Translate

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Nút giao khác mức ở Hà Nội

      1-  Đất nước đang chuyển mình, đâu đâu cũng có công trình xây dựng, mà nổi bật nhất là xây dựng các tuyến giao thông trên cả nước: Mở rộng quốc lộ 1 và xây dựng các tuyến cao tốc bắc – nam cùng các nhánh.
    Tôi có dịp lướt trên tuyến cao tốc TPHCM – Trung Lương năm ngoái (2014), cảm giác thoải mái: xe cứ bon bon với tốc độ trung bình 100 km/ giờ, chả quẹo trái quẹo phải gì, cứ thẳng hướng mà chạy trên đường một chiều… Cao tốc cho ta tiết kiệm thời gian di chuyển, mà quan trọng hơn, nhờ không có các nút giao thông cùng việc cấm các loại xe 2, 3 bánh nên độ an toàn rõ ràng được nâng cao hơn.
    Đương nhiên nối vào cao tốc là những đường dẫn, tại các ngõ vào ra nầy tốc độ xe phải chậm lại, và các lối rẽ (cùng mức) tại đó không được tính là nút giao của cao tốc. Trên đường cao tốc (SG-TL), có lúc là những đoạn cầu dài để vượt qua quốc lộ 1 hay tỉnh lộ khác bên dưới, đương nhiên những lúc ‘đường chồng đường’ như thế cũng không được xem là nút giao của cao tốc.


2-    Trong những ngày này (4/2015), báo chí lại giới thiệu Hà Nội đang xây đoạn nối dài quốc lộ 5. Trong các hình ảnh minh họa đi kèm, tôi nhìn ra nút giao thông khác mức thật hoành tráng như sau:

Tuyến đường 5 kéo dài có 3 nút giao là Xuân Canh, giao với quốc lộ 3 (Hải Bối, Đông Anh) và nút giao với đường Võ Nguyên Giáp ra cầu Nhật Tân, trong đó điểm nhấn là nút giao với đường Võ Nguyên Giáp.

- Nút giao là nơi từ tuyến đường nầy có thể sang tuyến đường khác.
- Nút giao khác mức là nút giao thông không cùng độ cao. Hình minh họa bên trên.
Nút giao thông khác mức chỉ xây dựng trên những tuyến đường lớn (nhiều làn đường) và cho phép tốc độ cao. Nút giao khác mức với các đường dẫn riêng cho phép lưu thông một chiều.
Cũng trong thời gian nầy, Đà nẵng khánh thành nút giao khác mức Ngã ba Huế. Tại đó đến 3 mức độ cao. Trên khắp cả nước cũng có nhiều nút giao thông khác mức, tùy theo cấu trúc tuyến giao (ngã ba, hay ngã tư, ngã năm…) mà nút giao khác mức có thiết kế các đường dẫn khác nhau. Nút giao hình bên trên (Đường 5 nối dài – Võ Nguyên Giáp. Hà nội) là một nút giao chuẩn hình hoa thị.

1-     Tôi học trung học cấp 2 dạo cuối thập kỷ 60 tại Huế. Môn học Anh văn với cuốn English For Today (từ 1 đến 6). Hình như ở cuốnHHình như ở cuốn 2 hay 3 gì đó, với bài Superhighway (siêu xa lộ) thì hình minh họa cũng có nút giao khác mức như trên. Lúc đó tôi (con nít) đương nhiên thán phục và tò mò về cách đổi tuyến (rẽ phải, trái, lùi) qua nút giao hình hoa thị ấy. Năm mươi năm sau, đất nước Việt Nam mới có các nút giao khác mức như ước mơ hồi nhỏ.

[Tôi không rõ các đường 5 kéo dài và Võ Nguyên Giáp tại nút giao khác mức ở hình trên có phương hướng thế nào.] Nên tạm gọi tuyến đường 5 theo trục tung, tuyến Võ Nguyên Giáp theo trục hoành. Từ trên cao nhìn xuống, đường 5 nằm trên và có 4 đường dẫn hình cung tròn cho phép lái xe rẽ trái (từ đường 5 kéo dài qua Võ Nguyên Giáp và ngược lại. Trên hình, thấy có 2 xe đang rẽ trái từ đường Võ Nguyên Giáp sang đường 5 kéo dài). Phía ngoài các đường dẫn hình cung tròn là các đường dẫn rẽ phải. Muốn quay ngược đầu, phải thực hiện hai lần rẽ trái.
Đường 5 kéo dài như hình trên có dãi phân cách 2 chiều khá rộng. Trên mỗi chiều thấy có 4 làn xe: 3 làn sát dãi phân cách cho xe cơ giới, làn ngoài rộng hơn cho xe thô sơ. (Nếu ở cao tốc, làn ngoài là làn dừng khẩn cấp).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Trực tuyến

Mục lục Toàn bộ (theo thứ tự thời gian)

Trực tuyến