1- Rất
nhiều ý tưởng, tiểu thuyết, giả thuyết khoa học hướng về người ngoài hành tinh
có trí tuệ cao hơn loài người: các tiểu thuyết và giả thuyết khoa học nở rộ đến
mức tạo nên dư luận rộng rãi về người ngoài trái đất, với nhiều chuyện tầm
phào: nào du hành trên các đĩa bay, nào ghé thăm trái đất, để lại trên trái đất
nhiều dấu ấn (tàn tích công trình), thậm chí giao phối với con người để lại hậu
duệ…
2- Đương
nhiên về phương diện khoa học, ý tưởng hay giả thiết có người ngoài trái đất,
trên một hành tinh xa xôi là phù hợp với logic: trên trái đất có con người, thì
trong hàng tỷ hàng tỷ hành tinh trong vũ trụ vẫn có thể có một giống sinh vật
phát triển, mà nền văn minh thậm chí cao xa hơn văn minh loài người.
3- Để
tìm hiểu nguồn gốc con người nói riêng, và nguồn gốc sinh vật nói chung, trong
mấy thế kỷ gần đây, rất nhiều nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực đã dày công
nghiên cứu: sơ bộ đã vẽ được nhánh tiến hóa của con người hiện đại, bên cạnh
đó, đã dựng nên cây tiến hóa của sinh vật nói chung: Khởi phát từ những sinh
vật dưới tế bào (Virus) đến các sinh vật đơn bào, đa bào thành 2 nhánh thực vật
và động vật… (Xem các bài viết Lịch
sử tiến hóa loài người, Lịch sử trái đất trên blog nầy)
4- Các
nhánh tiến hóa tương đối rõ ràng vì càng ngày càng có nhiều bằng chứng hóa
thạch của Cổ Sinh vật học đóng góp. Nhưng phân đoạn tiến hóa khởi đầu ra sinh
vật: từ một hỗn hợp chất hữu cơ trong nước biển (dưới tác dụng sấm sét, tự do
tổ hợp), tạo ra acid deoxyribo nucleic (ADN), là gốc rễ của mọi sinh vật thì
còn mù mờ, và quá chút nữa, từ ADN biến thành tế bào hoàn chỉnh là cả một đoạn
đường dài mà các nhà khoa học cần chứng minh.
5- Văn
hóa chúng ta hấp thụ nói chung là văn hóa bắc bán cầu, (trong khi phương đông
chịu văn hóa Tàu Quân-Sư-Phụ), thì phương tây chịu văn hóa của đạo Cơ đốc hay
hay các đạo tương tự: Thượng đế sáng tạo nên tất cả! Thế cho nên một số nhà
khoa học "không bền chí", hoặc lai căn (đạo thiên chúa), trước vấn đề
hóc búa trên đã la to: Nguồn gốc sinh vật trên trái đất đến từ sao Hỏa qua
thiên thạch, hoặc chung chung hơn, đến từ vũ trụ!
6- Thưa
các ngài khoa học giả hiệu, trừ khi có bằng chứng chính xác là như thế, xin các
ngài khoan vội la to, vì luận điệu như thế chả khác gì các ngài ngầm gán cho
Thượng đế tạo ra tất cả, mặc khác, về phương diện khoa học, rõ ràng cho thấy
thái độ của các ngài là đầu hàng trước vấn đề khó, đẩy vấn đề sang một bên hay
sang người khác: Vấn đề hình thành nên tế bào sinh vật cần phải dứt khoát được
chứng minh trên trái đất; vì có đẩy vấn đề lên sao Hỏa hay hành tinh ngoài vũ
trụ thì câu hỏi trên vẫn chưa được giải đáp!
7- Cho
dù khoa học còn chông gai (Khoa học của loài người còn khá trẻ so tuổi vũ trụ),
tôi vẫn tin rằng diễn biến tạo nên sinh vật là một quá trình thuần lý-hóa.
Trong vũ trụ, nơi nào có đủ điều kiện thì nơi ấy sẽ diễn ra quá trình
lý-hóa-sinh [lý = vật lý, hóa = hóa học, sinh = sinh học]. Sinh vật có thể được
tạo nên ngẫu nhiên dưới các điều kiện tất nhiên ở đâu đó trong vũ trụ, và cụ
thể là trên trái đất nầy.
8- [Cần
nhắc lại, các điều kiện gọi là tất nhiên như trên thật ra rất khó và hiếm, như
hành tinh không quá lớn hay quá nhỏ, cách xa ngôi sao trung tâm vừa phải để có
nhiệt độ thích hợp, có nước, chất oxy hóa thích hợp tương tự oxy để cấp năng
lượng cho sinh vật, đầy đủ hỗn hợp các chất hữu cơ khác, khí quyển và từ quyển
ngăn được phóng xạ… Nói chung nếu liệt kê các điều kiện cần có thể lên đến hàng
triệu! Và trái đất là may mắn trúng số trong tỉ lệ phần triệu hay phần tỷ ấy!]
9- Trở
lại đề bài là con người, có hay không cô đơn trong vũ trụ? Các nước Âu Mỹ đã có
các chương trình thăm dò sự sống ngoài trái đất bằng các kính thiên văn vô
tuyến, mà hiện thực cho ý tưởng hơn: Phi thuyền Voyager 1 (Mỹ), đang bay ra
khỏi hệ mặt trời, lang thang giữa Ngân hà, mang thông điệp hòa bình từ Trái đất
(chào hỏi người ngoài hành tinh). Như đã nói trên, sự sống có thể phát triển
dưới điều kiện tất yếu, thì sự sống cũng có thể phát triển ở bậc rất cao vì
tuổi vũ trụ đã gần 14 tỷ năm, trong khi trái đất chúng ta mới chỉ hơn 4 tỷ năm.
10- Bạn có để ý ở mục 7 tôi đã dùng từ ngẫu nhiên?
"ngẫu nhiên dưới các điều kiện tất
nhiên", ý tôi muốn nói là, trong khi hội đủ các điều kiện cần thiết,
sự việc có thể xảy ra và có thể không xảy ra, nghĩa là có xác suất không đến 1,
tương tự như ta đổ súc sắc hay lắc bầu cua: Có thể ra con Bầu nhưng cũng có thể
chẳng ra con Bầu trong mấy ván liên tiếp...
Và trên trái đất, điều nầy có nghĩa
là, có thể con người xuất hiện hoặc không xuất hiện! Bạn cứ thử nghĩ lại xem
khoảng vài triệu năm trước đây trên trái đất làm gì có con người? 100 triệu năm
trước là thời kỳ Khủng long làm bá chủ trái đất.
Vượn-Người (Australopithecus
afarensis) chỉ xuất hiện từ 4 đến 2 triệu năm trước, mãi đến 200.000 năm gần
đây các nhánh người khá hiện đại (Neanderthal, Cro-Magnon...) mới dần xuất hiện
rồi dần dần tuyệt chủng chỉ còn nhánh người hiện đại (Homo sapiens sapiens).
11- Trong 3 tỷ năm
trái đất có sinh vật phát triển, các động vật bậc cao (có xương sống) cũng chỉ
mới xuất hiện 500.000 năm lại đây, mà trong số đó, phát triển đến đỉnh cao con
người là duy nhất và cũng chỉ mới gần đây. Các loài động vật thông minh khác
như cá Heo, chó thì cũng mãi mãi (cho đến giờ) là loài vật. Điều nầy nói lên
rằng trong điều kiện cụ thể, có thể phát triển ra sinh vật đơn bào là hay lắm
rồi, còn sinh vật bậc cao, có trí tuệ có thể cải tạo thiên nhiên: Còn lâu!
12- Tóm lại, con người có trí tuệ cao xuất hiện
trên trái đất là một ngẫu nhiên kỳ diệu. Ngẫu nhiên đây là biến cố xảy ra trong
phép toán thống kê, hoàn toàn không liên quan đến ý chí một ai đó. Và như thế,
theo tôi, xác suất tìm được một sinh vật trong vũ trụ ngoài trái đất là có thể
có nhưng khá hiếm, tỷ lệ phần triệu; và
sinh vật (nếu tìm được) ấy có lẽ đang ở dạng đơn bào. Không nhất thiết cứ
hơn vài tỷ năm là sẽ có sinh vật trí tuệ bậc cao, trong thế giới sinh vật không
thể đơn giản như phép cọng. Thế cho nên đến nay, con người vẫn cô đơn trong vũ trụ!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét