1-
Đã 10 năm! Phi thuyền được phóng lên không
trung ngày 2/3/2004, cách đây hơn 10 năm. Nhiệm vụ chính là tiếp cận và đổ bộ
lên sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko.
(Tạm ghi là phi thuyền = spaceship,
báo Âu Mỹ chỉ công nhận nó là robot thăm dò không gian = Spacecraft)
Khác với các phi thuyền khác, chỉ
được hỏa tiễn đưa phi thuyền vào quỹ đạo quanh Trái Đất. Ở đây, phi thuyền
Rosetta được hỏa tiễn Ariane 5G+ đẩy rất mạnh, mượn đà Trái Đất quay quanh Mặt
Trời, Rosetta thoát ly sức hút Trái Đất và bay quanh Mặt Trời cùng quỹ đạo với
Trái Đất.
Để theo hành tinh nào thì phi
thuyền phải tiến vào quỹ đạo của hành tinh đó (quanh Mặt Trời). Vì thế, phi
thuyền Rosetta phải vào cùng quỹ đạo sao chổi 67P (gọi tắt như thế). Mà quỹ đạo
sao chổi đa số là xa xôi. May quá, quỹ đạo sao chổi 67P chỉ ngoài Mộc tinh một
tí (trường hợp nầy đặc biệt, các quỹ đạo sao chổi khác thường xa hơn). Tuy thế cũng xa ngợp trời rồi!
2-
4 lần mượn lực hút của Trái Đất và 1 lần của Sao Hỏa: Rosetta thực sự không đủ sức bay đến quỹ đạo Sao
Hỏa chứ đừng nói tới Sao Mộc hay Sao Chổi 67P! Thế nên các kỹ sư của Cơ quan Vũ
trụ châu Âu (ESA) bắt đầu lái Rosetta "nhấp nhô" với Trái Đất, Cùng
quay quanh Mặt Trời, Rosetta sẽ xẹt ngang Trái Đất. Nhờ những lần "hôn
gió" nầy, tốc độ Rosetta dần tăng lên, hậu quả là quỹ đạo quanh Mặt Trời
dãn rộng ra…
(Hình trên, các đường chấm trắng là
quỹ đạo Rosetta quanh Mặt Trời, gần như giao thoa với quỹ đạo Trái Đất [Earth] quanh
Mặt Trời. Sau mỗi lần sát Trái Đất, quỹ đạo Rosetta dãn ra…)
Sau 4 lần nhá Trái Đất, lúc nầy (2007)
Rosetta đủ sức bắn tới Sao Hỏa. Đương nhiên lần gặp Sao Hỏa nầy cũng là lần
mượn sức hút của Sao Hỏa lần cuối để có đủ tốc độ tiến tới Sao chổi 67P.
3-
Nhiệm vụ đầu: Quan sát tiểu hành tinh Lutetia
Sau khi cách xa Sao Hỏa và tiến tới
quỹ đạo Sao Mộc, trên đường đi lúc này, Rosetta được giao nhiệm vụ phụ: quan
sát tiểu hành tinh Lutetia nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc.
Mặc dù Lutetia được phát hiện từ
khoảng 150 năm trước, nhưng trong một thời gian dài, tiểu hành tinh này chỉ như
một đốm sáng nhìn từ Trái Đất. Chỉ đến gần đây, các nhà khoa học mới có được
cái nhìn dù chỉ mờ nhạt về Lutetia nhờ các đài quan sát độ phân giải cao trên
mặt đất: đường kính 134km.
Ngày 10/7/2010 phi thuyền Rosetta
đã bay ngang qua cách Lutetia 3.200km (=1900 dặm =quá gần hen!) và có khoảng
thời gian hai tiếng đồng hồ để chụp một số hình ảnh về tiểu hành tinh này bằng
các camera công nghệ cao. Và đây là lần đầu tiên một tiểu hành tinh khá lớn,
được chụp cận cảnh bởi phi thuyền.
Và nhắc thêm rằng, việc quan sát của
Rosetta = chụp ảnh Lutetia và gởi về Trái Đất, lúc đó xảy ra cách Trái Đất 454
triệu km (gấp 3 lần Trái Đất – Mặt Trời, hay 280 triệu dặm với các bạn quen hệ
đo Anh)
4-
Ngủ đông trong 3 năm và thức dậy. Để tiết kiệm
năng lượng, trong thời gian Rosetta tiếp tục bay đến gặp mặt Sao chổi 67P dài
dằng dặc, ngày 8/6/2011 Rosetta được lệnh tắt hầu hết các máy móc quan trắc,
chỉ còn bộ phận liên lạc Trái Đất hoạt động cầm chừng. Sau 31 tháng bay giữa hư
không, ngày 20/1/2014 Rosetta bị đánh thức.
Bạn xem hình: hầu
như cả phòng điều khiển thuộc Cơ
quan Vũ trụ châu Âu đều vui mừng vì đánh thức Rosetta thành công. Ai mà biết
sau 3 năm tắt máy, trong môi trường hư không lạnh ngắt chúng có
"điếng" luôn không? Mà Rosetta không thức dậy, có nghĩa là mục đích
chính cũng trôi vào hư vô!
5-
Nhiệm vụ chính: Tiếp cận và Robot Philae đổ bộ trên Sao
chổi 67P
Jean-Jacques Dordain, Giám đốc Cơ
quan Không gian Châu Âu (ESA), nói: “Sau 10 năm, 5 tháng, 4 ngày đi về phía mục
tiêu, năm vòng quanh Mặt trời, đi tới 6,4 tỉ cây số, chúng tôi vui mừng thông
báo rốt cuộc đã có mặt.”
Esa đã công bố một tấm hình chụp
cận cảnh sao chổi, có hình dáng giống “con vịt cao su”.
Các mốc của năm 2014: (vì đây mục
gì cũng là đầu tiên!)
-
5/2014: Chụp hình đầu tiên về 67P
-
6/8/2014: Rosetta bắt đầu quay quanh 67P
-
Từ tháng 8 đến tháng 11/2014: Rosetta tiến gần
Sao chổi (hạ độ cao quay quanh sao chổi) và kiểm tra các địa điểm dự định đổ
bộ.
-
12/11/2014: Robot Philae đáp xuống Sao chổi 67P
-
Tháng 8/2015 Rosetta (theo 67P) tiến đến vị trí
gần Mặt Trời nhất.
Hôm nay Thứ Hai, 10/11/2014, cách
Robot Philae đáp xuống Sao chổi 2 ngày. Chúng ta háo hức trông chờ câu chuyện,
và ngưỡng mộ những thành tựu khoa học to lớn mà con người tạo ra: Từ Trái đất,
ra lệnh cho phi thuyền thả con Robot Philae rơi trên sao chổi 67P, mà tín hiệu
từ Trái Đất truyền lên mất 24 phút!
Các thông số tham khảo: (tính cho
hôm nay 10/11/2014)
-
Tốc độ Rosetta (hay 67P) là 40.884 mph; hay
65.796 km/h; hoặc tính ra giây là 18,28 km/s
-
Cách Mặt Trời: 279.430.999 miles hay 449.699.000 km
-
Cách Trái Đất: 315.701.653 miles hay 508.072.766
km
--------------------------------
Sáng nay, trên trang chính Google Search, biểu tượng Google cũng thay đổi để chào mừng Rosetta thả Philae xuống 67P!
-------------
Xem trực tiếp toàn bộ blog Chuyện Linh Tinh
--------------------------------
Sáng nay, trên trang chính Google Search, biểu tượng Google cũng thay đổi để chào mừng Rosetta thả Philae xuống 67P!
-------------
Xem trực tiếp toàn bộ blog Chuyện Linh Tinh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét