1- Câu hỏi: Mùa xuân từ thời gian nào đến thời gian nào sẽ
làm rất nhiều người bối rối. Thói quen đơn giản cứ cho rằng theo dương lịch mà
tính, cứ tháng 1, 2, 3 là mùa xuân, và cứ tiếp theo mỗi 3 tháng sẽ là hạ, thu
rồi đông. Kết thúc tháng 12 là trong mùa đông với ngày Chúa giáng sinh 25/12
tuyết rơi lạnh lẽo, nghe cũng bùi tai...
Nhưng đã qua tháng 1, thời tiết có nơi còn lạnh cóng. vậy
sao gọi mùa xuân? Vậy nên lại có người đề nghị lấy âm lịch mà tính. Cứ từ tết
ta (Nguyên đán) mà đếm như trên, tháng 1, 2, 3 là mùa xuân, 3 tháng kế là hạ
cho đến thu, đông. Sự điều chỉnh nầy về tổng thể cũng khá hợp lý về mùa màng,
nhưng cũng có vẻ không ổn: Tết Nguyên đán chiếu theo dương lịch thì trồi sụt
thất thường, lại nữa đến năm nhuận lại thành 13 tháng, không lẽ có mùa nào đó
lại kéo dài đến 4 tháng âm?
2- Các mùa tạo ra do sự di chuyển của Trái đất trên quỹ đạo
quanh Mặt trời. Ứng với mỗi vị trí Trái đất trên quỹ đạo, sẽ nhận tia sáng từ
Mặt trời rọi đến theo các góc khác nhau. Chính
ánh nắng chiếu theo góc khác nhau đến các vị trí trên Trái đất, nghĩa là lượng
nhiệt đem đến từng địa phương khác nhau sẽ tạo thời tiết khác nhau trên Trái
đất.
a- Xét một vị trí trên Trái đất, thời tiết lần lượt thay đổi
tuần hoàn theo Trái đất di chuyển trên quỹ đạo. Tập hợp mảng thời tiết tương
đối giống nhau tạo nên mùa với xuân, hạ, thu và đông. Vì mùa căn cứ trên sự di
chuyển của Trái đất trên quỹ đạo, rõ ràng tính các mốc mùa phải dựa hoàn toàn
vào dương lịch.
[Dương lịch tính ngày tháng theo chuyển động Trái đất quanh
Mặt trời. Âm lịch tính ngày tháng dựa trên chuyển động Mặt trăng quanh Trái
đất].
b- Xét trên một kinh tuyến bất kỳ (kinh tuyến là đường nối 2
cực Trái đất), các vĩ độ khác nhau sẽ có thời tiết khác nhau do khác góc chiếu
rọi của Mặt trời (vì Trái đất tròn). Hơn nữa, trục Trái đất tự quay lại nghiêng
(23o 27') so mặt phẳng quỹ đạo Trái đất, hậu quả là thường có một
nửa Trái đất phía bắc, hoặc phía nam nhận nhiều ánh nắng hơn phía kia vào ban
ngày. Từ đó sinh ra mùa đối nghịch giữa 2 nửa bán cầu bắc, nam.
Vậy mùa còn căn cứ trên vĩ độ của địa phương. Tổng thể chia
thành các đới khí hậu: Xích đới là khu vực quanh xích đạo (chừng +-5o),
ở đây quanh năm nóng ấm hay quanh năm là mùa xuân hạ. Nhiệt đới kề xích đới cho
đến chí tuyến (23o 27') thời tiết hai mùa mưa nắng, lạnh không đáng
kể. Ôn đới từ chí tuyến 23o 27' đến vòng cực 66o 33' có 4
mùa rõ rệt. Hàn đới trong vòng cực quanh năm lạnh giá, một năm chỉ có 1 ngày:
ban ngày dài 6 tháng thấy Mặt trời luẩn quẩn xa xa, và ban đêm 6 tháng...
3- Trên phân tích ở mục 2, ta kết luận mốc các mùa dựa trên
dương lịch, và tùy vĩ độ mà tính. Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới
nên dùng lịch mùa cho đới nầy. Cần lưu ý phía bắc có vĩ độ gần chí tuyến bắc
nên nói chung khí hậu bắc Việt nam có thể có 4 mùa rõ rệt. Còn phương nam, gần
sát xích đới, lại bao quanh bởi biển cả nên nam Việt Nam quanh năm nóng ấm. Có
câu hát gì đấy: "Anh ở trong nầy không thấy mùa đông" là vì vậy.
a- Cần nhấn mạnh ngày Tết (1/1) chỉ là bắt đầu cho lịch năm
mới, dương lịch hay âm lịch, mà không liên quan gì đến mốc các mùa trong năm.
Các vùng văn hóa khác nhau sẽ dùng lịch khác nhau và đương
nhiên có Tết khác nhau. Ta đã quen Tết tây, Tết ta. Phía nam có Tết của người
Khmer (Chol Chnam Thmay) khoảng giữa tháng 4 dương lịch. Tết Lào (Bunpimay) dịp
rằm tháng tư âm lịch (lễ Phật đản)...
b- Các mốc mùa ở đây
theo dương lịch ở bán cầu bắc. Với bán cầu nam sẽ ngược 6 tháng: hạ thành đông
và xuân thành thu.
- Mùa xuân nhiệt đới bắt đầu từ đầu tháng 2. Mùa xuân ôn đới
đến chậm hơn 1 tháng rưỡi: giữa tháng 3.
Để cố định mốc, người ta chọn các vị trí ý nghĩa của Trái
đất trên quỹ đạo, (hay vị trí biểu kiến của Mặt trời trên Hoàng đạo). Các mốc
ngày sau có thể xê dịch 1 ngày, sớm hay muộn.
- Mùa xuân nhiệt đới từ ngày Lập xuân 4/2. Mùa xuân ôn đới
từ ngày Xuân phân 21/3.
- Mùa hạ nhiệt đới từ ngày Lập hạ 6/5. Mùa hạ ôn đới từ ngày
Hạ chí 21/6.
- Mùa thu nhiệt đới từ ngày Lập thu 7/8. Mùa thu ôn đới từ
ngày Thu phân 23/9.
- Mùa đông nhiệt đới từ ngày Lập đông 7/11. Mùa đông ôn đới
từ ngày Đông chí 22/12.
[Xuân phân: giữa xuân của nhiệt đới, Hạ chí: giữa hè, Thu
phân: giữa thu, Đông chí: giữa đông].
Hình trên: Xích đới màu hồng, quanh năm nóng ấm. Nhiệt đới
và ôn đới bắc bán cầu vào các mùa cách nhau tháng rưỡi. Hàn đới lạnh quanh năm
có 6 tháng tối và 6 tháng sáng liên tục.
4- Bên lề:
- Các tên ngày như Xuân phân, Đông chí... dùng ở trên, nghe
rõ là từ lịch Tàu, hay từ âm lịch. Nhưng thực ra các mốc nầy hoàn toàn là các
mốc cố định của dương lịch. Âm lịch phải tính theo dương lịch nên giờ đây chúng
gọi là âm-dương lịch.
- Khâm thiên giám Tàu đưa các mốc như Lập xuân, Lập hạ... để
áp dụng cho đế quốc Tàu. Thực ra đế quốc Tàu nằm ở ôn đới, các mùa phải muộn
hơn, thành ra các mốc trên lại thích hợp cho Việt Nam thuộc nhiệt đới.
- Trong các ngày mốc trên, đi vào âm nhạc là ngày Lập đông:
"Trời lập đông chưa anh, cho lũ dơi đi tìm giấc ngủ
vùi..." Bài Mùa đông của anh.
- Lịch sử cận đại Việt Nam: Ngày QĐND 22/12 hằng năm là ngày
Đông chí.
- Ngày 4/2 Lập xuân (3/2 ĐCSVN)
- Ngày 4/2 Lập xuân (3/2 ĐCSVN)
----------
Xem trực tiếp toàn bộ blog Chuyện Linh Tinh
chắc từ sau 22/12 nhỉ
Trả lờiXóaCách dùng nấm linh chi