Translate

Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

Thực phẩm hữu cơ: Nhà giàu rững mỡ!

1-    Dạo thời gian gần đây thấy báo mạng, TV ồn ào nhiều về đề tài: "Nông nghiệp hữu cơ." Thực ra báo chí với chức năng thông tin thì việc đưa tin về "Nông nghiệp hữu cơ" là việc làm bình thường, nhưng cùng lúc nhiều tờ báo cùng đăng tin lại của nhau, dưới góc độ tuyên truyền thì điều nầy lại là định hướng dư luận?

Từ ngữ "Nông nghiệp hữu cơ" là gì? Tiếng Anh ghi rõ "Nông nghiệp hữu cơ"  là organic farming, để phân biệt chemical farming là Nông nghiệp hóa học. Và chú ý organic nghĩa là cơ thể, the farm as organism = nông trại là một cơ thể sống.
Nông nghiệp hữu cơ  là hệ thống canh tác và chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc bảo quản… sản xuất từ các nhà máy hóa chất. Vì sản xuất theo cách tự nhiên, nên nông nghiệp hữu cơ được cho là lành mạnh, giúp giữ độ phì nhiêu của đất, bảo vệ nguồn nước và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như bảo đảm sức khỏe cho con người và vật nuôi.

2-    Đọc qua các tiêu chí của "Nông nghiệp hữu cơ" nêu trên, chúng ta thấy chúng khá hợp lý, lọt tai… Nhưng thực tế là như thế nào?
-        Trong một quy mô canh tác nhỏ, chúng ta có thế không dùng phân bón vô cơ (= phân bón hóa học = các muối nitrat, phosphat…) mà chuyển qua dùng phân bón hữu cơ. Nhưng xét quy mô canh tác trên phạm vi thế giới, liệu yêu cầu không dùng phân bón vô cơ có thể chấp nhận không? Chính nhờ việc dùng phân bón vô cơ trên phạm vi thế giới đã tạo ra nền nông nghiệp năng suất cao, đủ sức nuôi sống loài người, nhất là trong giai đoạn bùng nổ dân số xẩy ra từ đầu thế kỷ 20 đến nay.
-        So sánh 2 loại thực phẩm hữu cơ (organic food) và thực phẩm truyền thống (chemical food), chúng chẳng khác nhau về chất lượng. Mà thực phẩm hữu cơ dễ nhiễm giun sán hơn do dùng phân hữu cơ!
-        Tương tự như phân bón vô cơ, các thuốc trừ sâu, diệt cỏ, bảo quản… là những thành tựu của khoa học nông nghiệp. Chúng đã góp phần giúp con người canh tác bớt công sức, năng suất cây trồng và chăn nuôi tăng. Và quan trọng nhất, tất cả chúng đền an toàn với con người _ NẾU DÙNG ĐÚNG LIỀU LƯỢNG.

3-    Nếu mọi nông dân trên toàn thế giới vì lợi nhuận (thực phẩm hữu cơ giá thường cao hơn thực phẩm truyền thống) , cùng nhau chuyển sang canh tác hữu cơ: không sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc bảo quản… Liệu an ninh lương thực thế giới có bị đe dọa không? Hay cụ thể, liệu lương tháng của chúng ta có tạm đủ chỉ mua mươi ký gạo không? Và sau đó khi chúng ta đói nhăn răng (do năng suất nông nghiệp thế giới giảm vì chuyện hữu cơ) liệu chúng ta có còn lên mạng để bàn chuyện "Nông nghiệp hữu cơ" hay "Thực phẩm hữu cơ" nữa hay không? Bạn thấy chưa, đó là chuyện ăn no nói tào lao, hay rõ hơn như tiêu đề bài viết: "nhà giàu rững mỡ", anh chị giàu có rồi, lại ra giá cao để mua đủ thứ theo ý riêng cốt sao giữ gìn sức khỏe.

Đương nhiên rằng, nhà giàu mua thực phẩm hữu cơ là quyền người ta, và cũng là yêu cầu hợp lý. Và nông dân làm nông nghiệp hữu cơ cũng là quyền người ta, và cũng là việc làm hữu lý. Ở đây bài viết chỉ nhấn mạnh rằng, báo đài đừng vô thức, ra rả kêu gào nông nghiệp hữu cơ và thực phẩm hữu cơ, khiến số đông dân chúng lại lầm tưởng rằng, chỉ có (mua và) dùng thực phẩm hữu cơ mới tốt (hơn thực phẩm truyền thống). Điều nầy tôi đã chứng kiến tác động của truyền thông: nhiều chị em, do thông tin quảng cáo trên TV, ảo tưởng cho con cao và thông minh, đã cố vay mượn, mua hộp sữa bột năm bảy trăm ngàn, mà bửa cơm hằng ngày chỉ có rau và muối!

4-    Thực phẩm hữu cơ: Theo tôi nghĩ, tại Việt Nam, nếu có, thì thực phẩm hữu cơ dễ bị nhiễm trứng giun, sán nhiều hơn thực phẩm truyền thống.

Thực phẩm hữu cơ nhanh hư hỏng hơn do thiếu thuốc bảo quản: sâu bọ, côn trùng chích đốt vào trái cây hay ăn lá thân. Điều nầy làm thực phẩm hữu cơ sinh độc! Thiệt là tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa (dày cui!)

vì nông nghiệp hữu cơ canh tác nhỏ, né tránh phân bón vô cơ và thuốc trừ sâu nên lượng nhân công phải nhiều hơn, khó bảo quản nên sản lượng thấp, dẫn đến giá thực phẩm hữu cơ thường cao gấp ba, gấp 5 lần thực phẩm truyền thống.

Vậy riêng bạn, bạn có chịu bỏ tiền ra gấp 5 lần chỉ để mua 1 bó rau muống có con sâu gì đó (= không dùng thuốc) vừa vớt từ trong ao ra (dễ nhiễm ký sinh trùng) để về rửa sạch ăn sống? (= rùng mình) hay luộc ? Nó có đáng tiền như thế không? Chưa kể nhiều nơi bán hàng theo kiểu "Treo đầu dê, bán thịt chó."

5-    Tóm lại: Chúng ta ghê sợ trước những nhà nông, chạy theo lợi nhuận, đã dùng đủ thứ hóa chất không rõ nguồn gốc, không rõ liều lượng tác động lên nông sản nhằm gia tăng sản lượng. Cần tẩy chay, thậm chí truy tố các nhà nông nầy khi vụ việc rõ ràng và nghiêm trọng. Còn thì mọi chuyện rau trái xin cứ để bình thường: Loại hẵn không dùng rau thủy sinh (trồng ao), đa số rau nên luộc chín hay nấu canh, trái cây nên gọt vỏ kỹ, chả thèm tiết kiệm tí tí vitamin trên vỏ quả… là an toàn!
(Tôi thấy cách gọt dưa leo gần như thành "truyền thống" = cứ bào vỏ dưa 1 đường, lại bỏ 1 đường. Tôi có hỏi các chị vì sao làm thế, đáp rằng cho đẹp! và lát dưa dòn hơn, và ai cũng gọt dưa như thế!)…

Riêng nền nông nghiệp hữu cơ với các món thực phẩm đắt tiền ấy, xin dành cho xuất khẩu.


-------------
Xem trực tiếp toàn bộ blog Chuyện Linh Tinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Trực tuyến

Mục lục Toàn bộ (theo thứ tự thời gian)

Trực tuyến