Translate

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

Câu chuyện Khoa học Dòng tế bào bất tử: Hela cell line

1- Trong tự nhiên, sinh vật đa bào hiếm có chuyện trường sinh bất tử. Đáng lưu ý với 2 động vật là tôm hùm và sứa. (Mời xem bài "Giấc mơ trường sinh" trên blog nầy).
Còn sinh vật đơn bào? chuyện bất tử là đương nhiên với chúng: vì đấy là cách thức sinh sản duy nhất: một đẻ hai, hai đẻ bốn cứ thế theo thời gian...

2- Do đó muốn nuôi cấy tế bào (một mô) của con người thật là khó: vì chúng sẽ phân chia có giới hạn: đến lúc nào đó thì tự động ngừng phân chia, nuôi mãi không lớn! Cơ chế nầy là do đoạn cuối (telomere) nhiễm sắc thể sau mỗi lần phân chia sẽ hụt đi một khúc, cứ hụt mãi, đoạn cuối sẽ dính lại nhau làm hết phân chia.



3- Năm 1950, bà Henrietta Lacks là một công dân Mỹ da màu bị bệnh ung thư cổ tử cung. Các bác sĩ đã cắt bỏ khối u và giữ nó để nghiên cứu. Bà Henrietta Lacks được tiếp tục điều trị bằng chạy tia và hóa chất. Tháng 10-1951 bà qua đời.


4- Từ khối u trên, các tế bào ung thư được nuôi cấy cho đến tận ngày nay! (hơn 60 năm sau khi bệnh nhân qua đời). Do tế bào ung thư đột biến = đoạn cuối (telomere) nhiễm sắc thể không cụt, các tế bào nầy sẽ phân chia vô tận = tế bào bất tử.

5- Các tế bào ung thư của bà Henrietta Lacks, gọi tắt là dòng tế bào Hela cell, được gởi khắp thế giới để nuôi cấy phục vụ cho nhiều thí nghiệm: từ ung thư, bại liệt, aids, bệnh do phóng xạ, do chất độc hay lập bản đồ gien; cũng như các thí nghiệm về mỹ phẩm...

6- Hiện nay (thế kỷ 21), ngoài dòng tế bào Hela, người ta còn nuôi rất nhiều dòng tế bào con người khác: đó là các tế bào gốc phôi. Vì phôi cũng phân chia không hạn chế nên tế bào gốc phôi cũng thuộc nhóm tế bào bất tử. Do tính chất biến đổi của tế bào gốc phôi, rất nhiều ứng dụng nhằm thay thế trong điều trị bệnh nội khoa, lão khoa và thậm chí khoa thẩm mỹ.

7- Các dòng tế bào con người giờ được nuôi (hay lưu trữ) quá nhiều, nhưng dòng tế bào Hela vẫn là dòng tế bào người đầu tiên được nuôi và nhân lên rộng khắp, số lượng tế bào Hela vẫn nhiều nhất. Tên tuổi bà Henrietta Lacks được vinh danh đã cống hiến đặc biệt cho y học.


-------------
Xem trực tiếp toàn bộ blog Chuyện Linh Tinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Trực tuyến

Mục lục Toàn bộ (theo thứ tự thời gian)

Trực tuyến