Translate

Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

Thủy triều và âm lịch

1-    Dương lịch đã phục vụ việc theo dõi mùa màng, thời tiết trong năm rất tốt. Ấy chỉ vì thời tiết và mùa màng phụ thuộc góc ánh nắng Mặt Trời chiếu rọi một vùng trên Trái Đất, và Dương lịch phản ánh rõ góc chiếu nầy qua việc tính vị trí Trái Đất quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời.

Thế nhưng hiện tượng thủy triều: Mức nước biển lên xuống hằng ngày ở các vùng duyên hải lại không tính được rõ qua dương lịch! Và từ xa xưa, ông bà tổ tiên đã nhận thấy thủy triều tăng mạnh vào các dịp trăng đầu tháng hay trăng tròn. Hóa ra hiện tượng thủy triều trên Trái đất là do Mặt Trăng gây nên. Vì thế có thể nói, dùng âm lịch để theo dõi mức nước thủy triều là chính xác nhất!

2-    Trong một tháng âm lịch, khởi đầu với mức triều cường cao nhất, những ngày sau mức triều cường thấp dần đến ngày 7 hay 8 đạt đến thấp nhất. Sau đó mức triều cường cao dần cho đến ngày rằm là đạt đỉnh. Những ngày kế, mức triều cường hạ bớt cho đến mức thấp nhất vào ngày 22. Mức triều cường lại tăng dần cho đến đầu tháng sau hoàn thành một chu kỳ trăng.
Có thể nói đầu tháng và giữa tháng âm lịch thì triều cường có đỉnh cao nhất, thì khi triều cạn trong ngày, mức nước rút xuống cũng thấp nhất. Ngày 7 hoặc ngày 22 mức triều cường không cao bằng các ngày khác = đỉnh thấp nhất, thì mức nước rút không bao nhiêu.

3-     Mặt Trăng gây ra hiện tượng thủy triều.
Trên Trái Đất, lớp nước (Thủy quyễn) xao động trên lớp đá (Thạch quyễn). Lớp nước (trong các đại dương) bao tròn Trái Đất, do lực ly tâm của Trái Đất nên quanh xích đạo, thủy quyễn dày hơn một tí.
Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Mọi lúc, lực hấp dẫn từ Mặt Trăng hướng về Trái Đất. Do thủy quyễn dễ xao động nên trên các kinh tuyến đối diện Mặt Trăng, lớp nước được nâng cao lên từ 1-3m.
Hình sau, lấy từ Thuvienvatly.com

Trong hình: Vị trí các kinh tuyến đối diện Mặt Trăng, lớp nước được nâng cao, vị trí kinh tuyến đối diện (-1800) lớp nước cũng được nâng cao. Như vậy bất cứ lúc nào, lớp nước trên Trái Đất cũng được nâng cao chỉ tại 2 vị trí!

4-    Trái Đất tự xoay quanh trục nên các điểm trên Trái Đất lần lượt đi vào vùng mà lực hấp dẫn của Mặt Trăng tạo nên thủy triều nhô cao.
Đương nhiên như bạn thấy trong hình, chỉ cần sau 6 giờ, kinh tuyến sẽ từ đỉnh triều cao nhất, xoay tới triều thấp nhất.
Tùy từng địa phương trên Trái Đất mà có nơi chỉ chịu ngày 1 lần thủy triều lên – xuống, gọi là Nhật Triều, với chu kỳ là 24 giờ 52 phút. (52 phút bù là do Mặt Trăng di chuyển trong thời gian Trái đất tự xoay 24 giờ)
Những vùng duyên hải khác thì thủy triều lên xuống 2 lần, gọi là Bán Nhật Triều, một lần đối diện Mặt Trăng, lần tiếp ở phía bên kia Trái Đất (-1800)
Hình sau, lấy từ Thuvienvatly.com
Trái Đất quay quanh trục trong ngày lần lượt đưa một mốc kinh tuyến vào triều cường, rồi triều rút, có thể 1 hay 2 lần trong ngày.

5-    Ngày 1 âl và ngày rằm, Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất trên cùng đường thẳng. Lực tổng hợp là lớn nhất nên mức triều cường cao nhất, vài tiếng sau đó là mức triều rút xuống cạn nhất.
Hình sau, lấy từ Thuvienvatly.com

Vào ngày 8 hay 22 âl, Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng hợp thành tam giác vuông, hay Mặt trời vuông góc Mặt Trăng. Lực hút tổng hợp nhỏ nhất nên đỉnh triều cường thấp nhất, và mức triều rút vẫn còn cao nhất.

6-    Kết Luận: Giờ mới thấy lịch âm có tác dụng! Ngày Trăng mới và Ngày Trăng tròn có đỉnh triều cường cao nhất, mức triều rút xuống thấp nhất.
Đây là 2 ngày trong tháng trăng mà thủy triều chênh lệch nhất. Tương tự ngược lại: 2 ngày 8 và 22 thủy triều có mức chênh lệch ít nhất.

Cụ thể lúc nào triều cao nhất trong ngày, và mức cao là bao nhiêu, cả hai đều cần quan trắc qua nhiều lần mới đưa ra được dự báo khá chính xác. Giờ triều cao nhất có thể tính toán…

Thực ra nhắc lịch âm chỉ nhằm đùa vui, hiện tại tư liệu quan trắc và các công cụ tính toán đã giúp mọi người biết tận chi tiết.
Ví dụ minh họa: Trang câu cá:
Trong link có địa chỉ của Bermuda Islands là do tôi chọn nhanh giữa các link… [Tọa độ: 320 18' 22'' N và 640 51' 34'' W]

Trích:

 Nước lớn và nước ròng tại Ireland Island   hôm nay Sat,11/8/2014

Thứ bảy, 8 tháng mười một 2014, Mặt trời mọc tại Ireland Island lúc 6:43 am và lặn lúc 5:23 pm. Ngày bắt đầu khi Mặt Trăng đã xuất hiện trên bầu trời. Mặt Trăng sẽ lặn lúc 8:13 am tại 291º Tây Bắc. Sau đó, Mặt Trăng sẽ xuất hiện trở lại hướng Đông Bắc (69º) lúc 7:03 pm.
Trên biểu đồ mực nước triều, ta có thể quan sát thấy nước ròng đầu tiên lúc 2:52 am  nước ròng tiếp theo lúc 3:41 pm. Nước lớn đầu tiên lúc9:14 am  nước lớn tiếp theo lúc 9:36 pm.
Hệ số thủy triều là 91. Đây là một hệ số rất cao. Vì vậy đây là thời điểm xuất hiện những đợt thủy triều và những dòng hải lưu mạnh nhất trong năm. Các mực nước triều là -0,2 feet, 3,7 feet, -0,1 feet  2,9 feet. Ta có thể so sánh các mức này với mực nước lớn cao nhất ghi lại trong bảng thủy triều của Ireland Island là 4,2 feet và mực nước thấp nhất là -1,0 feet.
Pha Mặt Trăng là Trăng khuyết cuối tháng. Ta sẽ có 10 giờ và 40 phút Mặt Trời. Mặt Trời đạt đỉnh điểm lúc 12:03 pm và thời gian nhìn thấy Mặt Trăng là 13 giờ và 10 phút.


-------------

Xem trực tiếp toàn bộ blog Chuyện Linh Tinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Trực tuyến

Mục lục Toàn bộ (theo thứ tự thời gian)

Trực tuyến