1- Vĩ độ là gì (ôn lại).
Trái đất tròn như trái banh quay quanh trục. Tưởng tượng một
đường thẳng góc với trục cắt đôi trái đất thành 2 nửa bằng nhau, đường ấy là
đường xích đạo. Nửa trái đất hướng bắc là bán cầu bắc, và kia là bán cầu nam.
- Xích đạo là đường tròn = chu vi trái đất. Xem là mốc, vĩ độ là 0.
- Một điểm bất kỳ trên bán cầu bắc, nối vào tâm trái đất,
hợp với mặt phẳng xích đạo thành một góc, góc ấy là vĩ độ bắc.
- Tập hợp các điểm trên trái đất có cùng vĩ độ bắc, ta có
một đường tròn song song với xích đạo (và độ dài nhỏ hơn xích đạo); đường nầy
gọi là vĩ tuyến. Tên vĩ tuyến là vĩ độ. Ví dụ Vĩ tuyến 17 bắc (tại Quảng Trị)
cắt đôi Việt Nam thành 2 miền từ năm 1954 đến 1975.
- Tương tự, bán cầu
nam được chia độ từ Xích đạo 0 độ đến cực nam 90 độ.
- Cực bắc và cực nam trên lý thuyết mỗi cực là một điểm, có
vĩ độ là 90.
2- Nhìn sao bắc cực để tính vĩ độ (tại chỗ).
- Ta đang đứng trên trái đất tại vị trí A. OA kéo dài là
đường từ tâm trái đất xuyên qua đầu ta hướng thẳng trời, gọi là thiên đỉnh (ôn
lại).
- Mắt nhìn xa (rõ nhất ở biển) sẽ thấy đường chân trời C. Vì
AC tiếp tuyến tại A nên AC thẳng góc OA (ôn lại).
- Mắt ngước nhìn sao bắc cực B. Góc BAC chính là vĩ độ của
vị trí A.
Chứng minh:
- Vĩ độ tại A chính là góc AOX
- So sánh 2 góc AOX và BAC: 2 góc nầy có cạnh thẳng góc với
nhau từng đôi một nên 2 góc nầy bằng nhau.
[cạnh CA thẳng góc với cạnh OA và cạnh BA thẳng góc với cạnh
OX]
3- Sao bắc cực là sao nào?
Sao Bắc cực (Polaris) là ngôi sao nằm trên trục trái đất. Trên bầu
trời phương bắc, sao nầy luôn luôn đứng yên (vì nằm trên trục), các ngôi sao
còn lại xoay quanh nó.
Nhìn hướng bắc trời đêm, ta chú ý chòm sao Bắc đẩu:
(Chú ý: Có người gọi chòm Bắc đẩu là chòm gấu lớn (Đại Hùng,
Ursa Major) là không đúng. Chòm Bắc đẩu chỉ gồm 7 sao trong chòm Đại hùng.)
Nhóm sao Bắc đẩu như cái vá có cán dài. Nhìn 2 sao cuối vá,
kéo dài độ 5 lần sẽ gặp sao Bắc cực (Polaris) là ngôi sao sáng trong chòm Tiểu
Hùng (gấu nhỏ) (Ursa Minor)
Vẽ đơn giản như sau:
============
(Còn tiếp: kinh độ thực tế và Google Maps)====
4- Kinh độ là gì (ôn lại)
Trên đồ thị phẳng ta cần 2 trục tọa độ tung và hoành, hoành
là vĩ độ ở trên với xích đạo là gốc. Giờ là trục tung với kinh độ.
Kinh tuyến là nửa đường tròn (tưởng tượng) nối liền 2 cực
bắc - nam.
Chọn kinh tuyến chạy qua Đài thiên văn Greenwich (Anh) làm
gốc = kinh độ 0.
Hướng đông kinh tuyến gốc, các kinh tuyến được đánh số đến
180 độ.
Hướng tây cũng thế. Kinh tuyến 180 độ chỉ có 1 và hợp kinh
tuyến gốc 0 độ chia trái đất làm 2 nửa đông, tây.
5- Kinh độ và múi giờ (ôn lại)
Một ngày có 24 giờ rãi đều trên vòng tròn 360 kinh độ của
trái đất.
Mỗi giờ ứng với 360/24 = 15 kinh độ; Hay 15 kinh độ là một
múi giờ.
Mỗi phút ứng với 15 kinh phút.
Việt Nam ở múi giờ 7, tính từ kinh độ gốc.
Như vậy tiến về phía đông một múi giờ, ta phải vặn kim đồng
hồ thêm 1 giờ. Ngược lại về phía tây một múi giờ, ta phải lùi 1 giờ.
6- Dùng đồng hồ và mặt trời để tính kinh độ.
Cách nầy khá rối, và đầu tiên phải dựa mốc một địa phương đã
biết kinh độ!
a- Đóng một cọc dài và mảnh. Vẽ trên đất đường bắc-nam (nhờ
la bàn).
b- Dùng một đồng hồ chạy chính xác, đợi giữa trưa khi bóng
cọc trùng đường bắc-nam, chỉnh đồng hồ 12 giờ trưa. Đây là địa phương đã biết
kinh độ.
=> Nếu gặp ngày mặt trời qua thiên đỉnh: sẽ không bóng
lúc chính ngọ = bóng trùng chính nó.
c- Di chuyển đến một địa phương khác. Giữa trưa lập lại thí
nghiệm a.
Khi bóng cọc trùng đường bắc nam, đọc giờ phút mà đồng hồ
biểu thị.
Chênh lệch so với 12 giờ chính là khoảng cách di chuyển theo
hướng đông tây (kinh độ).
d- Ví dụ: chỉnh giờ (thí nghiệm a và b) tại Hà nội là 12 giờ
trưa.
Đến Hải phòng, (thí nghiệm a và b) đo được là 12 g 03 p 24
gi.
Độ chênh là 03 p 24 gi
Mỗi phút ứng với 15 kinh phút.
* 3 ph x 15 = 45 kinh phút
* 24 gi x 15 / 60 = 6 kinh phút
Cọng là 51 kinh phút
Hà Nội (điểm thí nghiệm) có kinh độ là 105 độ 50 ph Đông,
thì Hải phòng (điểm thí nghiệm) là 105 đ 50 p + 51 p = 106 độ 41 phút Đông.
7- Sử dụng Google Maps
Tại một vị trí bất kỳ, muốn biết tọa độ, ta nhấn nút phải
chuột vào vị trí đó.
Bảng Menu chuột phải hiện ra, chọn phía dưới mục What's here?
Vĩ độ và kinh độ sẽ in vào ô tìm ở trên.
Tọa độ vĩ kinh được dùng dưới dạng số thập phân. Hai số thập
phân cách nhau dấu phẩy. Trong mỗi số thập phân, dùng dấu chấm.
Ví dụ tọa độ Hải phòng là: 21.038364,105.843401
Trong hình trên, đã dùng 2 lần What's here với 2 tọa độ được
đánh dấu ở Hà Nội và Hải Phòng. Để tắt đánh dấu, bạn rê chuột đến ô Map góc
trên phải, nhấn bỏ kiểm các tọa độ đánh dấu...
8- Lưu bản đồ Google Maps đã chọn
Phía trên trái bản đồ, bên ngoài có công cụ In và Liên kết:
Ta nhấn vào biểu tượng liên kết (hình dây xích), Bảng Link
hiện ra với phần Short URL ở trên đã bôi đen sẵn. Bạn copy link nầy.
Dán link nầy vào ô Address của trình duyệt, Go, trình duyệt
hiện ra y chang địa chỉ vừa ý. Lưu Shortcut hay Bookmark trang nầy (có địa chỉ
trên).
9- Tọa độ kinh vĩ thông thường là hệ 60 (độ, phút, giây).
Hiện nay ứng dụng thường dùng tọa độ hệ thập phân.
Để chuyển đổi qua lại giữa 2 hệ, bạn có thể làm các phép
tính số học. Hoặc download công cụ tôi viết sẵn sau: Đô sang Thâp phân và ngược
lại:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét