Nước Việt Nam nằm lọt trong vùng nầy: Điểm cực nam trên đất liền của Việt Nam nằm ở mũi Rạch Tàu, huyện Ngọc Hiển (huyện Năm Căn cũ tính đến ngày 17 tháng 12 năm 1984), tỉnh Cà Mau tại toạ độ 8,562035°B 104,836335°Đ; và Điểm cực bắc trên đất liền của Việt Nam nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang tại toạ độ 23,391185°B 105,323524°Đ. Do đó trong khoảng 4 tháng, từ tháng 5 đến tháng 8, mặt trời luôn luôn chiếu thẳng đỉnh đầu trên nước Việt Nam!
2- Trước năm 1975, các rạp chiếu phim ở miền nam Việt Nam có chiếu bộ phim "Ngày Dài Nhất", tựa đề tiếng Anh là "The Longest Day". Bộ phim mô tả ngày quân Đồng minh đổ bộ lên các bãi biển vùng Normandie ngày 6 tháng 6 1944: Ngày đổ bộ cuộc chiến giữa quân Đồng Minh và quân Phát xít Đức thật cam go. Tựa đề là mô tả sự cam go nầy. Đây là lối chơi chữ của nhà sản xuất phim vì "The Longest Day" vốn là ngày mà đêm ngắn nhất và ngày dài nhất = ngày Hạ chí (đối với bán cầu Bắc) thường là 21 hay 22/6 hằng năm.
3- Có mấy từ Hán Việt như Xuân phân, Hạ chí, Thu phân và Đông chí. Nghe qua cứ ngỡ rằng ngày tháng âm lịch do Tàu đặt ra, dzậy thì ai mà thèm nhớ!
Tuy nhiên 4 từ nầy lại gốc của phương Tây. Đó là các ngày phân (Equinoxes) và các ngày chí (Solstices).
(Các tên gọi mùa sau đây quen dùng cho dân ở bán cầu Bắc. Bán cầu Nam sẽ ngược lại)
*** Ngày phân là ngày mà tia sáng mặt trời thẳng góc xích đạo. Mỗi năm có 2 ngày phân: 20 hay 21/3 vào mùa xuân nên gọi là Xuân phân; và 22 hay 23/9 vào mùa thu nên gọi là Thu phân.
*** Ngày chí là ngày mà tia sáng mặt trời thẳng góc ở các Chí tuyến. Khoảng ngày 21/6 qua Chí tuyến Bắc vào mùa hạ nên gọi là Hạ chí; và ngày kia 21 hay 22/12 vào mùa đông nên gọi là Đông chí.
=> Ngày QĐNDVN 22/12 hằng năm là ngày Đông chí
4- Mỗi mốc cách nhau 3 tháng, và mặt trời "đi" một góc 23° 5. Trung bình tính nhẩm mỗi tháng mặt trời "đi" 8°
Cực nam Việt Nam có vĩ độ là 8° nên khoảng 21/4 ánh sáng mặt trời bắt đầu rọi thẳng góc vào đấy. Qua tháng 5 và 6 mặt trời "đi" lên phía bắc, các địa phương còn lại trên đất nước Việt Nam lần lượt hứng nắng xuyên đỉnh đầu. Sau ngày 21/6 mặt trời lại "xuống" phương nam, các địa phương Việt Nam lại lần lượt hứng nắng xuyên đầu lần 2 cho đến cuối tháng 8.
Mô tả cụ thể như thế, hóa ra ở các đất nước có vĩ độ cao hơn 23° 5 (bán cầu bắc và nam) sẽ không có chuyện ánh sáng mặt trời qua thiên đỉnh = thẳng đỉnh đầu.
5- Các phép tính về ngày phân và ngày chí chính xác khá phức tạp. Trong thực tế không yêu cầu chính xác đến phút giây nên ta có thể ước lượng:
a- Xích đạo lên Chí tuyến Bắc 23° 26' 21'' = 84381'' mất 93 ngày hay mỗi ngày mặt trời "đi" 907 giây góc.
b- Chọn các ngày phân hay ngày chí đã biết. Ví dụ ngày Xuân phân 2013 là 20/3/2013 11:02:00 AM GMT. Độ dài trung bình một năm là 365.24263
Vậy ngày Xuân phân 2014 ước chừng là: 20/3/2013 11:02:00 AM GMT + 365.24263 = 20/3/2014 16:51 GMT.
Khi tính tại Việt Nam, ta đổi qua múi giờ 7 => 20/3/2014 23:51
c- Xem Google Maps để biết tọa độ tại địa phương khảo sát. Đổi ra giây góc. Chia cho 907 để xem thời gian mấy ngày tính từ 21/3/2014.
d- Khi tính, nên chọn ngày phân hay ngày chí gần địa phương khảo sát: phía nam chọn ngày (Xuân/Thu) phân, phía bắc chọn ngày Hạ chí.
6- Bảng tham khảo các ngày phân và chí từ năm 2013 đến 2020
Năm | Xuân phân | Hạ chí | Thu phân | Đông chí |
2013 | 3/20/13 11:02 | 6/21/13 5:04 | 9/22/13 20:44 | 12/21/13 17:11 |
GMT | ||||
2014 | 3/20/14 16:57 | 6/21/14 10:51 | 9/23/14 2:29 | 12/21/14 23:03 |
GMT | ||||
2015 | 3/20/15 22:45 | 6/21/15 16:38 | 9/23/15 8:20 | 12/22/15 4:38 |
GMT | ||||
2016 | 3/20/16 4:30 | 6/20/16 22:34 | 9/22/16 14:21 | 12/21/16 10:44 |
GMT | ||||
2017 | 3/20/17 10:28 | 6/21/17 4:24 | 9/22/17 20:02 | 12/21/17 16:28 |
GMT | ||||
2018 | 3/20/18 16:15 | 6/21/18 10:07 | 9/23/18 1:54 | 12/21/18 22:22 |
GMT | ||||
2019 | 3/20/19 21:58 | 6/21/19 15:54 | 9/23/19 7:50 | 12/22/19 4:19 |
GMT | ||||
2020 | 3/20/20 3:49 | 6/20/20 21:43 | 9/22/20 13:30 | 12/21/20 10:02 |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét