Translate

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Trí Thức


Tri thức
Tri (hiểu) thức (biết) là sự hiểu biết.
Tri thức là khối lượng thông tin hay kỹ năng mà một cá nhân hay tập thể có được (tri thức của nhân loại) thông qua giáo dục (học thức), giao tiếp, diễn tả, học hỏi.
Thông tin bao gồm tài liệu, lý luận.
Kỹ năng bao gồm kinh nghiệm, bí quyết do rèn luyện.

Trí thức
Trí (nhận thức). Trong khi Tri = hiểu thì Trí đã là suy luận, nhận thức.
Với tri thức là thông tin, nếu thông tin không được xử lý thì đa số thông tin chỉ nêu lên hiện tượng, Với trí thức, lượng thông tin đã được nhận thức để tìm ra bản chất sự vật.

Người có tri thức rộng chỉ dừng ở mức độ thu nhận thông tin. Khi tri thức đạt chiều sâu, khả năng phán đoán, suy luận, phê phán, tổng quát hóa tăng lên để nhận thức rõ bản chất sự vật từ lượng thông tin hiện tượng thu được, rõ ràng là có sự đột biến từ lượng qua chất, đấy là trí thức.

Công nhân có lượng tri thức nghề nghiệp nhất định, tham gia trong một dây chuyền sản xuất; với sản phẩm làm ra, công nhân góp phần mình trong của cải xã hội. (không viết người công nhân vì nhân = người)
Kỹ sư lại xem xét dây chuyền sản xuất, việc tưởng tựợng (sáng kiến), phán đoán và suy luận sẽ làm thay đổi sản phẩm làm ra, kỹ sư đã cải tạo xã hội. Kỹ sư phải là trí thức. (không viết người kỹ sư vì sư = thầy = người)

Trí thức đa số là người học thức cao, hoặc tự đào tạo (học giả) để hiểu sâu vấn đề. Trí thức đóng góp cho xã hội là cải tạo xã hội đó qua nghề nghiệp của mình làm cho xã hội tiến bộ.
Trí thức sống làm việc trong môi trường khoa học, phản biện là mặt tất nhiên của trí thức.

Lưu ý rằng xã hội tiến bộ có nhiều mặt, khái quát là tiến bộ vật chất và tiến bộ tinh thần. Trí thức không nhất thiết phải tham gia đủ mọi mặt trong xã hội.

Đa số các bàn luận về trí thức hiện nay bị luẩn quẫn do đánh đồng với khái niệm thời xưa, đòi hỏi trí thức phải cải tạo xã hội thông qua cải tạo chính trị.

Trí thức (nhiều ngành) tâm huyết về chính trị xã hội còn gọi là trí thức yêu nước, đương nhiên đây chỉ là từ nhấn mạnh, hoàn toàn không có nghĩa những trí thức khác không yêu nước.

Các bạn có thể tìm thấy cuộc thảo luận sôi nổi về trí thức qua nhiều trang web, tiêu biểu trang của TS lê văn Út:
http://levanut.wordpress.com/2012/01/23/tri-th%E1%BB%A9c-la-gi/

Trương Phú 30/9/2012

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Trực tuyến

Mục lục Toàn bộ (theo thứ tự thời gian)

Trực tuyến