Translate

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Kiến thức sơ bộ về Mảng Kiến Tạo

Bề mặt trái đất chúng ta gồm đất và nước. Đất liền gồm các khối lục địa lớn là châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ (Bắc Mỹ và Nam Mỹ), châu Úc và châu Nam cực. Biển mênh mông gồm các đại dương là Thái Bình dương, Đại Tây dương, Ấn độ dương và Bắc băng dương.

Cả 2 nhóm lục địa và đại dương đều nằm trên các mảng đá lớn nổi trên dung nham; các mảng nầy gọi là Mảng Kiến Tạo. Mảng chứa đại lục gọi là Mảng đại lục, mảng kia gọi là Mảng đại dương. Gọi là kiến tạo vì chúng trôi trên dung nham, xô đẩy nhau tách rời nhau để tạo nên một bộ mặt mới cho trái đất: tạo ra lục địa mới, dãy núi mới hay hình thành biển mới…

Tập hợp Mảng kiến tạo hình thành Vỏ thạch quyển = lớp vỏ đá.

(Trên thạch quyển là Thủy quyển = lớp nước, ngoài cùng là Khí quyển = lớp khí. Có thể kể thêm Từ quyển là lớp từ trường vô hình bọc quanh.)


Cần lưu ý rằng Mảng lục địa không tương đồng với các châu lục: Mảng đại lục thường bao gồm đại lục, thềm đại lục và vùng biển sâu, do đó Mảng đại lục lớn hơn nhiều.

Thạch quyển chia thành 8 mảng kiến tạo lớn: mảng Á – Âu, mảng Phi, mảng bắc Mỹ, mảng nam Mỹ, mảng Úc, mảng Ấn, mảng Nam cực và mảng Thái bình dương.

Bạn thấy đây, mảng đại dương duy nhất là mảng Thái bình dương. (Đương nhiên mảng Thái bình dương nhỏ hơn diện tích của Thái bình dương).
Đại tây dương lớn như thế lại nằm hoàn toàn trên các mảng lục địa!

Bản đồ chi tiết các mảng kiến tạo thạch quyển trái đất và các vectơ di chuyển. Ảnh: USGS.

Trên hình, ngoài 8 mảng kiến tạo lớn, còn có các mảng nhỏ hơn như mảng Ả Rập, mảng Caribe, mảng Juan de Fuca, mảng Cocos, mảng Nazca, mảng Philippin và mảng Scotia.

Quanh biên giới các mảng, có ghi chú các vùng mà các mảng kiến tạo co kéo nhau (hướng mũi tên)
Minh họa:
- Góc phải với mảng Ấn (màu đỏ), hướng bắc chỉ rõ mảng Ấn đang va vào mảng Á-Âu, hậu quả nâng cao dãy Hymalaya; nhưng phía tây nam lại tách xa mảng Phi sẽ khiến cho Ấn độ dương rộng hơn.
- Giữa mảng Âu-Á và mảng bắc Mỹ lại đang tách ra, việc nầy sẽ khiến Đại Tây dương thêm rộng.


Alex Mustard, 36 tuổi, đã lặn sâu hơn 24 mét xuống khe nứt giữa hai mảng kiến tạo Bắc Mỹ và Á - Âu gần Iceland. Khu vực nầy đầy rẫy các đứt gãy, thung lũng, núi lửa và suối nước nóng hình thành do các mảng kiến tạo dịch chuyển ra xa nhau khoảng 25,4mm mỗi năm.

Cần lưu ý rằng diện tích trái đất là hằng định, nơi nầy dãn rộng thì nơi khác phải co hẹp.
Các vùng biên của mảng kiến tạo là nơi xẩy ra nhiều biến động địa chất: năng lượng khổng lồ được giải phóng dễ gây ra động đất, núi lửa…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Trực tuyến

Mục lục Toàn bộ (theo thứ tự thời gian)

Trực tuyến