Translate

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

Gọi nhầm tên động vật vì đồng âm

1- Kỳ giông:
Bạn chú ý với phụ âm "gi" trong chữ giông. Phân biệt với kỳ nhông do phát âm gần giống.
Đa số mọi người đều liên tưởng ngay đến mấy loài thằn lằn cỡ lớn hay trên hàng rào nhà vườn mà hình ảnh như sau:
Thực ra ở hình trên, chúng tên là Kỳ nhông, động vật bò sát có vảy, sống trên cạn.
(Nói thêm: loài bò sát to nhất là rồng Komodo; đương nhiên sống trên cạn.)


Ngày 13/1/2011, ông Dương Văn Sơn (50 tuổi), ngụ đường Mạc Đĩnh Chi, khóm 5, phường 5, TP Cà Mau, trong lúc ngồi trên đường bất ngờ nhìn thấy một con kỳ nhông rất to chạy ngang qua đường. Thấy con kỳ nhông lạ, ông cùng một số người vây bắt. Con kỳ nhông có chiều dài khoảng 73cm, cân nặng gần 250g.

Kỳ Nhông
* Nghệ Tĩnh gọi là Nhông
* Miền Nam gọi là Dông
đương nhiên là loài bò sát, không phải Kỳ Giông

Dông ngon nhất ở Ninh thuận và bắc Bình thuận, giống nầy có màu đỏ, ở cồn cát, trong khi giống thông thường ở vườn có màu lục (hình đầu tiên)


Trở lại với Kỳ Giông mà ta muốn nói lại khác, còn gọi là Sa giông, mời xem hình:
Kỳ giông Tàu

Đây lại là loài động vật lưỡng cư có đuôi
Trên hình là loài kỳ giông lớn nhất: Kỳ giông khổng lồ của Trung Quốc, là loài lưỡng cư nặng nhất, nó có thể dài tới 1,8 m.
(Nói thêm: nhấn mạnh có đuôi vì loài lưỡng cư cóc ếch không có đuôi)

Kỳ giông bắc Mỹ

Thế là rõ ràng, kỳ giông khác với kỳ nhông. Chớ lẫn lộn.
(Nói thêm: một số người chưa biết đến kỳ giông, khi nghe từ “kỳ giông” thì bảo hoặc là nói ngọng, hoặc là phát âm sai do miền!, và khi đọc trên báo chí thì lại bảo là báo viết sai chính tả.)

2- Cá cóc:

Tuy là động vật lưỡng cư nhưng một số loài kỳ giông chuyên sống nhiều trên cạn, thành ra nhìn qua giống như loài bò sát, vậy nên có nơi gọi là Tắc kè nước!


Chú ý: Tắc kè nước là tên gọi cho Kỳ giông Tam Đảo (Việt Nam), hay dễ quen và dễ hiểu hơn là “Cá Cóc Tam Đảo”; gọi:
Cá vì chúng sống được trong nước, đuôi dẹp và rộng như cá
Cóc vì có 4 chân, di chuyển trên cạn
Cá cóc Tam Đảo

Vậy Kỳ Giông còn được gọi là Cá Cóc!
Và nói đến cá cóc, phải liên tưởng đến kỳ giông
Hình sau là cá cóc sần, mới phát hiện ở Phú Thọ (Việt Nam)

Còn ở Mỹ thì có:
Cá cóc Hoa Kỳ
Tóm lại, gọi Cá Cóc là ý muốn nói đến Kỳ giông


Thế nhưng ngang đây lại bắt đầu nhầm lẫn…

Ở miền Nam, từ “cá cóc” lại chỉ về một loài cá quý hiếm trên sông Tiền và sông Hậu thuộc họ cá chép. Món cá cóc kho nước dừa ăn với xoài sống bằm nhuyễn và món đầu cá cóc nấu canh chua có mặt trong một vài quán ăn ở TP Vĩnh Long đã vang danh khắp nơi…
Cá cóc Vĩnh Long
Có thể nhiều bạn hoài nghi, mời các bạn xem các link sau:

Về Vĩnh Long thưởng thức cá Cóc kho nước dừa

Cá cóc dần vắng bóng!

Cá cóc kho nước dừa

3- Cá Sấu:

Ta quen thuộc với loài lưỡng cư lớn nhất, bề ngoài y chang loài bò sát, thân dài với 4 chân và cái mõm dài đầy răng. Việt nam ta có nhiều...


Rõ ràng chẳng thấy yếu tố "cá" gì ở đây!
Loài THÚ "cá voi", gọi là cá xem còn có lý hơn vì hình thể giống hệt.
Thật ra, nó tên là Sấu (họ Crocodylidae)
mà xưa nay, ai cũng gọi (thêm) là 'cá sấu', thành ra quen mất rồi, biến thành tên chính thức Cá Sấu.


Cá Sấu thật sự phải là Cá,
yếu tố Sấu sẽ mô tả là nó giống như con Sấu
Mời các bạn xem hình Cá Sấu đích thực
OK chưa?, Nó: đuôi cá, mõm Sấu

Hình như chú cá nầy không hiếm ở VN, chúng được nuôi làm cảnh, thoát ra sông...


Đấy là TP Vinh (Nghệ An). link:
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/07/ca-la-mac-cau-o-ho-cong-vien/

Còn ở Khánh hòa:
http://dantri.com.vn/c20/s20-607906/khanh-hoa-bat-duoc-ca-la-than-vay-ran.htm


====
Bổ sung 8/3/2013

Phát hiện thêm một loài cá cóc ở Việt Nam


Báo Khoa học:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Trực tuyến

Mục lục Toàn bộ (theo thứ tự thời gian)

Trực tuyến