Translate

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Giao Phối Cận Loài




Dùng từ giao phối cận loài để diễn tả giao phối khác loài nhưng sự phân ly không quá xa để có sự gần gũi về mặt di truyền.
(Tổng hợp từ các trang...)

1- Hổ (Tiger) - Sư tử (Lion)
            * Cha Sư tử - Mẹ Hổ => Liger
               Liger có tên Hercule
Sư tử hổ là thành quả của sự giao phối giữa sư tử đực với hổ cái. Chúng có kích thước to hơn bố mẹ và là những động vật lớn nhất trong họ mèo. Sư tử hổ có thể đạt chiều dài tới 3 m và trọng lượng tới 315 kg.

Sư tử hổ đầu tiên sinh con tại Nga
Vườn thú Novosibirsk tại Nga vừa công bố bức ảnh "sản phẩm" đầu tiên giữa một con sư tử hổ cái với sư tử đực.


Mọi người đã biết sư tử hổ (liger) là con vật lai giữa sư tử đực và hổ cái. Nhưng có lẽ ít người tưởng tượng được diện mạo của đứa con giữa một con sư tử hổ cái với một con sư tử đực. Người ta gọi những con vật như vậy là "liliger".
Con liliger đầu tiên đã ra đời tại vườn thú Novosibirsk. Nhân viên vườn thú gọi nó là Kiara, National Geographic đưa tin.
Craig Packer, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sư tử của Đại học Minnesota tại Mỹ, nhận định rằng đây là con liliger đầu tiên trên hành tinh, song ông không cảm thấy ngạc nhiên về sự ra đời của nó. Theo ông, mọi sư tử hổ đều được sinh ra trong môi trường nuôi nhốt vì chúng không thể sống sót trong môi trường hoang dã. Các đàn hổ và sư tử hiếm sống trong những khu vực hoàn toàn khác nhau nên chúng không thể giao phối. Giả sử hai loài cùng sống trong một vùng địa lý, chúng cũng không thể làm "chuyện ấy".

"Nếu một con hổ đực tìm cách giao phối với một con sư tử cái, một con sư tử đực sẽ tấn công hổ. Ngược lại, nếu một con sư tử đực tới gần một hổ cái, một con hổ đực cũng sẽ tìm cách xua đuổi kẻ khác loài", Packer giải thích.

Nhưng trong môi trường nuôi nhốt, hổ và sư tử có thể giao phối nếu chúng không còn lựa chọn nào khác.

"Hổ và sư tử từng có tổ tiên chung, song chúng bắt đầu tách thành hai loài riêng biệt từ khoảng 7 triệu năm trước. Mặc dù vậy, ngày nay chúng vẫn có thể giao phối với nhau để sinh con", Packer phát biểu.

Packer nói thêm rằng, nếu sống trong môi trường hoang dã, những con liliger như Kiara sẽ thể hiện hành vi của cả sư tử và hổ.
"Sư tử sống theo bầy đàn và hay hợp tác với nhau. Hổ thường sống đơn độc và cố định ở một khu vực", ông cho biết.

Trúc Quỳnh





                 * Cha Hổ - Mẹ Sư tử => Tigon
        Cặp tigon sinh đôi này ra đời ngày 27 tháng 8 năm 2009 tại vườn thú tỉnh Hải Nam.
Về hình dáng, tigon khá giống với người anh em cùng lai như mình là liger, nhưng về kích thước, nếu liger to lớn hơn cả bố lẫn mẹ thì tigon lại thường nhỏ hơn cả hai “đấng sinh thành”, vì chúng “bị” thừa hưởng gen khống chế kích thước vốn có của sư tử mẹ. Trọng lượng trung bình của tigon chỉ vào khoảng 150kg. Bờm trên đầu tigon đực nhỏ và ngắn, chẳng giống lắm với bờm sư tử mà chỉ là một đám lông rậm rạp hơn một chú hổ bình thường, màu sắc giống với khoang cổ ông bố hổ của mình.

Khác với sư tử hổ, hổ sư tử là kết quả giao phối giữa hổ đực và sư tử cái. Ngoài ra trong tự nhiên còn có báo sư tử (con của báo đực và sư tử cái), jagulep (con của báo đốm Mỹ và báo thường), lijagulep (kết quả giao phối giữa sư tử với jagulep).

2- Báo - Sư tử
Leopon là kết quả của sự phối giống giữa báo đực và sư tử cái. Đầu của con vật giống như sư tử trong khi những phần còn lại trên cơ thể tương tự như báo. Việc nghiên cứu cho lai tạo thành công nhất tại vườn thú Koshien Hanshin, Nhật Bản. Leopon lớn hơn báo, thích trèo cây và nghịch nước.


3- Mèo hoang dã châu Phi - mèo nhà

Savannah là sự kết hợp giữa mèo hoang dã của châu Phi và mèo nhà. Trông nó giống như loài mèo Bengal, Oriental Shorthair hay Serengeti.


4- Chó sói - Chó nhà

           
Chó sói và chó nhà có khuynh hướng phối giống tự do. Chó sói thường nhút nhát, đánh giá theo hành vi bên ngoài, biểu hiện trên nét mặt và cách săn mồi... Móng vuốt của chúng mạnh hơn chó nhà và thường cố gắng tận dụng ưu thế này. Đứa con lai của hai loài thường mang cả hai tập tính. Thuần hóa chúng là dùng biện pháp mạnh bắt chúng phải khuất phục, chứ không phải vuốt ve.


5- Heo nhà - Heo rừng

           
Những con lợn nhà vùng Tamworth được sự phối giống với lợn rừng hoang dã, sinh ra giống lợn “thời kỳ đồ sắt”. Loài lợn lai này dễ thuần hóa hơn lợn rừng, nhưng lại không dễ bảo như lợn nhà. Nói chung chúng cho nguyên liệu để làm nên loại xúc xích ngon nhất, nên sẽ được “sản xuất” đại trà trong các trại chăn nuôi để phục vụ cho công nghiệp chế biến thịt.
Việt Nam cũng đang phát triển giống heo rừng lai (thon, gọn hơn), nuôi trong những trang trại với số lượng lớn.

6- Ngựa - Lừa, Ngựa - Ngựa vằn, Lừa - Ngựa vằn
            Zebroid là tên gọi chung cho 3 nhóm con lai có bố hay mẹ là ngựa vằn:

            * Zorse (zebra-horse)
 là kết quả phối giống giữa ngựa thường và ngựa vằn.
                    

            * Zonkey (zebra-donkey)
 là sự phối giống giữa ngựa vằn và lừa.
Một bà mẹ ngựa vằn vừa được giao phối với ông bố là lừa và cho ra đời một con lai hiếm thấy tại công viên Haicang Safari Park thuộc thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc


            Còn Zony
là phối giống giữa ngựa vằn và ngựa lùn (pony).
       


        * La: Cha Lừa - Mẹ Ngựa
       
La là dạng con lai phổ biến nhất trong họ Ngựa và nổi tiếng vì khả năng dẻo dai, chắc chắn, chịu đựng khó khăn tốt của chúng.
La là con lai giữa ngựa cái và lừa đực, trông nó giống lừa hơn ngựa. Vì ngựa có 64 nhiễm sắc thể, và lừa có 62, do đó, con la sẽ có 63 nhiễm sắc thể. Con số lẻ này không cho phép các nhiễm sắc thể phân chia thành cặp, do đó, la hầu như không có khả năng sinh con, hay còn gọi là vô sinh.
! Trong một phần tư thế kỷ qua, chỉ có hai trường hợp la mẹ sinh con: một ở Marốc vào năm 1984 và một con ở Trung Quốc vào năm 1988.

        * Luy (Hinny): Cha Ngựa - Mẹ Lừa

Hiếm nhưng ít giá trị hơn la, nói chung nhỏ hơn về kích thước và không chịu đựng được khó khăn như la.

7- Lạc đà có bướu - Lạc đà không bướu

                                                                                                          Cha - Mẹ - Con
Lạc đà có bướu (camel) và lạc đà không bướu (llama, nhiều người gọi là đà mã) không thể “yêu” nhau theo cách tự nhiên, dù sống chung trong một chuồng (điều có thể xảy ra đối vời hổ và sư tử) vì kích thước của chúng khá khác biệt. Chỉ bằng cách thụ tinh trong ống nghiệm mới có thể tạo được những đứa con lai, được các nhà khoa học đặt tên là cama (do ghép camel và llama). Cama có tai ngắn đuôi dài như lạc đà nhưng bụng thon như đà mã.  Điều đáng chú ý nhất là chúng không có bướu như lạc đà.

8- Gấu nâu (rừng) - Gấu Bắc cực

Gấu rừng (hay gấu nâu, tiếng Anh grizzly) và gấu Bắc cực (gấu trắng, tiếng Anh polar bear) trong thiên nhiên không ưa nhau, nhưng cũng tránh đụng độ nên hiếm khi gặp nhau để ân ái cho dù rất giống nhau về mặt di truyền. Tuy nhiên khi bị “ép duyên” (cho sống trong một chuồng tại các vườn thú, chúng cũng cho những đứa con lai, được đặt những cái tên ghép là grolar hoặc pizzly. Thế nhưng vào ngày 16/4/2006, một người thợ săn tên là Jim Martell, ở biên giới Mỹ và Canada đã săn được (nhưng tiếc rằng đã bắn chết) một con grolar (hoặc pizzly) sống trong rừng. Đó là đứa con lai của hai loài gấu lần đầu gặp trong thiên nhiên. 


9- Gà lôi vàng - Gà lôi trắng (Lady Amherst)

                                                                            Gà lôi vàng (Trĩ vàng)

           
               
                                                Gà lôi trắng (Lady Amherst)
       
                                            Đứa con lai của gà lôi vàng và trắng.


10- Cá heo – Cá voi sát thủ giả hiệu (false killer whale)

Sự lai giống giữa hai loại cá heo là cá heo mũi hình chai và cá heo mang tên cá voi sát thủ giả hiệu (false killer whale, gọi như vậy vì trông loài này rất giống cá voi nhưng nhỏ hơn nhiều) không thấy trong thiên nhiên nhưng lại xảy ra khi nuôi nhốt chung hai loại tại vườn thú. Hai chú cá heo lai ấy được gọi là wolphin, ra đời tại công viên sinh vật biển ở Hawaii. Wolphin có kích thước, hình dáng, màu sắc trung gian giữa bố và mẹ. Số răng của chú wolphin lớn là 66 trong khi bố có 88 răng, mẹ có 44 răng.

11- Cừu - Dê
Loài vật được cừu và dê kết hợp sinh ra được các bác sĩ thú y tại Botswana tìm ra vào năm 2000. Toast được kết hợp giữa một con dê cái và một con cừu đực. Nó có lớp lông ngoài thô và to, lớp lông trong thì mịn, chân dài như chân của dê và có thân hình nặng nề của cừu. Con vật này có sức sống khá tốt trong thiên nhiên.
Thực ra loài lai giữa cừu và dê này thực sự rẩt hiếm: mặc dù 2 loài này có thể trông giống nhau nhưng cừu và dê là 2 loài riêng biệt, chúng có số nhiễm sắc thể khác nhau (60 ở dê và 54 ở cừu). Một con cừu-dê mới đây có tới 57 cặp nhiễm sắc thể được sinh ra vào năm 2000.


12- Bò nhà - Bò rừng.
Loài Beefalo được phát triển nhằm tạo ra một loại thịt mới chất lượng hơn,
tốt cho sức khỏe hơn
Beefalo, con lai của bò và loài bò rừng bizon Mỹ, là một trong những thành công lớn nhất trong ngành công nghiệp thực phẩm. Beefalo cung cấp nhiều thịt chứa hàm lượng protêin cao và ít béo hơn những con trâu,bò đực điển hình. Thậm chí thịt của loài này chứa rất ít cholesteral mà vị của nó ngon như, thậm chí là ngon hơn thịt bò thường.
           

Ghi chú: Việt Nam cũng có bò nhà lai bò rừng ở Ninh Thuận


Chú bê con này được người dân cho là lai bò tót, với các đặc điểm to cao hơn rất nhiều những con cùng tháng tuổi, không có u và yếm. Đặc biệt là rất nhát, không ai có thể tiếp cận lại gần.

13- Vịt và Ngan (Vịt xiêm)
Ngan có thể lai ghép chéo với vịt nhà để sinh ra con lai vô sinh tức loài hỗn chủng (vịt Mulard).
Trích: http://daitudien.net/nong-nghiep/nong-nghiep-ve-ngan-lai-vit.html
Khi lai giữa ngan trống với vịt mái hoặc ngược lại, con lai sẽ bất dục. Ở Việt Nam, thường gọi là mula (từ 1991). Vùng Quảng Ninh, gọi theo tiếng Trung Quốc là cà xáy. Tỉ lệ ghép phối tự nhiên 1 ngan trống với 2 - 4 vịt mái, tỉ lệ phôi đạt 40 - 50%. Nếu ghép phối ngược lại, 1 vịt đực với 3 - 4 ngan mái, tỉ lệ phôi đạt 81 - 91%. Dùng ngan trống phối với vịt mái, trứng ấp 29 ngày sẽ nở. Con mái nhỏ hơn trống. Dùng vịt trống phối với ngan mái, trứng ấp 31 - 32 ngày mới nở. Do đó thường thụ tinh nhân tạo giữa ngan trống với vịt mái để được nhiều con và nuôi béo con ngan lai để lấy gan và thịt.



Trương Phú


2 nhận xét:

  1. hay nhỉ, nếu lai người và tinh tinh thì ra người rừng nhỉ ??

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngta đã có làm nghiên cứu lâu rồi bạn ạ, mục đích là muôn staoj ra những người lai dùng cho chiên tranh với sức mạnh như tinh tinh và trí khôn như người, kq: Không thành công.

      Xóa

Trực tuyến

Mục lục Toàn bộ (theo thứ tự thời gian)

Trực tuyến