Translate

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

Trăng tròn và lễ Phục sinh (Easter)


I- Sơ lược về dương lịch và âm lịch

Khắp nơi trên thế giới đều dùng dương lịch trong giao tiếp chung. Dương lịch (DL) bắt nguồn từ Kitô giáo (Christ) tính thời gian dựa trên quỹ đạo trái đất so với mặt trời. Dương lịch phản ảnh đúng thời gian các mùa thay đổi trong năm.
Các mốc thời gian như Xuân phân (21/3 DL), Hạ chí (22/6 DL), Thu phân (23/9 DL) hay Đông chí (22/12 DL) tương đối hằng định. (có thể xê dịch 1 ngày).

Đa số các nước đông phương cũ lại dùng âm lịch. Âm lịch tính thời gian theo quỹ đạo mặt trăng so với trái đất. Ưu điểm của âm lịch là trực quan: nhìn được trăng tròn hay trăng khuyết; nhược điểm là không phản ảnh đúng thời gian các mùa thay đổi trong năm. (mùa do vị trí tương đối của trái đất so mặt trời). Khắc phục bằng cách "độ chế" âm lịch đuổi theo dương lịch, biến thành Âm-Dương lịch. Trên tờ lịch chúng ta (VN) ngoài dương lịch in đậm phía trên, bên dưới chính là âm dương lịch.

II- Lễ Phục sinh theo âm lịch

Lễ Giáng sinh cố định vào ngày 25/12 dương lịch hằng năm. Điều nầy dễ hiểu vì 2000 năm trước chẳng ai biết thời gian chính xác Mẹ Maria lâm bồn, chỉ truyền tụng câu:
"Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời"
Mùa đông lạnh lẽo chí ít cũng vài tháng, có trời mới biết ngày Chúa sinh ra! Lúc ấy dân La mã hàng năm ăn mừng "Thần Mặt trời" (Feast of The SolInvictus) vào ngày 25 tháng 12. Năm 312, Hoàng đế La Mã Constantine I theo Kitô giáo. Ông đã hủy bỏ ngày lễ "Thần Mặt trời" và thay vào đó là ngày mừng sinh nhật Chúa Giêsu. Đến năm 354, Giáo hoàng Libêrô công bố ngày 25 tháng 12 là ngày chính thức để cử hành lễ Giáng sinh của Chúa Giêsu.

Lễ Phục sinh có khác, lại dựa theo âm lịch! Nhiều người nhớ lại rằng Chúa Giêsu bị hành hình vào ngày thứ sáu, sống lại vào ngày chủ nhật, lúc đó trăng đã tròn và mùa xuân đã tới. Để giữ tính lịch sử, Giáo hội La Mã đã quyết định hằng năm tổ chức kỷ niệm Lễ Phục sinh đúng như thế hay gần đúng như thế: Là chủ nhật đầu tiên sau trăng tròn sau ngày xuân phân.

Ngày lễ Phục sinh hằng năm hóa ra rối rắm nhỉ! Đúng thế, một giáo dân vào đầu năm dương lịch hoàn toàn không biết năm nay ngày lễ Phục sinh là ngày nào! Chỉ cho đến khi linh mục giáo xứ thông báo Lễ Tro vào thứ tư, mới có căn cứ để tính nhẩm ngày chủ nhật lễ Phục sinh là 40 ngày sau đó.

Sở dĩ ngày lễ Phục sinh hằng năm không cố định vì phải tính được ngày rằm sau ngày xuân phân (21/3); chỉ đến khi ấy mới tìm ra ngày chủ nhật kề sau. Hóa ra ngày lễ Phục sinh có một phần phải tính theo âm lịch.

III- Cách tìm ngày lễ Phục sinh

A- Tìm ngày Phục sinh theo lịch treo tường:

1- Tìm đến ngày 21/3 DL
2- Xem AL ngày 21/3 là ngày nào:
a- Nếu AL là 15, dò tìm trên AL ngày 15 tháng sau. Từ đó tìm ngày chủ nhật kề sau đấy.
b- Nếu AL khác 15, dò tìm tiếp cạnh đó ngày 15 AL. Từ đó tìm ngày chủ nhật kề sau đấy.

B- Tìm ngày Phục sinh theo Excel (MS Office)

Có thể tìm ngày Phục sinh theo Excel, trị số tìm được đúng trong khoảng các năm từ 1900 đến 2368

=FLOOR("5/"&DAY(MINUTE(YYYY/38)/2+56)&"/"&YYYY,7)-34
mà YYYY là năm dương lịch. Ví dụ năm 2013 sẽ là:

=FLOOR("5/"&DAY(MINUTE(2013/38)/2+56)&"/"&2013,7)-34

bạn copy công thức trên, dán vào một ô bất kỳ trên một worksheet
Nếu ô đó chưa được định dạng (General), kết quả là 41364 cho năm 2013.
Nếu thế, nhấn vào ô đó, trên menu Excel, nhấn Format, nhấn Cells, Bảng Format cells hiện ra, chọn Date bên dưới và OK. Kết quả là ngày 3/31/2013

C- Tìm ngày Phục sinh theo VB6

Phép toán ngày phục sinh dựa theo cơ quan United States Naval Observatory (USNO)

Function EasterUSNO(YYYY As Long) As Date
    Dim C&, N&, K&, I&, J&, L&, M&, D&
    C = YYYY \ 100
    N = YYYY - 19 * (YYYY \ 19)
    K = (C - 17) \ 25
    I = C - C \ 4 - (C - K) \ 3 + 19 * N + 15
    I = I - 30 * (I \ 30)
    I = I - (I \ 28) * (1 - (I \ 28) * (29 \ (I + 1)) * ((21 - N) \ 11))
    J = YYYY + YYYY \ 4 + I + 2 - C + C \ 4
    J = J - 7 * (J \ 7)
    L = I - J
    M = 3 + (L + 40) \ 44
    D = L + 28 - 31 * (M \ 4)
    EasterUSNO = DateSerial(YYYY, M, D)
End Function

Ta thử gọi cho năm 2013:
MsgBox EasterUSNO(2013)
Kết quả là 3/31/2013

Một function nhỏ dưới đây sẽ đúng chỉ trong các năm từ 1900 đến 2099:

Function EasterDate(Yr As Integer) As Date
    Dim D As Integer
    D = (((255 - 11 * (Yr Mod 19)) - 21) Mod 30) + 21
    EasterDate = DateSerial(Yr, 3, 1) + D + (D > 48) + 6 - ((Yr + Yr \ 4 + D + (D > 48) + 1) Mod 7)
End Function

Ta thử gọi cho năm 2013:
MsgBox EasterDate(2013)
Kết quả là 3/31/2013

các công thức trên gốc từ trang:
http://www.cpearson.com/excel/easter.aspx

Bạn có thể dùng phần mềm đơn giản để biết ngay:
Đổi ra năm Âm Lịch Can Chi
http://www.mediafire.com/download.php?816jfefmpdr99gg

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Trực tuyến

Mục lục Toàn bộ (theo thứ tự thời gian)

Trực tuyến