Translate

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

Câu chuyện khoa học: Kỹ thuật nhân bản và chuyện 1 ông 2 bà cùng thụ tinh.



A- Kỹ thuật nhân bản:
 Nhân tế bào của hầu hết sinh vật chứa 2n nhiễm sắc thể (NST), riêng nhân tế bào sinh dục chỉ có n NST.
 Thụ tinh là sự phối hợp giữa trứng có n NST và tinh trùng có n NST để trở thành trứng thụ tinh có 2n NST.

- Trên một con bò cái A vừa thụ tinh (với bò đực bất kỳ), lấy ra trứng đã thụ tinh. Dùng một ống hút siêu nhỏ đâm vào trứng đã thụ tinh nầy hút ra toàn bộ nhân tế bào trứng đó. Bây giờ ta chỉ còn trứng thụ tinh không nhân.
- Trên một con bò B (đực hay cái) cần nhân bản, tách ra một tế bào hoàn chỉnh, cũng hút ra toàn bộ nhân B.
- Đưa nhân B vừa hút vào trứng thụ tinh không nhân (trứng mang).
- Kích thích điện cho trứng thụ tinh vừa xử lý hoạt động tốt, cấy trở lại vào tử cung bò cái A, và chờ ngày bò đẻ.

B- Một số bệnh do jen:
1- Ngày nay người ta đã biết vô số tật và bệnh di truyền do rối loạn jen nằm trong NST (thuộc nhân tế bào).
Dễ hiểu nhất là bệnh Thiếu máu di truyền Thalassemia. Đứa trẻ (vì ít khi sống lâu) thừa hưởng jen bệnh lặn rr từ cả cha không bệnh nhưng mang mầm Rr lẫn mẹ Rr.
* Từ cha: số tinh trùng mạnh R là 50% và số tinh trùng mang mầm bệnh r là 50%
* Từ mẹ cũng như thế; số trứng mạnh R 50%, số trứng mang mầm bệnh r là 50%
* Xác suất đứa con bệnh rr ghép từ cha mẹ là 50% x 50% = 25%

2- Bên cạnh bệnh rối loạn jen nằm trong NST, người ta còn khám phá bệnh rối loạn jen nằm trong Ty thể.
Ty thể là những hạt rất nhỏ và rất nhiều nằm rãi rác trong tế bào. Chúng phụ trách chủ yếu là tạo năng lượng cho tế bào. Đặc biệt ty thể cũng chứa jen (DNA) khác biệt với jen chứa trong nhân tế bào (NST).
Ở đây ta chỉ lượt qua một số bệnh do rối loạn jen ty thể: Bệnh thần kinh thị giác di truyền Leber, Bệnh thần kinh- cơ. Các bệnh như liệt mắt tăng tiến mãn tính, hội chứng KeRNA-Sayre, bệnh đái tháo đường và câm điếc đều do mất đoạn hoặc có sự sắp xếp lại gen ty thể.

C- Bàn luận về nhân bản:
Khi trứng thụ tinh, bên cạnh việc ghép đôi NST, trứng lại lập tức loại bỏ các ty thể chứa trong tinh trùng. Thành ra trứng thụ tinh chỉ còn ty thể do di truyền từ mẹ. Điều nầy có nghĩa là tổng thể thông tin di truyền từ mẹ bao giờ cũng nhiều hơn thông tin di truyền từ cha. Và nhóm jen ty thể trong một cá thể thường có nguồn gốc từ mẹ, đặc điểm nầy thường được các nhà khoa học nghiên cứu về Di truyền quẩn thể.

Vậy một sinh vật được nhân bản theo kỹ thuật trên, sẽ chứa thông tin di truyền không hẵn 100% từ sinh vật gốc! Vẫn có một ít thông tin di truyền trong ty thể của trứng mang.
Cá thể nhân bản ngoài việc hầu như giống đúc 100% từ các thể gốc, vẫn có thể mang các bệnh về jen ty thể mà cá thể gốc không có!

D- Một ông hai bà cùng thụ tinh!
Hai người (khác giới) yêu nhau, người nữ đã có bệnh về jen ty thể sẽ mong muốn con chung của hai người không mắc bệnh mình đang có.
Tiếc rằng jen ty thể luôn luôn từ mẹ truyền sang con, nên xác suất đứa con mắc bệnh là rất cao! Vậy làm sao bây giờ?

Thời đại ngày nay: không sao! cứ áp dụng kỹ thuật nhân bản trên; công việc sẽ tiến hành như sau:
[Chồng (C), Vợ (V), Hiến tặng (H)]

- Tinh trùng C thụ tinh trứng V. Hút lấy nhân CV.
- Tinh trùng C thụ tinh trứng H. Hút loại bỏ nhân chỉ giữ trứng có chứa ty thể không mang jen bệnh (trứng mang).
- Đưa nhân CV vào trứng mang. Kích thích trứng hoạt động.
- Cấy vào tử cung, chờ ngày sinh.

Ngày sinh đến, kết quả là đứa bé mang jen (NST) từ cha và mẹ, lại không bệnh như mẹ do mang jen ty thể từ dì (người hiến tặng trứng)

Quá hay!
Trương Phú 22/9/2012

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Trực tuyến

Mục lục Toàn bộ (theo thứ tự thời gian)

Trực tuyến