Translate

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

Quốc hiệu Việt Nam


Bất kể lịch sử đã trải qua như thế nào, hiện tại Việt Nam là một nước độc lập có vị trí nhất định trên thế giới. Là người dân dù khác nhau chính kiến, chúng ta vẫn tự hào về tổ quốc của chúng ta, hai tiếng Việt Nam là thiêng liêng trong lòng mọi người.
Trong niềm hãnh diện đó, chúng ta minh định hai tiếng Việt Nam như sau:

1- Việt: dân tộc Việt có truyền thống đoàn kết, có ngôn ngữ riêng, có lãnh thổ riêng độc lập từ ngàn xưa.
Nhóm tộc Bách Việt gồm nhiều dân tộc anh em cư trú gần gũi. Do tương đồng về phong tục, gần gũi địa lý nên cùng nhau hợp nên một liên minh đơn giản ban đầu là Bách Việt (Trăm bộ tộc Việt). Dưới áp bức của phương bắc, hai tộc trong nhóm Bách Việt đã tự nguyện thống nhất thành một: Âu ViệtLạc Việt đã trở thành nước Âu Lạc với thủ lĩnh là Thục Phán. Chính nước Âu Lạc đã trở thành nước Việt Nam ngày nay.


Đền thờ An Dương Vương Thục Phán gần Hà Nội

[Nói thêm:
- Trước đó thủ lĩnh của bộ lạc Văn Lang thống nhất được các bộ lạc Lạc Việt, xưng là Hùng Vương với quốc hiệu Văn Lang, truyền được 18 đời; tuy nhiên niên đại không chính xác, xem như dã sử.
- Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân kết hợp Âu Cơ sinh đàn con, phân tán thành người Bách Việt, trong đó con trưởng lập nước Văn Lang (tộc Lạc Việt). Không phải ngẫu nhiên mà tổ tiên thuật chuyện gốc tích Lạc (LQ) kết hợp Âu (C) như thế.
Theo quan điểm của tôi, Lạc Long Quân và Âu Cơ đại biểu cho liên minh Âu Lạc (thời Thục Phán) hơn là thủy tổ của dân Bách Việt!
*** An Dương Vương Thục Phán xứng đáng được tôn vinh hơn các vua Hùng: Chống ngoại xâm (quân Tần), Thống nhất 2 bộ tộc, lập nên nước Âu Lạc được sử sách ghi nhận.***]


Sơ đồ Thành Cổ Loa do Thục Vương xây

2- Nam: là phương Nam, là tính từ bổ nghĩa cho danh từ Việt. Danh từ kép Việt Nam là nhóm người Việt ở phương nam so với các nhóm người Việt khác.
Đế quốc Tàu thường nói phương nam là so (vị trí địa lý) với chúng, đấy là quan điểm thực dân. Riêng chúng ta khẳng định Việt Nam là đất nước của người Việt phương nam so với các tộc Việt anh em khác trong nhóm tộc Bách Việt.

[Nói thêm:
Các nhóm Bách Việt khác, số nhỏ ở phương nam có lẽ nhập vào nước Âu Lạc, số lớn ở phương bắc bị đế quốc Tàu đồng hóa; tuy nhiên nhóm dân Việt phương bắc vẫn giữ bản sắc riêng: đó là tiếng Quảng được nói trong 2 tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây của Tàu. Bạn đọc chú ý: 2 từ Quảng Đông và Quảng Tây có cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt!]

3- Ngữ pháp tiếng Việt quy định trong danh từ ghép, danh từ chính phải đi trước, danh từ phụ hay tính từ bổ nghĩa phải đi sau: 
Danh từ - Tính từ.
Ngữ pháp tiếng Việt như nói trên sẽ khác với đa số ngữ pháp trên thế giới: Khác ngữ pháp Tàu, khác ngữ pháp Anh...
Ví dụ: Nhà Trắng: Nhà (danh từ) Trắng (tính từ) của tiếng Việt so với Bạch Ốc: Bạch (tính từ) Ốc (danh từ) của Tàu, hay White House: White (tính từ) House (danh từ) của tiếng Anh.

Vì thế, hai tiếng Việt Nam là tiếng nói thuần ngữ pháp Việt.

[Nói thêm:
Trước năm 1975, Việt Nam bị chia thành 2 quốc gia, phía bắc là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và phía Nam là Việt Nam Cộng Hòa. Cả hai quốc hiệu của 2 miền lúc đó đều viết đúng ngữ pháp tiếng Việt: Trong dãy danh từ ghép thành quốc hiệu, danh từ chính Việt Nam luôn luôn được nêu trước tiên.]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Trực tuyến

Mục lục Toàn bộ (theo thứ tự thời gian)

Trực tuyến