Translate

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Các mốc Tàu xâm chiếm Việt Nam thời cận đại và hiện đại.

Các mốc Tàu xâm chiếm Việt Nam thời cận đại và hiện đại.
(Các dòng màu chữ đỏ đậm)

1- Lãnh thổ Việt Nam thời cận đại bị Pháp xâm chiếm và đặt chính quyền bảo hộ. Từ đó toàn bộ đất nước, trên danh nghĩa, là thuộc Pháp gồm đất liền và 2 quần đảo Hoàng sa cùng Trường sa.
Cần lưu ý trong giai đoạn nầy, sự chiếm đóng của Pháp trên 2 quần đảo là sự tiếp nối quyền thống trị từ nhà Nguyễn và không gặp sự phản đối nào trên trường quốc tế cho đến thời thế chiến thứ 2.


2- Nhật đã chiếm toàn bộ Việt Nam từ Pháp trong thế chiến II. Cuối thế chiến, Nhật bản thua trận, thế cục Việt Nam diễn biến như sau:

2a- Đất liền:
- Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền từ Nhật, tháng 9/1945, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH).
- Tàu (Trung hoa dân quốc - Tưởng Giới Thạch - TGT) tràn quân vào miền Bắc Việt Nam để giải giáp vũ khí quân Nhật.
- Anh, Pháp đưa quân vào miền Nam để giải giáp vũ khí quân Nhật. Sau đó Anh bàn giao cho Pháp.
- VNDCCH thỏa thuận với Pháp, quân Pháp thay quân Tàu (TGT) ở miền Bắc. Mục đích thỏa thuận là Việt Nam (HCM) muốn gạt Tàu (TGT) để dồn lực chống lại địch quân duy nhất là Pháp.
- Pháp cũng lập thể chế Việt Nam Cọng Hòa (VNCH) với Quốc trưởng là Bảo Đại (BĐ).

2b- Biển đảo:
- Tàu (TGT) với danh nghĩa giải giáp quân Nhật, chiếm đảo Ba Bình (Trường sa TS) và giữ từ đó đến nay. Cả VNDCCH và Pháp đều không có sức giành lại vì đang trong cuộc chiến Việt- Pháp.

3- Chiến tranh chống Pháp 1946-1954:
VNDCCH chống Pháp trên khắp cả nước. VNCH co cụm dưới sự bảo vệ của Pháp ở các thành phố lớn.
Chiến thắng Điện Biên Phủ, 1954 buộc Pháp phải rút khỏi toàn bộ đất nước Việt Nam. Lãnh thổ Việt Nam bị chia 2 ngang vĩ tuyến 17: Phía Bắc là VNDCCH, theo chế độ cộng sản. Phía Nam là VNCH, theo khối tự do.

Biển đảo: Tàu (Mao Trạch Đông, MTĐ) lợi dụng lúc chia cắt đất nước, chiếm nửa quần đảo Hoàng sa (1956). Phần còn lại, VNCH tiếp quản.

4- Nội chiến Nam Bắc Việt Nam:
VNCH không chịu tổng tuyển cử để cùng thống nhất đất nước với VNDCCH đang do đảng cộng sản nắm quyền.
Với quyết tâm thống nhất đất nước, VNDCCH lập MTDTGPMN nhằm lật đổ VNCH. Để cứu VNCH non trẻ, Mỹ (và Đồng minh) đổ quân vào VNCH và mở rộng không chiến đến VNDCCH.
[Miền Bắc VN gọi cuộc chiến là chiến tranh chống Mỹ Ngụy; Miền Nam VN gọi cuộc chiến là chiến tranh chống cộng sản (văn vẻ gọi là cuộc chiến ý thức hệ). Phía Bắc VN được khối cộng sản giúp, đứng đầu là Liên xô và Tàu. Phía Nam VN được Mỹ hậu thuẫn]

Biển đảo: Cuối cuộc nội chiến, lợi dụng VNCH suy yếu do Mỹ rút quân, Tàu (MTĐ) chiếm nửa Hoàng sa còn lại từ tay VNCH (1974).

5- Thời hiện đại, Việt Nam thống nhất lập nên Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN).
VNDCCH đánh tan VNCH (1975) thống nhất đất nước. Khối cộng sản: Tàu (MTĐ) xích mích Liên xô. CHXHCNVN chơi thân Liên xô, Tàu (MTĐ) căm ghét Việt Nam.

5a- Chiến tranh phía tây nam: Khmer đỏ chiếm Campuchia, Tàu xúi Khmer đỏ quấy rối biên giới tây nam Việt Nam. 1979, Việt Nam tràn quân chiếm trọn Campuchia, lập chính phủ thân Việt Nam. Cuộc chiến nầy cứu nhân dân campuchia thoát nạn diệt chủng do Khmer đỏ gây ra, nhưng vẫn không được dư luận quốc tế ủng hộ (trừ khối cộng sản đông Âu) vì đang cuối thời kỳ chiến tranh lạnh giữa 2 khối tự do và cộng sản.

5b- Chiến tranh Việt Tàu: Ngay khi Việt Nam đánh Khmer đỏ, Tàu (Đặng Tiểu Bình, ĐTB) xua quân tràn qua biên giới phía bắc Việt Nam (1979) để mong cứu Khmer đỏ. Giai đoạn nầy, Việt Nam gọi Tàu là "Kẻ thù truyền kiếp!"
Quân Tàu (ĐTB) chiếm vài tỉnh phía bắc, Việt Nam tổng động viên. Tàu (ĐTB) liền rút quân. Tuy thế chúng vẫn chiếm một số cao điểm và tiến hành chiến tranh cấp địa phương trong 10 năm.

Biển đảo: 1988 Tàu chiếm một số đảo và bãi ngầm ở quần đảo Trường sa. Chiến sĩ Việt Nam anh dũng chống lại.

6- Thời kỳ Việt Nam hòa bình: từ 1990 đến nay:
Kinh tế Việt Nam quá suy sụp, lãnh đạo Việt Nam phải nghị hòa với Tàu nhằm tranh thủ thời gian phục hưng đất nước. Cuộc chiến Việt Tàu 1979 bị quên lãng!
Dù vẫn là nước cộng sản, Việt Nam mở rộng bang giao khắp thế giới, kể cả nước cựu thù là Mỹ.
Việt Nam ký kết với Tàu hiệp định biên giới. Nhưng các đảo, tụi Tàu dứt khoát không nhả.

Có lẽ một số người chức quyền vẫn có khuynh hướng thân Tàu, hay qua đó chơi. Lãnh đạo Tàu dạy rằng 16 chữ vàng là nền tảng cho mối bang giao Tàu Việt. Thế nhưng chúng lại lè cái lưỡi bò muốm liếm trọn biển Đông. Hậu quả là các hoạt động sản xuất ngư nghiệp, dầu khí của Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng do "tàu lạ" phá hoại!

2014: Tàu (Tập Cận Bình, TCB) ngang nhiên đưa dàn khoan dầu vào hoạt động trong thềm lục địa Việt Nam, kèm theo nhiều tàu quân sự. Lúc nầy thì Tàu (TCB) lộ rõ bộ mặt tham lam, bành trướng của "Giấc mơ Trung hoa"! hăm dọa chiếm đất, biển các nước chung quanh.

TT NTD

** Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (NTD):  Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó.

** Phó thủ tướng Vũ Đức Đam (VĐĐ): (16 chữ vàng)... Nhưng vàng chưa phải quý nhất, kim cương còn quý hơn vàng. Rồi có thứ còn quý hơn cả kim cương mà Bác Hồ đã dạy, đó là "độc lập, tự do".



-------------
Xem trực tiếp toàn bộ blog Chuyện Linh Tinh

Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014

Tìm hiểu biểu thức của Einstein E = mc2

1- Kiến thức vật lý phổ thông:
Gọi mo là khối lượng nghỉ của một vật.
Khi vật nầy di chuyển với vận tốc v, đương nhiên vật sẽ có thêm động năng (1/2)mov2

2- Kiến thức vật lý đại cương (đại học):
Với vật khối lượng nghỉ mo, khi chuyển động sẽ có khối lượng là m (khối lượng biến đổi theo chuyển động).
mà m = mo/(1-β2)             (1)
trong đó β = v/c

3- So sánh mo và m:
Nhân m và mo với c2, ta được mc2 và moc2
Lập hiệu 2 số thu được ở trên: mc2 - moc2
thế (1) vào, ta có: mc2 - moc2 = moc2[1/((1-β2) - 1)]  (2)

đẳng thức gần đúng: 1/(1-β2) ≈ 1 + (1/2) β2

đẳng thức (2) sẽ là: mc2 - moc2 = moc2(β2/2)
thế β = v/c vào, ta thu được: mc2 - moc2 = (1/2)mov2
(1/2)mov2 chính là động năng của mo đã nói ở mục 1-

4- Biểu thức E = mc2
Hóa ra động năng một vật di chuyển (1/2)mov2 là đến từ hiệu hai nguồn năng lượng!
Chuyển vế thử xem: mc2 = moc2 + (1/2)mov2          (3)
Vế sau của (3): (1/2)mov2 thì ta đã biết, vậy moc2 là nguồn năng lượng từ đâu mà lại có liên quan đến mo?

Ta nhớ lại, khi vật mo di chuyển, có thêm động năng, khối lượng sẽ biến đổi thành m. Vậy, sự chênh khối lượng m - mo là nguồn gốc của động năng. Rõ ràng trong cả 2 trường hợp khối lượng nghỉ mo hay động m, chúng đều có năng lượng nội tại. 
Kết luận: moc2 nguồn năng lượng nội tại của mo (nội năng).

Vì vật chất luôn chuyển động, ta kết luận rằng: Năng lượng của một vật chuyển động có thể được viết:

E = mc2           (Einstein)


mà mc2 là tổng năng lượng nghỉ moc2 và động năng của nó.

5- Uy lực của năng lượng trong biểu thức E = mc2
Không có một thông tin nào khác của một vật, ngoại trừ khối lượng. Ta vẫn có thể biết nội năng vật ấy:
                        U = moc2
Với c là vận tốc ánh sáng, đây là con số khủng khiếp! c = 300.000 km/s. Tính toán theo hệ mét là 3. 108 m/s
Giả sử vật bấy kỳ có khối lượng 1 kg. Nội năng của nó sẽ là: 1 x (3.108)2 = 9.1016 Joule.
Hay viết tròn dễ nhìn là 1017J. Năng lượng nầy tương đương đốt cháy 3 triệu tấn than!

Cần lưu ý rằng tuy con số trên thật khủng khiếp, nhưng cho đến nay, chưa ai biết cách khai thác toàn vẹn nội năng của một vật! (Khai thác toàn vẹn là vật ấy biến mất hoàn toàn và giải phóng hết nội năng).
Về lý thuyết, để giải phóng hoàn toàn nội năng, chỉ có cách dùng vật chất chạm đối vật chất. Tuy nhiên ngày nay, với khoa học kỹ thuật ở các nước tiến tiến, vẫn chỉ tổng hợp vài đối nguyên tử...


Bom nhiệt hạch (khinh khí), bom phân hạch (nguyên tử) hay các nhà máy điện hạt nhân... tất cả chỉ khai thác sự dôi dư khối lượng trong các phản ứng tổng hợp hay phân rã hạt nhân!

Vâng, chỉ một rẻo nhỏ dôi dư khối lượng ấy, chúng đã phóng thích ra năng lượng cuồng bạo thế nào mà các bạn đã xem qua phim ảnh khi các loại bom nguyên tử nổ, hoặc tạo ra nguồn điện phong phú trong các nhà máy điện hạt nhân.


----------
Xem trực tiếp toàn bộ blog Chuyện Linh Tinh

Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Pin nguyên tử: Dùng chất phóng xạ trong thiết bị dân dụng


1- Pin thông thường là một máy phát dòng điện một chiều, dựa trên phản ứng hóa học một chiều: có nghĩa là dùng xong thì vứt đi.
Trái với ắc quy là máy phát điện dòng điện một chiều, dựa trên phản ứng hóa học thuận nghịch, hay phóng nạp: có nghĩa là dùng xong có thể sạc lại dùng tiếp. Dòng điện của ắc quy được cung cấp do phản ứng hóa học chiều phóng.
Vậy thì Pin sạc thực chất là ắc quy, chỉ có điều nhà sản xuất chế tạo: hoặc theo hình dáng Pin để dễ dùng, hoặc chế tạo theo công nghệ khô như pin: hồ sệch thay vì dung dịch. Tuy nhiên hiện nay, xu hướng chung vẫn xem pin sạc là pin!

2- Pin Plutonium: Khoảng những năm 60, 70 của thế kỷ trước, Mỹ đã sản xuất Pin nguyên tử dùng cho máy tạo nhịp tim (phẫu thuật cấy máy và pin vào người). Trong 250 viên Pin nguyên tử được hãng Medtronic sản xuất, có viên vẫn chạy tốt đến 22 năm!
Pin nguyên tử nầy, nguồn nhiên liệu chính là chất phóng xạ Plutonium 238. Chất Pu-238 nầy phóng xạ tia alpha rất mạnh gây nên nóng bản thân chúng và môi trường chung quanh.

Tia alpha: 2 proton dính 2 neutron, mang điện dương, cũng gọi là hạt nhân heli. Độ xuyên thấu kém, tờ giấy thường cũng đủ chặn tia alpha.

Tia beta: hạt electron mang điện âm, là tia điện tử. Độ xuyên thấu kém, tấm kính mỏng hay da dày cũng đủ chặn.


Mang tiếng là Pin nguyên tử, nhưng pin vận hành lại quá đơn giản: Khối Pu-238 phát xạ rỉ rã tia alpha làm nóng bản thân nó, áp vào vĩ bán dẫn sẽ tạo nên dòng điện do chênh lệch nhiệt độ. Khó sản xuất là phải bao bọc kỹ khối phóng xạ đó.
Pin nguyên tử dùng Pu-238 có thời gian bán rã đến 88 năm, sẽ sản xuất dòng điện yếu nhưng lâu dài.

Như trên đã nói, Pin Pu-238 trước dùng trong máy tạo nhịp tim để bệnh nhân đỡ phẫu thuật thay pin. Hay dùng hơn cả là trong các phi thuyền bay xa: pin mặt trời không tác dụng! Ví dụ phi thuyền Voyager 1 và 2 đều dùng Pin Pu-238 để cấp điện cho thiết bị liên lạc vì hiện nay chúng ra tận rìa hệ mặt trời, tụi nầy được phóng cách đây mấy chục năm! (1977)
Phi thuyền Thỏ ngọc (Tàu) vừa rồi cũng dùng loại Pin nguyên tử nầy để cấp điện khi Mặt trăng đi vào vùng tối. (Các báo lại cho rằng dùng pin nầy để sưởi các mạch điện tử!)
Dân dụng: Chính phủ Mỹ đã cấm sản xuất và sử dụng pin nầy từ thập niên 1980 do lo ngại an toàn phóng xạ.

2- Pin Tritium: Từ những năm 2000, Mỹ đã sản xuất Pin nguyên tử khác, nguồn là Tritium.
Chất Tritium là hydro có tan trong nước biển!

Thay vì hydro chỉ có 1 proton trong nhân, đồng vị của hydro lại chứa thêm 1 hay 2 hạt neutron. Chứa thêm một hạt, nguyên tố hydro nầy gọi là deuterium, và chứ thêm 2 hạt proton thì gọi là tritium.
Trên báo Tàu rao bán Pin nguyên tử nầy, nghe nói chúng khoe là Pin nguyên tử dùng phản ứng tổng hợp nhiệt hạch!

Rõ là ba xạo! Phản ứng nhiệt hach cần nhiệt độ rất cao vài triệu độ như trên Mặt trời. Ở đây cục pin bé tí thì tổng hợp cái gì?

Cơ chế phát điện của Pin nguyên tử Tritium như sau: Nguồn Tritium bắn ra tia beta (điện tử), chúng xâm nhập vào vĩ bán dẫn. Ở lớp tiếp xúc p-n, chúng tạo điện tử âm lao về bản n và ion dương lao về bản p.
(Cơ chế nầy khác với Pu-238, ở trên thì chênh nhiệt sinh điện)

Hai loại Pin nguyên tử mô tả trên, phóng tia alpha hay beta có tính xuyên thấu yếu, nên dễ dàng bao bọc ngăn chặn, để có thể dùng trong dân dụng. Tuy nhiên nhắc lại: dòng điện các loại Pin nguyên tử nầy rất yếu, chỉ thích hợp mạch điện công suất thấp, và dùng trong thời gian lâu dài, vì tụi nguyên tố phóng xạ có thời gian bán rã dài, nên chúng cứ việc phóng tia rỉ rã...

----------
Xem trực tiếp toàn bộ blog Chuyện Linh Tinh

Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

Lan man về Vương phi và Công nương



1- Khởi phát tiếng Việt vốn nghèo nàn từ ngữ. Qua ngàn năm bị Tàu đô hộ, các từ gốc Hán nhập và Việt hóa, phát âm theo chuẩn nhà Đường làm phong phú thêm tiếng Việt. Đến thời cận đại và hiện đại, các từ gốc phương tây lại du nhập vào để tiếng Việt ngày nay thêm giàu có. Tuy thế, việc sử dụng từ ngữ tiếng Việt hiện tại vẫn còn nhiều bối rối do nhiều từ ngữ chưa tương thích, ví dụ ta nên gọi Vương phi Diana hay Công nương Diana (nước Anh)?


2- Khi bàn về các từ ngữ kép Hán Việt (mà tôi có đề nghị gọi là từ Việt Đường), ta lưu ý danh từ chính luôn luôn nằm phía sau (bên phải, khi viết từ trái qua); ví dụ từ kép Việt hóa, danh từ chính là hóa = hóa thành, danh từ Việt là phụ. Việt hóa là trở thành thuộc về dân tộc Việt.

Diana, Công nương xứ Wales

2a-  Vương phi, với danh từ chính là phi với nghĩa là vợ. (Bỏ qua việc từ phi vốn là cấp bậc tước của vợ vua Tàu như Hậu, Phi, Tần... Mỗi triều đại Tàu đặt tùm lum tước vợ lẽ của vua!)
Danh từ phụ là Vương với nghĩa là tước Vương. Vương phi nghĩa là vợ của người tước vương. Vậy (đàn ông) ai được phong Vương, người vợ mới được gọi là Vương phi!

Với Diana là vợ của Thái tử Charles: Thái tử Charles hiện chưa được phong vương! 
(Trích vi.wikipedia.org viết: "Charles, Thân vương xứ Wales" là không chính xác.)
Theo thông lệ Thái tử nước Anh chỉ được phong tước "Hoàng tử xứ Wales" (Prince of Wales), ngoài ra còn được phong Công tước (Duke) xứ Rothesay, Công tước xứ Cornwall...
Vậy ta không thể gọi là Vương phi Diana.

** Nói thêm ngoài lề: Tương tự danh từ kép Vương quốc: tức là nước có vua xưng vương, khác với Đế quốc là nước có vua xưng Đế, hay Công quốc là nước có vua xưng Công (tước).
Các từ nầy hiện nay dùng khá lộn xộn: Đế quốc giờ với nghĩa một nước lớn chuyên bắt nạt nước nhỏ _ mà thật sự như thế! Còn các Công quốc, chỉ có Công quốc Luxembourg thì vua là Đại Công tước, còn Công quốc Monaco, Liechtenstein thì vua là Hoàng tử (Prince), mà thực ra phải gọi là Thân vương quốc Monaco hay Liechtenstein, nên Prince trong trường hợp đứng đầu nước nầy có thể gọi là Hoàng Thân hay Thân vương. Thế nhưng các báo lại viết là quốc vương!
(Thân vương cũng là một tước cao cấp, cao hơn cả tước Vương, nên đừng tùy tiện dùng.)

** Lưu ý thêm: Vua xưng Đế, gọi là Hoàng đế, thêm chữ Hoàng. Gia tộc của Đế không gọi là Đế gia mà gọi là Hoàng gia, và vua xưng Vương, gia tộc của Vương gọi là Vương gia. Hiện giờ dùng từ Hoàng gia tùm lum, chung cho các gia tộc của vua, bất kể vua xưng Đế, Vương hay Công!
Còn Vương gia lại đang hiểu là một người có tước Vương!

Vợ của Đế, gọi là Hoàng hậu (vợ chính) hay Hoàng phi. Vợ của Vương là Vương hậu (vợ chính) hay Vương phi. Giờ Hoàng hậu dùng tràn lan thay cho cả Vương hậu, còn Hoàng phi lại né không dùng.

Và tương tự, con của Vương, gọi là Vương tử (nam) hay Vương nữ (nữ). Con của Đế gọi là Hoàng tử (nam) hay Hoàng nữ (nữ). Hoàng nữ thường được gọi theo tước mặc định là Công chúa. Tuy nhiên, giờ cứ con vua gọi là Hoàng tử hay Công chúa tuốt.

Cần lưu ý, Hoàng tử vừa là tên gọi con trai vua, vừa là tước. Trong khi Hoàng nữ chỉ là tên gọi con gái vua. Các tước Hoàng tử và Công chúa chỉ áp dụng trong Hoàng gia. Mắc lỗi nặng, Hoàng tử hay công chúa có thể bị phế truất thành dân thường. Trong nhiều Hoàng tử Tàu, một số được phong Vương.
Hoàng tức là từ để chỉ chung con dâu của vua, không nêu đích danh một ai.

Trở lại với Diana, với thân phận vợ Thái tử Charles (Hoàng tức), có thể gọi là Thái tử phi Diana!

2b- Công nương: Đa số các tước ở châu Âu, khi dịch, phải dùng các tước vị cổ của Tàu tương đương. Mà Tàu cổ thì không có tước Công nương!
Nương, danh từ chính, nghĩa gốc là nàng. Nương chỉ người phụ nữ cao quý: con vua Hùng gọi là Mị nương. Võ Tắc Thiên được ban chữ là Mị (đẹp) nên được gọi là Võ Mị nương.

Công đương niên là tước Công. Tuy từ Công nương không có trong hệ thống tước vị của Tàu, mà theo nghĩa Công nương có thể hiểu, người đàn bà cao quý ngang tước Công, địa vị theo ngữ nghĩa có lẽ chỉ thua Công chúa (cùng tước Công) một tí.

Thực ra Diana được gọi là Công nương từ lúc Diana cưới Thái tử Charles. Trước đấy Diana mới được phong tước Lady (Quý bà, tương đương huân tước [Lord]). Vì Thái tử Charles có tước "Hoàng tử xứ Wales" (Prince of Wales) nên Diana mặc nhiên có tước Princess of Wales. Nếu con gái vua nước Anh chuẩn bị nối ngôi, được phong Princess of Wales sẽ gọi là Công chúa xứ Wales. Ở đây, Diana là vợ "Hoàng tử xứ Wales" nên tước Princess of Wales được dịch rất hay là Công nương xứ Wales.

Tóm lại, Công nương là từ tên dịch của tước Princess nước Anh. Cả sau khi Diana ly hôn với Thái tử Charles, Hoàng gia Anh vẫn không hủy bỏ tước Princess of Wales của bà. Do đấy, gọi Vương phi Diana vừa không đúng ngữ nghĩa, vừa không đúng ngữ cảnh sau này. Mà gọi Công nương Diana thì hay và hợp lý vô cùng. Nếu tôn trọng người đã khuất, phải gọi là Cố Công nương Diana Frances Spences!
(dân chúng Anh gọi tắt là Diana Spencer, trong khi tên bà có chữ lót của tên mẹ: Frances Shand Kydd)

==> Đề nghị dùng từ "Công nương" nghe hay hơn, thay cho "Thái tử phi" nghe không được thuận tai, dù các học giả có trưng bằng chứng tiếng Hán về từ "Thái tử phi" nầy. Công nương, nghĩa là vợ Hoàng tử, là Hoàng tức, thế thôi.

----------
Xem trực tiếp toàn bộ blog Chuyện Linh Tinh

Thứ Năm, 8 tháng 5, 2014

Cần bổ sung Luật Hôn nhân_ Cấm kết hôn trong phạm vi 3 đời

1- Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 quy định: Cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, hoặc có họ trong phạm vi ba đời.

Người có họ trong phạm vi ba đời được xác định: Những người cùng một gốc sinh ra thì cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, con dì con già là đời thứ ba.


2- Cơ sở lý luận khoa học cho điều nêu trên:


2a- Đời thứ 2: quan hệ là anh chị em ruột. Mỗi người con đều thừa hưởng 50% gen từ bố mẹ [50% từ bố và 50% từ mẹ]. Tuy nhiên giữa những người con thì gen khác nhau xa: chỉ khoảng 25% giống nhau!

Theo lý thuyết, gen chị và em giống nhau dao động từ 0% đến 100%. Ở 2 cực trị nầy là lý thuyết rất hiếm gặp. Thống kê thì giá trị 25% và quanh nó là thường thấy nhất.

2b- Đời thứ 3: quan hệ là anh chị em họ. Số gen giống nhau giữa mỗi người chừng 12,5%
2c- Đời thứ 4: quan hệ là anh chị em họ xa. Số gen giống nhau giữa mỗi người chừng 6,25%

2d- Giữa 2 người không cùng huyết thống (người xa lạ bất kỳ), thống kê cho thấy số gen giống nhau dưới 8%
Vậy về phương diện gen giống nhau, anh chị em họ xa (đời thứ 4) là hai người xa lạ, không cùng huyết thống!

3- Tổ hợp gen:
Tập hợp gen quyết định các tính trạng của một người.
Về phương diện nhân văn, chúng ta không chú ý các gen quy định tính trạng như màu da, tóc xoăn hay thấp người...vv mà chú ý các gen gây ra bệnh tật nguy hại.

Mỗi gen gồm 2 mảnh ghép (alen), 2 mảnh nầy có thể giống nhau = đồng hợp tử, hay khác nhau = dị hợp tử.
Nếu gen gồm 2 alen khác nhau, một alen là trội vì lấn áp alen kia, gọi là alen lặn.

Gen bệnh nếu do bởi alen trội, sẽ di truyền và con cháu luôn luôn mắc bệnh nếu thừa hưởng gen nầy. Đây là trường hợp không phòng chống được nên không cần chú ý.

Gen bệnh tật nếu do bởi alen lặn, cũng di truyền nhưng con cháu chưa chắc mắc bệnh nếu chỉ thừa hưởng 1 alen của gen nầy. Nhưng con cháu có thể thừa hưởng cả 2 alen lặn từ cha và mẹ, trường hợp nầy con cháu chắc chắn mắc bệnh. Đây là trường hợp phòng chống được, và nhất thiết phải phòng.

Mối quan hệ cận huyết về phương diện gen là mối quan hệ có số gen giống nhau trên 10%. Số gen giống nhau càng cao, nếu hôn phối, xác suất các gen bệnh có alen lặn tổ hợp càng cao. Vì thế cần ngăn cấm hôn nhân cận huyết để tránh suy yếu con cháu, giống nòi. Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 quy định: Cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, hoặc có họ trong phạm vi ba đời là do ý nghĩa như thế.

4- Trường hợp đặc biệt: SINH ĐÔI CÙNG TRỨNG

Sinh đôi cùng trứng là 2 đứa trẻ được sinh cùng mẹ, có ngoại hình giống nhau như đúc, và đương nhiên là cùng giới tính.
Về phương diện gen, Sinh đôi cùng trứng thì gen giống nhau 100%.

Ta xét trường hợp đời thứ 2: cha mẹ sinh ra một cặp cùng trứng, có thể trai, có thể gái. Hình minh họa bên dưới là 2 gái sinh đôi cùng trứng.


4a- Đời thứ 2: Thay vì số gen giống nhau giữa anh chị em ruột chừng 25%, ở đây anh/chị em sinh đôi cùng trứng có 100% gen giống nhau!
4b- Đời thứ 3: Thay vì số gen giống nhau giữa anh chị em họ chừng 12,5%. Ở đây như là anh chị em cùng mẹ khác cha! và số gen giống nhau là 25%
4c- Đời thứ 4: quan hệ anh chị em họ xa trong trường hợp nầy có số gen trùng nhau lên đến 12,5%

==>> Quan hệ họ hàng với số gen giống nhau 12,5% là quan hệ cận huyết!

5- Kiến nghị Quốc hội Việt Nam:

Cần bổ sung trường hợp đời thứ hai sinh đôi cùng trứng váo điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình. Trường hợp nầy CẤM KẾT HÔN TRONG PHẠM VI 4 ĐỜI.

Tác giả: Trương Phú
Cam Đức, Cam Lâm, Khánh Hòa.
12:03 08/5/2014

----------
Xem trực tiếp toàn bộ blog Chuyện Linh Tinh

Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014

Tại sao con người trên Trạm vũ trụ mất trọng lượng


(Mục 1 và 2 ôn lại kiến thức vật lý phổ thông...)

1- Trọng lượng là sứt hút của một thiên thể (gia tốc trọng trường) lên một khối lượng.
Trên Trái đất, trọng lượng của một vật là sức hút của Trái đất lên vật ấy.

Ta biết gia tốc trọng trường bình quân của Trái đất là g = 9,8m/s2.
(Trị số trên được tính từ công thức: g = GM/R2; Trong đó G là hằng số hấp dẫn, M là khối lượng Trái đất, R là bán kính Trái đất. Có thể dùng trị số g = 10m/s2 cho gọn)

Vậy trọng lượng của một người trên Trái đất có khối lượng 50kg là: 50 x 10 = 500N (Newton)

2- Khi lên độ cao đáng kể, gia tốc trọng trường sẽ giảm.
Gọi h là độ cao từ mặt đất, ta có r là khoảng cách tính từ tâm Trái đất: r = R + h
Gia tốc trọng trường Trái đất sẽ thay đổi là g' = GM/r2

[g' = GM/r2 = (GM/R2).(R2/r2)]
hay g' = g.(R/r)2
vì r > R nên tỉ R/r < 1 và (R/r)2 <1, suy ra g' < g

Phép tính thử: R = 6400Km, vệ tinh bay ở độ cao 300km, r = 6700km. Với g = 9,8m/s2
g' = 9,8.(6400/6700)2 = 8,9m/s2

3- Với gia tốc trọng trường là 8,9m/s2 là rất lớn (giảm không bao nhiêu). Vậy tại sao các Phi hành gia trên Trạm vũ trụ (cách mặt đất > 300km) lại ở trạng thái mất trọng lượng?

3a- Trong thang máy: nếu thang máy đi lên, bạn cảm thấy mình hơi nặng hơn và khi thang máy đi xuống, bạn lại cảm thấy mình như nhẹ hơn một tí.

3b- Cũng tương tự như thế, vào ngày 26/4/2007, nhà bác học bại liệt toàn thân Stephen Hawking đã trãi nghiệm trạng thái không trọng lượng: Máy bay chở phóng lên cao 15km, rồi chúi xuống gần như rơi tự do đến độ cao 12km. Máy bay lên xuống theo hình sin dốc đứng để tạo trạng thái không trọng lượng khoảng 25 giây khi máy bay chúi xuống.


Stephen Hawking lơ lửng trong khoang máy bay

Để cảm thấy trọng lượng, cần có phản lực từ mặt đất. Khi đứng trên mặt phẳng vững chắc, phản lực đối kháng bằng đúng trọng lượng. Mục 3a trong thang máy: khi thang máy lên, phản lực từ thang máy mạnh hơn = trọng lượng biểu kiến khiến ta cảm thấy nặng hơn, và khi thang máy xuống, phản lực từ thang máy yếu đi = trọng lượng biểu kiến khiến ta thấy nhẹ hơn.
Với mục 3b, xem như rơi tự do, phản lực tiến tới zero khiến mọi người trong máy bay cảm thấy mất trọng lượng; Đấy là trọng lượng biểu kiến, mà thực ra, sức hút của Trái đất vẫn luôn luôn tác dụng lên mọi người trong chiếc máy bay ấy.


4- Và các phi hành gia trong Trạm vũ trụ ở độ cao 350km cũng thế: y chang trường hợp nhà bác học Stephen hawking: Thay vì máy bay, ở đây là phi thuyền vũ trụ, thay vì bay chúi xuống tạo ra tình trạng rơi tự do, ở đây Trạm vũ trụ bay ngang (thẳng góc với trục xuyên tâm Trái đất) với vận tốc lớn: khoảng 28000km/giờ, đồng thời Trạm vũ trụ chịu sức hút Trái đất (8,9m/s2 ở độ cao 300km) nên Trạm vũ trụ cũng rơi tự do! Tổng hợp gia tốc rơi tự do hướng tâm Trái đất và vận tốc tiếp tuyến khiến quỹ đạo Trạm vũ trụ là đường tròn quanh Trái đất ở độ cao ấy.

Phi hành gia Chris Hadfield và miếng bánh tráng Tortilla trôi nổi trước mặt

Vậy tóm lại: các Trạm vũ trụ trên quỹ đạo bay quanh Trái đất là chúng đang rơi tự do! Nhờ việc rơi tự do, các phi hành gia có trọng lượng biểu kiến bằng 0, cảm thấy mình mất trọng lượng. Không những cảm thấy mà các phi hành gia thấy rõ điều nầy: mọi vật chung quanh đều mất trọng lượng nên thật khó nắm bắt, xoay xở. Trên mặt đất nhờ phản lực gây nên sức nặng, lại chính là điểm tựa cho mọi hoạt động, chuyển động; còn trên Trạm không gian, phản lực mất đi khiến con người cảm thấy mất trọng lượng, cũng đem lại phiền hà, lúng túng trong sinh hoạt thường ngày.

----------
Xem trực tiếp toàn bộ blog Chuyện Linh Tinh

Thứ Sáu, 2 tháng 5, 2014

Những người có đôi mắt kỳ lạ

1- Nong Yohui


Cậu bé Nong Yohui sống ở vùng Dahua, nam Trung quốc. Trong ảnh trên, mống mắt của cậu bé Nong Yohui có màu lục non chói sáng, tuy thế không lạ vì mống mắt chỉ làm chức năng chắn sáng co mở đồng tử, kỳ lạ ở chỗ Nong Yohui có thể thấy rõ trong đêm tối.


Ảnh trên cho thấy Nong Yohui đang làm việc (đọc và viết) trong đêm tối. Đây là chức năng của võng mạc. Có lẽ võng mạc (không liên quan đến màu mống mắt) của Nong Yohui có rất nhiều tế bào hình que, nhạy cảm với các tia sáng yếu ớt trong bóng tối, hoặc nhạy cảm với cả tia hồng ngoại như các máy ảnh hồng ngoại nhìn ban đêm...

2- Heise


Cô Heise ở California, Hoa kỳ có khả năng nhìn thấy các nội tạng của mọi người như một máy chụp X-quang. Các thử nghiệm nghiêm túc đã xác nhận khả năng nầy của cô Heise.
Bạn lưu ý rằng khả năng nhìn của Heise như máy chụp X-quang, chứ không phải Heise có khả năng nhìn tia X!
Cho đến nay, các nhà khoa học chưa giải thích cơ chế tại sao Heise lại có khả năng như vậy!

3- Laura Castro


Laura Castro (sinh năm 1995) ở Miami, Florida, Hoa kỳ. Cô nàng có mống mắt màu trắng!
Trước 10 tuổi thì cô vẫn bình thường với mống mắt màu nâu, sau đó thì mống mắt trở nên trắng mà các bác sĩ vẫn không biết tại sao!


Cô Laura Castro vẫn sinh hoạt bình thường, nghe nói cô có thể nhìn xuyến thấu qua cơ thể, qua đá và kim loại! Khả năng nầy thì quả ghê gớm! Các thử nghiệm được tiến hành để xác nhận khả năng nhưng cũng không giải thích được tại sao...
Dân game trên mạng thì hồ hỡi cho rằng Bạch nhãn của tộc Hyūga xuất hiện!

4- Claudio Pinto


Như hình trên, Pinto có khả năng làm lồi ra 2 nhãn cầu của mình: 4 cm!

----------
Xem trực tiếp toàn bộ blog Chuyện Linh Tinh

Trực tuyến

Mục lục Toàn bộ (theo thứ tự thời gian)

Trực tuyến