Translate

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

Từ nguyên của "vợ chồng"


Do đâu ông cha ta gọi người hôn phối nữ là "vợ" nhĩ? Có lẽ nghĩ nát óc cũng không ra đối với chúng ta, những người không thông thạo ngành ngôn ngữ học. Để đấy, thế còn "chồng"?
Từ chồng thì hình tượng hơn nhiều, danh từ như một chồng sách, danh từ riêng như hòn Chồng, tính từ như chồng chất và động từ như chồng lên...

Hóa ra từ "chồng" phát xuất từ chuyện nằm đè lên vật gì đấy: chồng sách là sách đè sách, hòn Chồng là đá đè đá...

Vậy ta có thể hướng đến: ông cha ta gọi người hôn phối nam là "chồng" do trong đời sống chung nam nữ, người nầy độc quyền trong việc người đè người. Rõ ràng từ xa xưa khi tiếng Việt mới phát triển, giao tiếp trong cộng đồng còn hạn chế do thiếu từ ngữ, thì việc lấy một hình tượng cụ thể để gọi tên cho một sự việc mới là phổ biến và đúng đắn!

- Chồng là người đè thì đương nhiên Vợ phải là người bị đè.
- Chồng là từ hình tượng thì Vợ cũng phải là từ hình tượng.
Mà ở đây, từ "vợ" chả liên quan gì đến hình tượng bị đè cả!

Từ có liên quan đến là "bợ", có nghĩa là nâng (thanh thoát hơn bị đè). Ta thấy trong bợ đỡ. Từ bợ (động từ) thấy hay dùng ở bắc trung bộ: Đồ bợ đít!
Biến âm từ phụ âm b sang v thấy bắc trung bộ: vú = bụ; vả mồm = bả miệng.
Cho nên có thể suy ra tiếng Việt cổ sẽ là : "bợ chồng" chỉ quan hệ hai người nam nữ sống chung, người thì nâng, người thì đè!

Lưu ý: Tiếng Việt cổ có từ hiện đã chết hay chuyển nghĩa, vd khoảng 2000 năm trước có "Bố cái Đại vương" mà Bố Cái là Cha Mẹ. Từ Bố còn dùng mà từ Cái không còn nghĩa mẹ.

* Có Tg NHQ cũng có bài viết như trên, xb 2009

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Trực tuyến

Mục lục Toàn bộ (theo thứ tự thời gian)

Trực tuyến