Translate

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

Tước vị phong kiến


Đọc sách ta hay gặp các tước vị như Công tước, Bá tước, Nam tước... Hệ thống tước vị ở phương Tây và Phương Đông có khác biệt. Bài viết chỉ sơ lược về hệ tước vị (Bạn đọc có thể gõ trên Google bổ sung) mà chuyên bàn luận các điều thú vị quanh các chức tước nầy.

1- Phương Tây:

Các tước vị phong cho người có công lao (không thuộc hoàng tộc) là: theo thứ tự cao thấp với Công tước, Hầu tước, Bá tước, Tử tước và cuối cùng Nam tước. Các tước nầy đời xưa có lãnh địa riêng, giờ thì thôi, chỉ còn danh xưng và hiếm dần.

Tước vị phong kiến đã mai một, do đó hiện tại Hoàng gia chỉ còn phong hai tước mới là Huân tước (Lord) và Hiệp sĩ (Knight).

Các tước vị thuộc hoàng tộc: Hoàng đế, Vua, Phó vương (Viceroy), Đại Công tước.

Nếu nước lớn (đế quốc) thì nhà vua xưng Hoàng đế (Emperor), nước nhỏ thì xưng Vương (King). Hiện giờ chả nước nào xưng là Đế quốc cả, toàn là Vương quốc.

Có nước duy nhất hiện nay (2013) mà người đứng đầu có tước vị Đại Công tước; do đó nước đó không xưng là Vương quốc mà khiêm tốn là Đại Công quốc, đấy là Đại Công quốc Luxembourg.

Người đứng đầu nước Nga xưa cũng chỉ có tước vị Đại Công tước, còn thua  cả tước Vương các nước châu Âu khác. Năm 1547 Đại công tước Moskva thấy quê quá bèn tự xưng là Sa hoàng, ngang cấp tước Vương!

Tước vị của Nữ Hoàng Elizabeth II là tước Nữ Vương (Queen) chứ không phải (Empress = Nữ Hoàng), mặc dù bà là nguyên thủ 16 quốc gia độc lập thuộc Khối Thịnh vượng chung.
Thái tử nước Anh thường kèm chức Công tước xứ Wales và một loạt tước vị đứng đầu các xứ nhỏ khác.

2- Phương Đông:

Hệ thống tước vị khá phức tạp, các tước vị cao cấp tương đương hệ thống phương tây. Đáng nhắc đến là Vương, Công.

a- Tước Vương:

Thời xưa ở nước Tàu, Vua chỉ xưng Vương là tối đa, Vua chư hầu giảm một cấp với tước Công.
vd: Trịnh Trang Công, Vua nước Trịnh, chư hầu Nhà Chu (Tàu).

Từ thời Vua Tần Thủy Hoàng trở đi lại xưng Đế, Vua chư hầu nâng cấp thành tước Vương.
vd Vua Tàu phong Vua nước Việt làm An Nam quốc vương.
(Tuy nhiên trong nước, Vua Việt Nam vẫn xưng Hoàng đế.)

*** Con của Đế, nếu được phong sẽ được ngay tước Vương:
vd Tuy Lý Vương con của Vua Minh Mạng.

*** Con của Đế, nếu không được phong:
- Con trai của Đế được gọi Hoàng tử (giảm 1 cấp, gần tước Vương chính thức)
- Con gái của Đế được gọi Công chúa (giảm 2 cấp, gần tước Công nhất đẳng = Quốc Công)

Thân Vương là tước vị cao cấp phong cho người thân ruột thịt kề cận với Hoàng đế. Trong nhóm nầy, nếu ai được phong với 1 chữ ghép thì lại càng oai, gọi là Nhất tự Vương, vd Hoài Vương.

Nói chung, trừ Quốc Vương và Quận Vương phong cho các lãnh chúa; tước Vương chỉ phong cho Hoàng tộc.

Tại Việt Nam thời Trịnh Nguyễn phân tranh, Vua Lê là Hoàng đế, bá chủ hai cõi bắc nam đều tước Vương: chúa Trịnh và Chúa Nguyễn. Nguyễn Huệ lần đầu ra bắc dẹp Chúa Trịnh, được Vua Lê phong là Nguyên súy Dực chính phù vận Uy Quốc Công, Sau đó Nguyễn Nhạc ([tự xưng là]Trung ương Hoàng đế, đóng đô ở Qui Nhơn) phong Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương cai quản vùng đất Thuận Hóa trở ra đèo Hải Vân.

b- Tước Công:

Từ tước Công trở đi có thể phong cho mọi người có công lao tương ứng.

- Con trai của Vương, được gọi là Công tử (giảm 1 cấp, tước Công), ví dụ Công tử Doanh Chính con của Trang Tương Vương nước Tần. Thời gian sau, từ Công tử được dùng phổ biến, chỉ nhóm thanh niên con nhà phú quý.
- Con gái của Vương, được gọi là Quận chúa (giảm 2 cấp, gần như quận công), vd Quận chúa Quỳnh Liên, con gái chúa Trịnh Cương, Mẹ của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều (NGT tác giả Cung oán ngâm khúc).

Tước công hay nhắc đến ở Việt Nam chúng ta là Quốc Công Tiết chế Trần Hưng Đạo. Sau đó ông còn được phong lên tước Vương là Hưng Đạo đại Vương hay gọi ngắn là Hưng Đạo Vương. Nhiều con trai của Hưng Đạo Vương đều được phong Vương do công lao cùng cha chống quân Nguyên.

Tước Công nhỏ hơn là Quận Công, Hương Công và Công. (Hương là thôn làng).

Từ thời Trịnh - Nguyễn, hai tước Công và Hầu được phong rất nhiều, chưa kể các tước nhỏ hơn. Thậm chí cuối đời nhà Nguyễn, có thể dùng tiền mua tước vị thấp!

1 nhận xét:

  1. Nếu nói trên thế giới còn Hoàng đế không thì vẫn còn, đó là Thiên hoàng. Do bản thân tước vị của vị vua Nhật Bản là Hoàng đế và chưa từng bị thay đổi nên cơ bản Thiên hoàng vẫn là Hoàng đế duy nhất còn tồn tại dù Nhật Bản bây giờ không tự xưng là Đế quốc mà gọi là Nhật Bản quốc.

    Trả lờiXóa

Trực tuyến

Mục lục Toàn bộ (theo thứ tự thời gian)

Trực tuyến