Translate

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

Linhhồn (phần 2)



Cho đến nay hầu như toàn bộ mọi người trên thế giới đều tin có linh hồn, dù chả biết linh hồn là cái gì. Người ta chỉ tin và chả cần chứng minh, vâng, tin là đủ. Đương nhiên việc giải thích linh hồn là nhiệm vụ của các nhà thần học, và việc giải thích rất mạch lạc nhưng cũng chỉ dựa trên niềm tin: linh hồn là một trạng thái phi vật chất, siêu nhiên của mỗi con người, có thể câu thông với siêu thế giới: thiên đường, niết bàn (tùy theo tôn giáo)...

Đấy là một mâu thuẫn truyền đời khá buồn cười trong thời đại ngày nay, trong khi mọi người vừa hiểu nhiều hay ít về khoa học, tận hưởng những phương tiện mà kỹ thuật tiến bộ mang đến, lại vẫn tin rằng mình có linh hồn bất diệt để mong có cuộc sống nối tiếp khi chết đi. Điều mâu thuẫn trên cũng chẳng có gì lạ vì:

- Kể từ khi con người có tiếng nói và suy luận, trong thời gian đầu kéo dài hàng vạn năm con người luôn luôn sợ hãi trước muôn vàn sức mạnh mà con người chưa thể lý giải: mưa bão, sấm chớp, động đất, sóng thần, lụt lội, dịch bệnh... Lý luận về thế giới trên kia của các đấng thần linh dần dần hình thành dù mỗi nơi mỗi khác, nền tảng cho thế giới siêu việt ấy: linh hồn ra đời và ngấm sâu trong lòng mọi người.

- Tuy thời hiện đại, thế nhưng mỗi người được sinh ra đều được lớn lên trong truyền thống cũ: từ ông bà cha mẹ tin sẵn có thần linh, đấng tối cao; trẻ em sớm đắm mình trong các khúc kinh cầu nguyện, mơ màng sống trong thế giới cổ tích thần tiên hay ma quỷ... tất thảy đều củng cố niềm tin cho mỗi cá nhân rằng, linh hồn là có thực, gắn liền với mình chờ cho đến ngày phán xử cuối cùng.

- Và trên đó, hệ thống thần quyền vẫn tồn tại để chủ động nhồi sọ niềm tin vào linh hồn cho mỗi cá nhân trong cộng đồng, việc làm nầy đương nhiên là nhằm củng cố quyền lực = thần quyền, được che đậy và ru ngủ bởi những từ hào nhoáng như phổ độ, cứu rỗi, ban phước... Thực tế nhiều địa phương trên địa cầu, ảnh hưởng thần quyền còn mạnh hơn cả pháp quyền. Ngay nước Mỹ là nước có pháp quyền mạnh, việc thỏa hiệp giữa thần quyền và pháp quyền nhằm chia quyền lực: Tổng thống Mỹ khi tuyên thệ, tay đặt lên Thánh kinh.

- Và cuối cùng xuất phát từ tính tham lam mỗi cá nhân: mong muốn mình được trường cửu cho dù sau khi chết, giải pháp linh hồn khiến toàn bộ mọi người thỏa mãn và tin vào!

Trong các nhóm lý luận triết học, chỉ có lý luận duy vật là sáng sủa, phủ nhận linh hồn vì đấy là sự thật hiển nhiên, từ đó phủ nhận thần quyền, chỉ tiếc mấy anh cộng sản làm kinh tế quá dở, lại độc tài trong pháp quyền khiến ý tưởng của mấy anh không được thuyết phục. Tệ hơn nữa, trong hàng ngũ mấy anh phân hóa, thỏa hiệp để xuất hiện bộ phận hữu thần! Nhiều "đồng chí" đi chùa lễ Phật hay đi nhà thờ cầu Chúa không xa lạ gì.

(còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Trực tuyến

Mục lục Toàn bộ (theo thứ tự thời gian)

Trực tuyến