Translate

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Tản mạn về Bao Vinh


                                         Bao Vinh, nhìn từ sông Hương. Ảnh: VOV.VN


Bao Vinh là địa danh một làng (làng = xưa, hiện là thôn) khá lâu đời (phố cổ Bao Vinh). Thôn nằm bên tả ngạn sông Hương, ngoại ô của TP Huế. Thôn thuộc xã Hương vinh, Huyên Hương Trà (Nay là Thị xã Hương Trà) thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Đình làng Bao vinh, đối diện cầu Bao vinh

Trước năm 1975 thôn Bao Vinh khá sầm uất, đã có điện, nước máy. Nhà cửa ở hai bên đường phố chính trải nhựa khoảng 500m từ cầu Bao Vinh đến cống Địa Linh. Cầu Bao Vinh nối thôn với TP Huế (Phường Phú Bình, đường Huỳnh Thúc Kháng). Cầu bắc ngang sông đào là nhánh sông quanh thành cổ. Ở vị trí cầu nhìn ra sông rộng (hướng đông) là nơi giao thoa hình chữ x mà hai nhánh trái là sông Hương uốn quanh làng Tiên Nộn, nhánh kia là sông đào Đông ba, có cầu nối phường Phú bình với Bãi Dâu (Địa danh cố nhạc sĩ TCS có nhắc trong tác phẩm của mình).

Cống Bao vinh-Địa Linh

Cống Địa Linh nối thôn với thôn Địa Linh. Cống xây bằng gạch kiểu vòm cuốn, bắc ngang con lạch (địa phương gọi là hói). Lạch là ranh giới của hai thôn, dẫn nước sông vào các ruộng sâu bên trong.
Sông Đông Ba, hướng đi về Bao Vinh, nhìn từ cầu sắt Đông Ba. Bên trái là đường Huỳnh Thúc Kháng, đường bộ từ trung tâm TP. Huế đi Bao Vinh. Ảnh: Tư Miền Biển

Trước năm 1930 phía bờ sông còn thưa thớt nhà, bởi đấy là cảng cho tàu thuyền bờ. Bờ sông lúc đó đã được kè bằng đá và xi măng. Sau đó nhà phía bờ sông mọc lên nhiều, ngắt quãng có chừa các bến (hình như từ cầu đến cống có 5 bến). Các bến sông nầy ban đầu là nơi đỗ các tàu thuyền, sau nầy chủ yếu để dân các xóm trong ra sông tắm giặt.

Đối diện dãy bờ sông là dãy nhà mà hiện gọi là phố cổ Bao Vinh. Vì Bao Vinh là vùng trũng nên dãy nhà nầy có nền khá cao. Từ cầu hướng về cống, đầu tiên là đình làng có cổng đình, vài nhà xây hiện đại, tiếp theo là dãy nhà ngói vách cửa gỗ, mái khá thấp (1980) cứ thế xen kẽ. Nằm vị trí giữa cầu và cống là chợ Bao Vinh. Trước đấy cũng được kể là chợ khá lớn.

Nhà cổ khá hoành tráng thời đó là nhà [ông Bá R] (nhân vật xưa, đã mất. Bá là phẩm hàm triều đình Huế ban) dựng bằng gỗ có tầng lầu. Hồi nhỏ (1964) tôi có lần được lên lầu nầy. Từ đây có thể nhìn phong cảnh sông Hương...
Sát cạnh là nhà [bà Khóa D] (nhân vật xưa, đã mất. Khóa là từ gọi người học, gọi theo ông khóa. Bà, ở Huế gọi là Mụ). Nhà nầy xây theo kiểu tây. Kế tiếp là dãy nhà cổ với nền cao mái thấp cột gỗ... (không biết giờ còn không?)

Nhà ông [Bá R] 2 tầng cột gỗ, nhà bà [Khóa D] màu vàng

Trước năm 1975 nhiều tàu cập vào Bao Vinh. Tàu lớn dùng máy nổ chở muối và nước mắm đổ hàng tại đây (bà [Khóa D] và các nhà chung quanh), có lẽ hàng cung cấp cho cả hai tỉnh Thừa Thiên và Quãng Trị nên những nhà buôn nầy rất giàu thời đó. Ghe lớn chạy buồm cung cấp trách, nồi, ấm... (sản phẩm đất sét nung thô) cho nhà ông [Bá R]... Riêng tụi nhỏ chúng tôi thường leo lên tàu làm cầu nhảy phóng xuống nước. Sau năm 1975 các tàu thuyền chấm dứt ghé bến Bao Vinh.

Năm 1968, trận chiến Tết Mậu thân, tàu há mồm của Mỹ đã cập bến chợ để đổ quân. Bao Vinh là địa phương hiếm hoi ở Huế lúc đó không bị ảnh hưởng trận chiến khủng khiếp.

Thẳng góc vời đường phố chính là các xóm, hình như tên xóm theo nghề: Xóm dừa, Xóm ớt, Xóm muối... Xóm rèn tuốt sâu bên trong, cạnh ruộng.

Đường vào xóm Dừa, vách nhà cổ [Nhà ông Đạt?]

Qua cống tới thôn Địa Linh, có rạp Hát Bộ cổ. Trên báo hình như họa sĩ nổi tiếng gì đó ở đây. Đi tiếp nữa là thôn Minh Hương (nhớ quê hương nhà Minh = Việt gốc Tàu), ở đây có chùa Bà nghe đồn còn đẹp hơn ở phố cổ Hội An!

Tham Khảo:

http://tamnhin.net/Canhbao/3268/Pho-co-Bao-Vinh-dung-truoc-nguy-co-bi-xoa-so.html
http://www.nucuoiviet.org/2011/07/pho-co-bao-vinh/
http://euro2012.phapluattp.vn/20100412034612118p0c1021/mot-pho-co-sap-het-nha-co.htm
http://yume.vn/news/cate/subcate/hue-va-nhung-noi-ban-chua-biet.35A839B4.html
www.thesaigontimes.vn/Home/dulich/diemden/73893/Pho-co-Bao-Vinh.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Trực tuyến

Mục lục Toàn bộ (theo thứ tự thời gian)

Trực tuyến