữ làm ruộng thì gọi là nhà nông làm nho thì gọi
là nhà gì bây giờ?) trồng khoai mì hay sao?
dollars nên ghét nó chơi cho hả tức. Vụ này Pháp đành phải xuống
nước mua hàng trăm ngàn gốc nho giống từ California mà đem về
Pháp trồng, chứ nếu không có gốc giống cũa Mỹ thì bây giờ "nhà nho"
(xin lỗi lầm chữ làm ruộng thì gọi là nhà nông làm nho thì gọi
là nhà gì bây giờ?) trồng khoai mì hay sao?
Vì rượu Cognac đặc biệt như vậy nên mỗi mùa Giáng Sinh, Tết Lễ đến
là thiên hạ sốt vó đi tìm rượu về gói lại trịnh trọng dâng sếp như vậy
sếp mới vui lòng. Chẳng lẽ biếu sếp bằng một chai sữa bò và cười
khè khè và nói thêm sữa bổ dưỡng hơn rượu?! Chỉ có nước cho Sếp
nguyên 3 lon sữa bò hiệu hai Trái Núi thấy ngon mắt hơn sữa ông Già.
Nhìn hai trái Núi thì cơn giận của Sếp hạ hỏa liền. Trái núi này khó
nói lắm. Ngó hoài coi chừng bà xã cho ăn bạt tai rồi la lớn đồ cha già dê
không nên nết, ngó gì dữ vậy?
là thiên hạ sốt vó đi tìm rượu về gói lại trịnh trọng dâng sếp như vậy
sếp mới vui lòng. Chẳng lẽ biếu sếp bằng một chai sữa bò và cười
khè khè và nói thêm sữa bổ dưỡng hơn rượu?! Chỉ có nước cho Sếp
nguyên 3 lon sữa bò hiệu hai Trái Núi thấy ngon mắt hơn sữa ông Già.
Nhìn hai trái Núi thì cơn giận của Sếp hạ hỏa liền. Trái núi này khó
nói lắm. Ngó hoài coi chừng bà xã cho ăn bạt tai rồi la lớn đồ cha già dê
không nên nết, ngó gì dữ vậy?
Sagant Phan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét