1- Hình chiếu phẳng quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh lên bản
đồ trái đất là 1 điểm!
Quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh [Geostationary Satellite
Orbit (viết tắt GSO)] là đường tròn trên mặt phẳng xích đạo cách đất 35.786km
(cách tâm 42.164km).
Vì vận tốc góc của vệ tinh địa tĩnh bằng vận tốc góc
trái đất, nên vệ tinh địa tĩnh xem như đứng yên trên cao. Hình chiếu quỹ đạo
chính là kinh độ trên xích đạo = 1 điểm.
Do yêu cầu như trên, địa điểm phóng vệ tinh thường
chọn có vĩ độ thấp, có như thế sẽ dễ dàng vào quỹ đạo địa tĩnh. Địa điểm phóng
có vĩ độ cao phải tốn thêm năng lượng để điều chỉnh dần quỹ đạo bay.
Nhờ vệ tinh địa tĩnh đứng yên, dễ dàng hướng ăng ten
dân dụng thu sóng (truyền hình).
2- Dưới độ cao của vệ tinh địa tĩnh là các vệ tinh phi địa tĩnh [Non Geostationary Satellite Orbit (viết tắt NGSO)] , do độ cao thấp
hơn, chúng buộc phải quay nhanh hơn.
Vệ tinh phi địa tĩnh được phóng ở bất kỳ vĩ độ. Đa
số các nước phóng vệ tinh thường ở vĩ độ cao, vd 40 độ vĩ bắc.
Vệ tinh trên chóp hỏa tiễn dựng đứng trên đất, phóng
thẳng lên trời. Tức là khi phóng, quỹ đạo bay hợp với mặt phẳng xích đạo một
góc bằng vĩ độ.
Khi vệ tinh đạt tốc độ thích đáng (chừng
7,9km/giây), vệ tinh lọt vào quỹ đạo tròn bay quanh trái đất. Tùy theo cao độ
của quỹ đạo mà vệ tinh cần phải có các tốc độ góc khác nhau. Nói chung tốc độ
góc nầy thường lớn hơn tốc độ góc của trái đất, nghĩa là vệ tinh quay quanh
trái đất nhiều lần trong một ngày.
Nhắc lại: Quỹ
đạo vệ tinh là hình tròn cùng tâm trái đất, bán kinh là bán kính trái đất + độ
cao vệ tinh, và cắt mặt phẳng xích đạo một góc bằng vĩ độ nơi phóng vệ tinh. (xem
hình trên)
Vì quay chung quanh trái đất nên rõ ràng quỹ đạo vệ
tinh sẽ di chuyển từ vĩ độ cao xuống.. rồi tăng lên, vd, từ +40 độ bắc xuống
dần đến 0 (xích đạo), tiếp tục “xuống” đến -40 độ = 40 độ nam bán cầu; sau đó
lại di chuyển theo vĩ độ dần cao lên: -40 -> 0 -> 40.
Tổng
hợp quỹ đạo vệ tinh và trái đất, vị trí vệ tinh chiếu lên bản đồ địa cầu PHẲNG
sẽ là tập hợp các điểm hình sin.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét