Translate

Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

Ukraine: Lịch sử lập lại!

1-    Tháng 11/2013. Nôi bộ Ukranie chia rẽ, Đa số dân phía tây Ukraine hướng về Liên minh châu Âu (EU), trong khi số dân phía đông Ukraine lại gần gũi Nga hơn. Biểu tình tại thủ đô Kiev từ cuối năm 2013 kéo qua 2014 đòi chính phủ phải liên kết với EU, trong khi Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych lại hướng về Nga với các khoản viện trợ và khí đốt.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych thăm quân cảng Sevastopol vào ngày 28-7-2013. Ảnh: GETTY IMAGES

2-    Đương nhiên đằng sau người dân phía tây Ukraine biểu tình, có bóng dáng EU. Đến 20/2/2014 khi tình hình căng thẳng, đã có cuộc họp chính trị giữa EU (Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski), Nga, Chính phủ Ukraine và phe đối lập. Thỏa thuận giảm quyền hạn Tổng thống.
  Thế nhưng chỉ vài ngày sau, người biểu tình ở Kiev vẫn tăng áp lực dẫn đến việc Tổng thống Viktor Yanukovych phải né trốn. Quốc hội Ukraine nhanh chóng bỏ phiếu phế truất Tổng thống. Chủ tịch quốc hội nhận Quyền Tổng thống và hướng hoàn toàn về EU. Bóng nghiêng về EU với tỉ số 1-0. Nga có cảm giác như bị EU lừa với thỏa thuận chính trị trước đó.

Đám đông tại Kiev vào ngày 21.02 sau khi thỏa hiệp hòa bình được ký

3-    Nhưng cả EU và nhóm Ukraine thân EU không lường được phản ứng nhanh từ Nga: Crimea tuyên bố tự trị, rồi nhập vào bản đồ Nga sau đó (18/3/2014). Một phản ứng quá nhanh và dứt khoát, lại đủ cứng rắn khiến chính phủ mới Ukraine và cả EU đều choáng váng!
Về đối nội: Ai cũng biết bán đảo Crimea vốn của Nga, bị điều cho Ukraine dưới thời Liên xô. Mỗi năm Nga phải trả tiền thuê cho căn cứ của hạm đội Biển Đen đóng ở cảng Sevastopol. Vì thế nhập Crimea vào Nga đấy chỉ là hành động thu hồi lãnh thổ của Nga. Tổng thống Putin được điểm cao trong mắt dân Nga. 

Tổng thống Nga Putin chính thức phê chuẩn hiệp ước sáp nhập Crimea vào Nga: Trong phát biểu của mình, ông Putin tuyên bố Crimea “đã luôn là một phần không thể tách rời của Nga”.

     Và tỉ số lúc nầy là 1-1, hoặc thậm chí là 2-1 nghiêng cho Nga. EU như mắc nghẹn vì không nghĩ Nga lại "làm càn" như thế.

4-    Cần nhớ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO là tổ chức liên kết quân sự nhắm chống khối Cộng sản và Liên xô, sau đó các nước cộng sản đông Âu thành lập khối Warszawa để chống lại.
Còn Liên minh Châu Âu là tổ chức liên kết kinh tế của các nước tây Âu. Đông Âu cộng sản với Hội đồng tương trợ kinh tế.
Thế nhưng khi Cộng sản ở châu Âu sụp đổ, lẽ ra NATO cũng nên giải thể, hay ít ra là co cụm vì mục đích không còn, thế nhưng NATO lại mở rộng bằng việc thu nạp các nước vốn thuộc Liên xô trước đây, điều nầy làm Nga thấy rõ mình đang bị bao vây.
Còn EU lại liên tục dụ dỗ các nước phía đông: qua đây chơi với các anh sẽ có đời sống cao… Nếu thực như thế, các liên kết kinh tế cũ của Nga sẽ bị phá mảng lớn, điều nầy làm sao Nga không lo và căm tức? Mà 3 nước: Belarus (Bạch Nga), Ukraine và Nga từ lâu đã là 3 nước lớn trong Liên xô, quan hệ kinh tế ràng buộc lẫn nhau, nên rõ ràng Nga phải ưu tiên các quan hệ kinh tế với Belerus và Ukraine.

5-    Đã không cùng chơi thì phải trả giá! Thi đấu tiếp tục với mảnh đất phía đông của Ukraine đứng lên đòi độc lập, tách khỏi Ukraine. Chính phủ Kiev đương nhiên không muốn, thế là nội chiến xảy ra.
Với lịch sử còn sờ sờ: Chiến tranh Nam Ossetia 2008. Dạo đó Gruzia làm căng với Nga về kinh tế và quân sự. Lập tức các khu vực tuyên bố ly khai Gruzia: Nam Ossetia và Abkhazia. Gruzia nổ súng dẹp loạn thì Nga đưa quân tràn vào. Kết quả là hòa bình tái lập với Gruzia mất kiểm soát 2 vùng Nam Ossetia và Abkhazia tuyên bố độc lập, có sự công nhận tuyệt đối của Nga! (Tổng thống Nga là Dmitry Medvedev, Thủ tướng là Vladimir Vladimirovich Putin.)
Abkhazia (phần màu vàng sọc hồng) tiếp giáp Nga. Nam Ossetia (phần vàng sọc gạch) cũng tiếp giáp Nga.
Và giờ đây: miền đông Ukraine cũng tuyên bố độc lập và tách khỏi Ukraine: 2 vùng Donetsk và Luhansk đã bầu lên chính quyền riêng thân Nga. Không thân sao được khi mà Nga đổ nhu yếu phẩm, quân dụng cùng vũ khí vào cuộc nội chiến Ukraine.
Phần màu đỏ là 2 tỉnh đã chiến đấu và bước đầu tự trị, Phần màu gạch là nhóm tỉnh phía đông thân Nga còn lại, nhưng vẫn thuộc Kiev. Bán đảo Crimea đã thuộc Nga.
6-    Thật sự thì hiện tại kinh tế Nga đang khốn khổ vì Mỹ và EU gia tăng trừng phạt, cấm vận. Lại nữa Ukraine là nước lớn nên Nga cũng ngại tràn quân qua đánh lớn, chỉ cho phép các "tình nguyện viên" có "họ hàng" với các người anh em ở 2 tỉnh ly khai, cùng kề vai chiến đấu.
Tuy nói khốn khó, nhưng Nga là nước lớn, lại nắm nguồn tài nguyên dầu mỏ khá lớn mà thế giới ai cũng cần, nên như thành ngữ Việt Nam: "nợ mòn con lớn". "Nợ mòn" nghĩa là kinh tế Nga sẽ bình yên, mà "Con lớn" nghĩa là 2 tỉnh ly khai sẽ ly khai vĩnh viễn (vì dân nói tiếng Nga). Đấy là chưa kể nhóm các tỉnh miền đông còn lại đang căng mắt nhìn diễn tiến vụ việc…
Đánh giá như thế, xem TV hai phía bầu cử, như xem vở kịch!


-------------

Xem trực tiếp toàn bộ blog Chuyện Linh Tinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Trực tuyến

Mục lục Toàn bộ (theo thứ tự thời gian)

Trực tuyến