Translate

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

Xung đột giữa 2 dòng Hồi giáo: Sunni và Shiite



1-     Phân bố địa lý 2 dòng Hồi giáo.


Các quốc gia Hồi giáo: hệ phái Shiite màu đỏ; hệ phái Sunni màu lục.

Thế giới có 1,6 tỉ người Hồi giáo, 85% là người Sunni và số còn lại là người Shiite. Người Shiite chiếm đa số tại Iran, Iraq, Bahrain và Azerbaijan. Các nước có cộng đồng người Shiite tương đối lớn là Afghanistan, Ấn Độ, Kuwait, Lebanon, Pakistan, Qatar, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE). Còn người Sunni chiến đại đa số ở hơn 40 quốc gia từ Morocco cho tới Indonesia.
2-     Lịch sử xung đột: Cũng như các tôn giáo khác, vì quyền lợi của tầng lớp tăng lữ lãnh đạo, Hồi giáo dần dần chia thành nhiều hệ phái khác nhau, mà gom lại thuộc về 2 dòng chính là Sunni và Shiite. Các tranh chấp giữa 2 dòng nầy kéo dài từ thời Tiên tri Muhammad mất (năm 632) do tranh giành quyền kế vị.
Trước năm 1979, chính quyền các quốc gia Hồi giáo đều nằm trong tay dòng Sunni, dù là những nước Hồi giáo có người Shiite chiếm đa số. Cách mạng Hồi giáo ở Iran năm 1979 đã biến Iran thành nước Hồi giáo duy nhất dòng Shiite lãnh đạo.
Iraq thời Saddam Hussein: thiếu số Sunni cai trị đa số Shiite. Do chính quyền Saddam Hussein mạnh nên các xung đột trong nước sớm bị dẹp tan. Iran (Shiite) sớm gai mắt  Saddam Hussein nên 2 nước Iran, Iraq đã khai chiến (1980 – 1988).
Sau 1979, Mỹ vừa ghét Iran (chống Mỹ), vừa ghét Saddam Hussein. Nhân vụ Iraq chiếm Kuwait, Mỹ đánh Iraq, lần 2 năm 2003 thì chính quyền Saddam Hussein sụp đổ. Phái Shiite (đa số trong nước) lên nắm quyền (cho đến hiện tại), nhưng chính quyền Iraq mới quá yếu. Lính cũ Saddam Hussein (thiểu số Sunni) giờ bị xua đuổi, phân biệt đối xử nên tức giận, thành lập Nhà nước Hồi giáo ( IS, 29/6/2014) để giành lại quyền lãnh đạo.

3-     Tương lai vùng Trung Đông: Xung đột giữa 2 dòng Sunni và Shiite đã mở ra trên quy mô lớn.
Ngoài Iran và Iraq đã nhắc trên, dòng Shiite còn chiếm đa số tại Bahrain và Azerbajan. Bahrain là một ví dụ điển hình của tình hình trên trong những cuộc biểu tình tại Trung Đông thời gian qua.. Dù người Shiite chiếm 2/3 dân số nhưng chính quyền lại nằm trong tay người Sunni. Khi các cuộc biểu tình nổ ra, chính phủ nghi ngờ lòng trung thành của cộng đồng Shiite. Trong khi đó, một bộ phận khác lại cảm thấy bị xúc phạm trước tình hình người Sunni và người Shiite chống đối nhau. Nhiều người Shiite phản ứng về sự bị phân biệt đối xử, không được tuyển vào quân đội hoặc không có khả năng nắm giữ những vị trí quan trọng trong chính phủ.
·        Dòng Shiite hiện tại được đại diện bởi Iran. Nước nầy mong muốn dòng Shiite sẽ nắm quyền lãnh đạo ở các nước khác, chí ít là nước Hồi giáo có đông dòng Shiite. Vì thế người ta nghi ngờ việc Iran (có hay không) đứng đằng sau các cuộc nổi dậy của phiến quân ồi gia1oH Hồi giáo ở các nước trong vùng Vịnh.
·        Mà dòng Sunni đông dân trên thế giới, tại vùng Trung Đông cứ xem Saudi Arabia là đại diện. Điều nầy cũng có nghĩa là Saudi Arabia căm ghét Iran. Không những thế, các quốc gia Hồi giáo khác trong vùng đều dè chừng Iran: xuất khẩu cách mạng đưa dòng Shiite lại lên ngôi như đã thành công ở Iraq!
Vì những đan xen phức tạp như thế, cho nên hiện tại ta thấy nhiều chuyện oái oăm:
-        Khi IS (Sunni) lan rộng ở Iraq và Syria, Mỹ muốn lập liên minh chống IS, các nước Hồi giáo Sunni “uể oải” tham gia. Còn Iran (Shiite) muốn diệt IS lại không được mời vì Mỹ ghét! Còn hiện tại 4/2015, chính quyền Iraq (Shiite) lại chơi thân Iran (quên cựu thù), mời bộ binh Iran hổ trợ chống lại IS.
-        Và tương tự IS, nhóm Houthi (Shiite) giờ đang chiếm gần toàn bộ đất nước Yemen. Điều nầy khiến khối đa số Sunni nóng mặt, Saudi Arabia lập tức dẫn liên quân thả bom ngay nhóm Houthi, cố ngăn chận một nhà nước Shiite… thứ 3.
Nghĩa là hiện giờ (4/2015) đang có 2 nhóm Hồi giáo (IS và Houthi) hành động mang tính lập quốc, ảnh hưởng đến quốc tế. Có 2 liên minh đang lái máy bay thả bom ngăn chận 2 nhóm Hồi giáo nầy.
Các hành động man rợ (giết người) hay phá hoại (di tích văn hóa)… của các nhóm Hồi giáo cực đoan phải bị cả thế giới lên án, và loại bỏ. Tuy nhiên việc hình thành các tổ chức nầy lại có gốc tích ngay trong lòng xã hội các nước Hồi giáo (Trung Đông)! Vì thế, giải quyết tận gốc Hồi giáo cực đoan, phải xem nhiệt độ của xung đột giữa 2 dòng Sunni và Shiite. Có Thánh mới giải quyết được chuyện nầy!






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Trực tuyến

Mục lục Toàn bộ (theo thứ tự thời gian)

Trực tuyến