Translate

Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

Giải thuật tính lãi tiền gởi ngân hàng

Ta giả định rút vốn + lãi cuối kỳ.
Gọi G là tiền gởi, ls là lãi suất %/năm, và n là số năm gởi liên tục.

1- Dùng vòng lặp, lặp lại số năm.
- Sau 1 năm, tiền gởi G1 thành G1(1+ls)
- Dùng G1(1+ls) làm G2 gởi tiếp năm 2 để tính tiếp
- Vòng lặp lặp lại n lần để có vốn + lãi cuối kỳ
[Kiểu giải thuật nầy, sinh viên hay viết lập trình vì "thấy" cụ thể]


2- Giải thuật tổng quát:
- Sau 1 năm, tiền gởi G1 thành G1(1+ls)
- Sau 2 năm, tiền gởi G2 thành G2(1+ls), mà G2 = G1(1+ls), nên G2(1+ls) = G1(1+ls)^2
Tổng quát cho n năm: G(1+ls)^n

Kiểu giải nầy quá đơn giản, đơn giản trong giải thuật và đơn giản trong cách tính thực tế. (Tuy nhiên phải tư duy toán trước, mà đa số lười động não)

Ví dụ lãi suất năm là 7%, với calculator cầm tay, tính (1+7%)^6:
bạn gõ 1.07
gõ dấu nhân *
gõ dấu = Lần đầu tính là (lũy thừa) 2, mỗi lần gõ dấu = tiếp, sẽ đếm thêm 1 là 3, 4,... cho đến 6.
Sau đó chỉ việc nhân tiếp tiền gởi là xong.

3- Bao lâu thì tiền gởi nhân đôi?
Đề tài nầy là thời sự: Báo online đăng bài: Gửi tiết kiệm 500 triệu với lãi suất hiện nay bao lâu để được 1 tỷ?
http://www.docbao.vn/tin-tuc/25-03-2016/Gui-tiet-kiem-500-trieu-voi-lai-suat-hien-nay-bao-lau-de-duoc-1-ty/30/351021/

Trong bài đó, ca tụng "Nguyên tắc vàng với số 72" mà chả rõ ai đẻ ra số 72.

Trở lại thuật toán, ta viết: 2G = G(1+l)^n
hay 2 = (1 +l)^n
Tìm n (bậc lũy thừa), ta phải dùng logarit. Excel cung cấp hàm LOG kèm cơ số.
Vd: lãi suất 7%, n =  10.24476835

Để có số vàng 72, ta chỉ việc nhân số năm và lãi suất (không chia %)
vd ở trên, ta có 7 x 10.24476835 = 71.71337845

5 năm trở về trước, lãi suất cố định trong thời gian dài là quanh 8%/năm.
để tiền gởi thành gấp đôi, số năm n = 9.006468342
nhân số năm và lãi suất (không chia %): 8 x 9.006 = 72
Con số vàng của dân NH truyền miệng, và cả của mấy ông nhà báo ca tụng đã ra đời.

Trương Phú.

Thứ Năm, 10 tháng 3, 2016

Tôi tự đẻ tôi!


Đọc tiêu đề nghe có vẻ giật gân, nhưng sự thật với tiến bộ khoa học hiện nay, điều đó có thể trở thành hiện thực, hay lạc quan hơn, điều đó sắp thành hiện thực. Tuy nhiên về phương diện đạo đức hay pháp luật, điều nầy bị ngăn cấm hay phản đối.


(Ảnh trên Internet)

1-    Đẻ con đơn tính:

[Nhân bản (động từ Việt Nam, với ý nhân lên nhiều bản sao. Còn danh từ Hán Việt “nhân bản” nghĩa là gốc của con người, là những bản chất tốt đẹp của con người.]
Nhân bản là cách để các loài sinh sản vô tính: một tế bào phát triển to lên, sau đó tự thắt lại ở giữa để chia thành hai tế bào có đầy đủ vật liệu di truyền như tế bào đầu tiên.
(Vd: tế bào đầu tiên có gen là AABbCc, thì sau phân chia, tế bào mới vẫn có gen AABbCc.)

Ngày 5/7/1996, cừu Dolly là động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính trên thế giới.

Như vậy về lý thuyết, một người, bất kể nam nữ, lớn nhỏ đều có thể tự sinh sản. Riêng người phụ nữ có ưu thế hơn vì có thể tự đẻ chính mình.

Kỹ thuật y học tiến bộ đã làm được việc biến một tế bào có nhân bình thường (đã chuyên biệt hóa) trở thành tế bào gốc, rồi tế bào phôi. Phôi phát triển thành thai.

2-    Đẻ con hữu tính:

Sinh sản hữu tính là sinh sản bởi hai giới tính đực và cái. Đây là kiểu sinh sản tự nhiên nhất của các sinh vật đa bào thông qua giao phối (thực vật chỉ thả phấn), lúc đó giao tử đực kết hợp giao tử cái tạo thành tế bào phôi. Phôi phát triển thành thai.

Kỹ thuật y học tiến bộ đã làm được việc biến một tế bào có nhân bình thường (đã chuyên biệt hóa) trở thành tế bào gốc mầm, rồi phát triển thành giao tử: tinh trùng hay trứng.

Sẽ là việc bình thường nếu tinh trùng (của đàn ông) kết hợp trứng (của đàn bà) để tạo tế bào phôi. Đây là việc làm bình thường trong kỹ thuật y học “Thụ tinh trong ống nghiệm”

Nhưng về phương diện lý thuyết lẫn kỹ thuật, nào có hạn chế việc tạo ra trứng từ phái nam, và tạo ra tinh trùng từ phái nữ! Có chăng là những phản đối từ đạo đức hay ngăn cấm từ pháp luật.

Do đó về lý thuyết, mỗi người đều có thể nhờ kỹ thuật y học tạo cho mình cả trứng lẫn tinh trùng. Kết hợp 2 giao tử khác giới của chính mình này sẽ tạo ra một tế bào phôi chính mình, nhưng có thể khác mình chút ít – vì đây là sinh sản hữu tính!
(Vd: tế bào cá nhân có gen là AABbCc, thì sau hợp tử, tế bào phôi có thể có các kiểu gen AABBCC, AABBCc, AABBcc, AABbCC, AABbCc, AABbcc, AabbCC, AabbCc, AAbbcc)
[mới chỉ xét có 2 cặp gen Bb và Cc mà đã sinh nhiều trường hợp hen]

Viết bài cho sướng tay, thỏa sức tưởng tượng, thực ra trừ sinh sản vô tính ở mục 1, việc sinh sản hữu tính của chính mình khác gì giao phối cận huyết = giữa anh em ruột! Giả sử gen bệnh là b hay c, rõ ràng có tỉ lệ xuất hiện cá thể đời sau mang gen bệnh bb hay cc như đã liệt kê ở trên.

3-    Ứng dụng:

Hai mục 1 và 2 nêu trên, sinh sản vô tính đã có, và sinh sản hữu tính tự thân (chưa có, mới do tôi suy nghĩ) đều không áp dụng trên người.

Tuy nhiên các kỹ thuật trên lại có thể áp dụng trên các loài động vật khác: Tạo ra các dòng động vật có chất lượng cao như nhiều thịt, nhiều sữa, nhiều trứng, ít mỡ, chống bệnh nào đó…vv.

Sinh sản vô tính được trân trọng hơn trong việc nhân bản các loài động vật sắp tuyệt chủng.
Nếu một loài động vật trước thềm tuyệt chủng, chỉ còn một cá thể cái, sinh sản hữu tính tự thân sẽ là niềm hy vọng duy nhất để cứu cả một loài động vật!


Phú Trương

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2016

Âm lịch và Tết Nguyên Đán


1-    Âm lịch giúp gì cho chúng ta hiện nay?

Tôi nghĩ mãi chuyện nầy để rồi kết luận: Âm lịch chỉ giúp bà con (lương) hằng tháng cúng ngày rằm và mồng một (nếu tin). Ngoài ra, âm lịch để toàn dân hóng các ngày nghỉ lễ âm lịch cùng Tết Nguyên Đán!

Biết ngày rằm cũng là ngày thủy triều cao nhất trong tháng, có ích cho bà con vùng biển. Tuy nhiên hiện giờ các địa phương miền biển trên khắp cả nước đều có in Bảng lịch Thủy triều, cụ thể ngày, giờ (dương lịch) lúc nước lên cao nhất, xuống thấp nhất trong ngày suốt cả năm.

Với đa số thanh niên hiện tại, và đa số dân ở thành thị hầu như đều không để ý đến âm lịch trong đời sống hằng ngày.

2-    Hình như âm lịch ghi rõ các tiết trong năm, nhờ thế nông vụ được tiến hành đúng lúc?

·  Nói về mùa màng, tức là liên quan đến khí hậu, thời tiết thay đổi trong năm. Điều nầy xảy ra do vị trí Trái Đất quay chung quanh Mặt Trời.
·  Âm lịch đếm ngày chỉ do ngóng nhìn Mặt Trăng, nên âm lịch không thể phản ảnh thay đổi thời tiết các mùa trong năm. Không thể dựa vào âm lịch để tổ chức sản xuất nông nghiệp đúng thời vụ được.
·  Chỉ có dương lịch đếm ngày dựa trên chu kỳ Trái Đất quanh Mặt Trời, nên dương lịch phản ảnh chính xác khí hậu, thời tiết các mùa trong năm. Lịch nông vụ phải căn cứ trên dương lịch mới đúng thời vụ.
·  Lịch Tàu (gốc của âm lịch) có ghi rõ 24 ngày Tiết, thực ra đó là các ngày của dương lịch trong năm:

Lập xuân
4 tháng 2
Vũ thủy
19 tháng 2
Kinh trập
5 tháng 3
Xuân phân
21 tháng 3
Thanh minh
5 tháng 4
Cốc vũ
20 tháng 4
Lập hạ
6 tháng 5
Tiểu mãn
21 tháng 5
Mang chủng
6 tháng 6
Hạ chí
21 tháng 6
Tiểu thử
7 tháng 7
Đại thử
23 tháng 7
Lập thu
7 tháng 8
Xử thử
23 tháng 8
Bạch lộ
8 tháng 9
Thu phân
23 tháng 9
Hàn lộ
8 tháng 10
Sương giáng
23 tháng 10
Lập đông
7 tháng 11
Tiểu tuyết
22 tháng 11
Đại tuyết
7 tháng 12
Đông chí
22 tháng 12
Tiểu hàn
6 tháng 1
Đại hàn
21 tháng 1

Vì lẽ âm lịch cần căn cứ các ngày mốc của dương lịch, nên hiện nay người ta gọi đó là âm dương lịch!

3-    Vì hai lẽ nêu trên, chúng ta có thể mạnh dạn bỏ, không dùng âm lịch nữa.

Dùng song song 2 thứ lịch trong cuộc sống khiến thêm rườm rà, tốn công tốn của, lại duy trì sức ì của một bộ phận dân chúng chậm tiến, ngại thay đổi.

·  Với bảng lịch thủy triều từng địa phương chỉ rõ lúc nước lớn, nước ròng trong ngày x 365 ngày, nhu cầu tính ngày trăng cho con nước lớn không còn nữa.
·  24 tiết sẽ in chữ to, rõ ràng trên dương lịch, chứ không phải in chữ bé trên phần âm lịch trước đây.

Dùng duy nhất dương lịch sẽ thống nhất trong tổ chức sản xuất nông nghiệp, cố định ngày lễ, tết truyền thống theo dương lịch nên thuận tiện lập kế hoạch hợp lý.

Chúng ta cùng hô vang: “Việt Nam từ bỏ âm lịch, thứ lịch vô ích, tàn tích của phong kiến Tàu

4-    Tổ chức Tết Nguyên Đán truyền thống


Thông lệ Tết Nguyên Đán diễn ra vào ngày đầu năm âm lịch. Giờ âm lịch bị bỏ đi, nên ngày Tết cổ truyền nầy cần được xác định theo dương lịch như các ngày lễ cổ truyền khác.

Ngày Tết Nguyên Đán thường rơi trong khoảng 21/1 đến 19/2 dương lịch, số liệu nhiều ngày 1/1 AL dao động quanh ngày Xuân phân, 4/2 DL. Do đó ta có thể lấy ngày Xuân phân làm ngày Têt Nguyên Đán.

Nhiều ý kiến đề nghị ngày Tết Nguyên Đán nên là ngày 1/1 dương lịch hằng năm (gộp cùng Tết DL). Đây là một đề nghị hay, phù hợp dịp nghỉ năm mới của đa số nước trên thế giới.
Sở dĩ nhiều bàn tán về Tết cổ truyền vì dịp lễ nầy thời gian nghỉ quá dài, lại kèm tiêu thụ rượu bia số lượng lớn cùng các tệ nạn đi kèm, đủ các lễ hội mê tín diễn ra. Sau dịp tết, sức sản xuất chậm hồi phục.

Việc tổ chức Tết cổ truyền cứ giữ lại, chỉ nên giảm số ngày nghỉ (Theo tôi đề nghị, tối đa là 1 tuần.) Ngày Tết sau đó cứ diễn ra bình thường khi đã chuyển qua mốc dương lịch.


Phú Trương

Trực tuyến

Mục lục Toàn bộ (theo thứ tự thời gian)

Trực tuyến