Translate

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Cành hoa sen


Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen...

Học sinh miền nam (1975) khi đọc ca dao trên cứ ngơ ngớ... Gì mà cành hoa sen? Hoa sen có cành ư?

Bối cảnh ca dao: tát nước đầu đình, tức là tát nước ao làng; nhắc đến ao rồi hoa sen khiến liên tưởng ca dao khác:

Trong đầm gì đẹp bằng sen


Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng...



Đã hiểu như vậy, thế câu ... chiếc áo trên cành hoa sen... thì giải thích thế nào. Đa số đều nghĩ là chiếc áo trên lá hoa sen. Cành hoa làm gì có, chẳng qua là khớp vần! Tuy nhiên giải thích vẫn gượng ép: chiếc áo sao không để trên bờ ao cho chắc ăn, lại để trên lá sen cho gió đong đưa?

Mãi đến sau ngày giải phóng, giao lưu 2 miền phong phú lên, câu ca dao trên mới được gở rối:

1- Đình đây là đình làng miền bắc, không phải đình làng miền nam vì cành hoa sen chỉ có ở miền bắc!
2- Hoa sen đây gọi là sen đất hay sen cạn để phân biệt với sen đầm. Tên chữ là Hạ Liên Lan


Hóa ra trước đây miền bắc trồng nhiều loại sen cạn nầy: Là cây gỗ, nhiều cành. Hoa đẹp và thơm như sen đầm nên dân gian cũng gọi là sen, sen đất hay sen cạn.

Hiện nay, sen cạn nầy thuộc loại cây quý hiếm: Địa điểm đầu tiên là chùa Bối Khê (thôn Bối Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, [Hà Tây cũ]. Chùa có tên là Đại Bi.)


Chùa Bối khê có 2 cây. Có lẽ tại chùa nầy đã nẩy sinh ca dao:

Lên chùa bẻ một cành sen...

ngoài ra có thêm ba bốn cây nữa ở Hà Nội. Một ở chùa Quán Sứ, một cây ở chùa Lý Triều Quốc sư, một cây ở khuôn viên của Đại sứ quán Pháp và một thuộc sở hữu của gia đình họ Phạm ở 20 Lò Sũ. Cây cuối đã chết!


trên là búp sen, dưới là sen nở




-------------
Xem trực tiếp toàn bộ blog Chuyện Linh Tinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Trực tuyến

Mục lục Toàn bộ (theo thứ tự thời gian)

Trực tuyến