Translate

Thứ Hai, 11 tháng 2, 2013

Sao Chổi ISON sẽ xuất hiện cuối năm nay!


Sao chổi ISON (viết tắt từ International Scientific Optical Network = Hệ thống Quan sát Khoa học Quốc tế) còn có tên khoa học là C/2012 S1; được 2 nhà khoa học Vitali Nevski và Artyom Novichonok người Nga phát hiện ngày 21/9/2012 khi sử dụng kính thiên văn phản quang có đường kính 0,4km thuộc Hệ thống quan sát khoa học quốc tế đặt tại Kislovodsk, nằm ở phía bắc chân núi Caucasus, Nga.

Trong khi quỹ đạo của các hành tinh quanh mặt trời từ tròn đến bầu dục gần như trên một mặt phẳng, thì bọn sao chổi có quỹ đạo hình parabol trên một mặt phẳng khác cắt mặt phẳng hệ hành tinh khoảng 70 - 80 độ; mà mút 2 nhánh parabol ở rìa hệ mặt trời (Đám mây Oort).

Hình minh họa giả lập quỹ đạo Sao Chổi ISON vào ngày 11/12/2013:

 Trên hình, quỹ đạo Sao chổi ISON là 2 nhánh parabol màu da trời, nhánh dưới tiến dần đến mặt trời, khi cắt mặt phẳng quỹ đạo hệ hành tinh, nhánh được tô màu xanh đậm. Đỉnh quỹ đạo parabol sát mặt trời (28/11/2013) sau đó Sao chổi ISON rời xa mặt trời, lại cắt quỹ đạo hệ hành tinh, được tô màu xanh da trời. Ngày 11/12/2013, Sao chổi ISON là chấm xanh trên quỹ đạo của nó, lúc nầy cách trái đất khoảng 85 triệu km.
Quanh tháng 10 - 11/2013, từ trái đất quan sát: Sao chổi Ison di chuyển từ Tây sang đông, nên quan sát trước bình minh.
Sau ngày 28/11/2013, sao chổi nhảy qua nhánh kia, trở về hướng tây, vẫn xem buổi sáng!


Ghi chú: Đơn vị độ dài sử dụng trong Hệ mặt trời: Đơn vị thiên văn = khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời, khoảng 150 triệu km. Viết tắt như ua (tiếng Pháp: unité astronomique), hay AU hoặc au (tiếng Anh: astronomical unit).

Theo số liệu thu được từ các cuộc quan sát, Sao Chổi ISON sẽ bay qua Mặt trời ngày 28/11/2013. Sao Chổi này sẽ cách Mặt trời 1,8 triệu km (0.012 AU), sượt qua bề mặt Mặt trời.

Bạn chú ý: Các phép tính thường xem vật như là 1 điểm (tâm điểm); vd khoảng cách Trái đất và mặt trời chừng 150 triệu km, nghĩa là khoảng cách tâm 2 thiên thể. Bán kinh trái đất chừng 6300 km và bán kính mặt trời chừng 700.000 km, gấp 110 lần bán kính trái đất.
Vậy Sao Chổi cách mặt trời 1,8 triệu km, nghĩa là cách bề mặt mặt trời 1,1 triệu km.

Hầu hết năm 2013, sao chổi ISON khá mờ nhạt, chỉ có thể thấy qua kính thiên văn thông dụng. Tuy nhiên từ ngày 14/11/2013 thì sao chổi ISON đã khá sáng và mọc đuôi (Đuôi sao chổi bao giờ cũng ngược hướng mặt trời, do gió mặt trời thổi tạo ra). Lúc nầy có thể quan sát sao chổi ISON bằng mắt thường vào lúc bình minh, lúc mặt trời sắp mọc. Cứ mỗi ngày thì sao chổi ISON càng rõ dần và đuôi dài thêm ra do càng gần mặt trời.

Khoảng ngày 28/11/2013 có lẽ tạm hết thấy sao chổi ISON vì lúc nầy sao chổi ISON ở gần nhất và phía sau mặt trời.

Qua 29/11/2013, sao chổi ISON vẫn gần mặt trời, do vị trí trái đất đối với mặt trời, từ ngày nầy ta có thể quan sát sao chổi ISON vào lúc bình minh bằng mắt thường. Độ sáng dự kiến tương đương trăng rằm!

Hình quỹ đạo sao chổi ISON và thời điểm mọc đuôi

Ba tuần sau đó (từ 29/11/2013), do sao chổi ISON có độ sáng sáng nhất từ trước đến nay, tương đương trăng rằm, dự kiến mỗi buổi sáng ta vẫn quan sát sao chổi với đuôi dài (do đến gần trái đất), cho đến khi ánh mặt trời mọc chói chan làm nó lu mờ đi.



Hình trên, đường màu trắng mờ bên dưới là đường chân trời trên trái đất. Mặt trời nằm dưới đường chân trời: buổi bình minh. Các điểm nối màu lục non là vị trí dự kiến lúc 8 giờ sáng của Sao chổi ISON vào các ngày 29/11, 30/11, 1/12, 2/12... 13/12/2013. Điều nầy có nghĩa là quan sát Sao chổi ISON vào ban ngày là vô tư!

Tất nhiên các điều trên chỉ là dự kiến dựa theo tính toán, thực tế còn phải chờ đến cuối năm (Lúc nầy 11/2/2013 là còn 9 tháng rưỡi!). Tuy vậy do khả năng Sao chổi ISON cực sáng trong mọi thời, kết quả là đáng chờ mong.

Bạn thấy bài viết nầy mô tả Sao chổi ISON cụ thể không?

(Bài viết tổng hợp từ các báo trong và ngoài nước. Trương Phú)

==========
12-3-2013 báo VietNamNet:
Trích:


Sao chổi khổng lồ đang áp sát Trái đất

Trong vài ngày tới, những người yêu thiên văn trên toàn thế giới có thể quan sát được sao chổi Pan-STARRS khi nó đang từng ngày tiến gần Trái đất.

Vào cuối tuần này, khoảng cách từ sao chổi Pan-STARRS tới mặt trời chỉ còn 45 triệu km. Khoảng cách gần khiến lượng vật chất đóng băng trên bề mặt sao chổi bốc hơi mạnh, giúp nó sáng rực rỡ trên bầu trời. Khi ánh nắng mặt trời rọi xuống Pan-STARRS nhiều hơn, cơ hội để quan sát nó cũng sẽ trở nên rõ rệt nhờ cái đuôi dài được tạo ra do quá trình bề mặt sao chổi bốc hơi.

Trên thực tế, từ nhiều tuần trước đây, các nhà thiên văn ở Nam bán cầu đã có thể quan sát được sao chổi Pan-STARRS nhưng nó còn quá nhỏ để nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, vào thứ 3 và thứ 4 tuần sau, sao chổi Pan-STARRS sẽ được quan sát dễ dàng nhất, khi nó xuất hiện gần mặt trăng lưỡi liềm vào lúc hoàng hôn trên bầu trời phía tây.
Các nhà thiên văn học cho biết, khi sao chổi xuất hiện bên cạnh mặt trăng, những người yêu thích thiên văn nghiệp dư có cơ hội định vị và quan sát nó dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc quan sát sao chổi này cần phải thận trọng bởi khi mặt trời chưa lặn hoàn toàn, ánh sáng chói lòa từ nó có thể gây tổn thương giác mạc của những người quan sát.

Được phát hiện 2 năm trước bởi đài quan sát ở Hawaii, đây là lần đầu tiên Pan-STARRS ghé thăm trái đất. Các nghiên cứu cho rằng, Pan-STARRS khoảng 1 tỷ năm tuổi, bắt nguồn từ đám mây băng Oort nằm xa hơn quỹ đạo của sao Hải vương và sao Diêm vương. Bằng cách nào đó, sao chổi đặc biệt này đi xuyên qua hệ mặt trời của chúng ta, trong đó có việc đi qua trái đất ở khoảng cách gầnrên thực tế, từ nhiều tuần trước đây, các nhà thiên văn ở Nam bán cầu đã có thể quan sát được sao chổi Pan-STARRS nhưng nó còn quá nhỏ để nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, vào thứ 3 và thứ 4 tuần sau, sao chổi Pan-STARRS sẽ được quan sát dễ dàng nhất, khi nó xuất hiện gần mặt trăng lưỡi liềm vào lúc hoàng hôn trên bầu trời phía tây.
Các nhà thiên văn học cho biết, khi sao chổi xuất hiện bên cạnh mặt trăng, những người yêu thích thiên văn nghiệp dư có cơ hội định vị và quan sát nó dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc quan sát sao chổi này cần phải thận trọng bởi khi mặt trời chưa lặn hoàn toàn, ánh sáng chói lòa từ nó có thể gây tổn thương giác mạc của những người quan sát.

Được phát hiện 2 năm trước bởi đài quan sát ở Hawaii, đây là lần đầu tiên Pan-STARRS ghé thăm trái đất. Các nghiên cứu cho rằng, Pan-STARRS khoảng 1 tỷ năm tuổi, bắt nguồn từ đám mây băng Oort nằm xa hơn quỹ đạo của sao Hải vương và sao Diêm vương. Bằng cách nào đó, sao chổi đặc biệt này đi xuyên qua hệ mặt trời của chúng ta, trong đó có việc đi qua trái đất ở khoảng cách gần

Các nhà khoa học dự đoán, lần ghé thăm của Pan-STARRS sẽ mở đường cho hàng loạt sao chổi khác đi vào quỹ đạo mặt trời trong năm nay và năm sau. Ngoài ISON, sao chổi được kỳ vọng sáng hơn ánh trăng rằm, ghé thăm trái đất tháng 11 năm nay, các nhà thiên văn còn phát hiện sao chổi C/2013 A1, có khả năng va chạm với bề mặt sao Hỏa trong năm 2014.
Ngoài những lần ghé thăm của sao chổi, 2013 còn là năm với những hiện tượng thiên văn độc đáo. Ngoài sự kiện thiên thạch phát nổ trên bầu trời nước Nga, đây cũng là năm trái đất phải hứng chịu những trận bão mặt trời lớn nhất do chu kỳ hoạt động 11 năm của mặt trời đạt đỉnh. Bên cạnh hiện tượng cực quang kỳ thú, bão mặt trời có thể gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống trái đất.

Theo Infonet

===============
Báo vnexpress: Cảnh tượng sao chổi ở bán cầu nam
Trích:
Sao chổi Pan-STARRS trở thành tâm điểm trên bầu trời đêm của giới yêu thiên văn tại bán cầu nam trong những ngày đầu tháng 3.
Bức ảnh này được chụp từ thành phố Melbourne, Australia vào tuần trước. Ảnh: TWAN.


Một kính thiên văn trên đảo Hawaii, Mỹ phát hiện Pan-STARRS vào năm 2011, khi nó đang bay giữa sao Mộc và sao Thổ. Trong ảnh, ta có thể thấy vệt sao chổi xuất hiện phía trên sa mạc Atacama ở Nam Mỹ vào đầu tháng 3. Ảnh: ESO.


Tới năm 2013, độ sáng của Pan-STARRS tăng hàng triệu lần. Nó đã tới sát mặt trời nhưng không tan vỡ như những sao chổi khác. Đây là ảnh cận cảnh sao chổi phía trên thành phố Buenos Aires, Argentina vào ngày 3/3. Ảnh: Diaz Bobillo.

Ngày 5/3, sao chổi tiếp tục bay về phía mặt trời và cách trái đất khoảng 160 triệu km. Nó rạch ngang bầu trời phía trên vùng Vicuna, Chile trong ánh sáng hoàng hôn. Ảnh: Emilio Lepeley.

Vệt sao chổi phía trên kính thiên văn radio mang tên CSIRO Parkes tại bang New South Wales, Australia vào ngày 5/3.

Cảnh tượng sao chổi phía trên núi Wellington, đảo Tasmania, Australia vào ngày 4/3. Ảnh: Luke O'Brien.




1 nhận xét:

Trực tuyến

Mục lục Toàn bộ (theo thứ tự thời gian)

Trực tuyến