Translate

Thứ Năm, 8 tháng 5, 2014

Cần bổ sung Luật Hôn nhân_ Cấm kết hôn trong phạm vi 3 đời

1- Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 quy định: Cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, hoặc có họ trong phạm vi ba đời.

Người có họ trong phạm vi ba đời được xác định: Những người cùng một gốc sinh ra thì cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, con dì con già là đời thứ ba.


2- Cơ sở lý luận khoa học cho điều nêu trên:


2a- Đời thứ 2: quan hệ là anh chị em ruột. Mỗi người con đều thừa hưởng 50% gen từ bố mẹ [50% từ bố và 50% từ mẹ]. Tuy nhiên giữa những người con thì gen khác nhau xa: chỉ khoảng 25% giống nhau!

Theo lý thuyết, gen chị và em giống nhau dao động từ 0% đến 100%. Ở 2 cực trị nầy là lý thuyết rất hiếm gặp. Thống kê thì giá trị 25% và quanh nó là thường thấy nhất.

2b- Đời thứ 3: quan hệ là anh chị em họ. Số gen giống nhau giữa mỗi người chừng 12,5%
2c- Đời thứ 4: quan hệ là anh chị em họ xa. Số gen giống nhau giữa mỗi người chừng 6,25%

2d- Giữa 2 người không cùng huyết thống (người xa lạ bất kỳ), thống kê cho thấy số gen giống nhau dưới 8%
Vậy về phương diện gen giống nhau, anh chị em họ xa (đời thứ 4) là hai người xa lạ, không cùng huyết thống!

3- Tổ hợp gen:
Tập hợp gen quyết định các tính trạng của một người.
Về phương diện nhân văn, chúng ta không chú ý các gen quy định tính trạng như màu da, tóc xoăn hay thấp người...vv mà chú ý các gen gây ra bệnh tật nguy hại.

Mỗi gen gồm 2 mảnh ghép (alen), 2 mảnh nầy có thể giống nhau = đồng hợp tử, hay khác nhau = dị hợp tử.
Nếu gen gồm 2 alen khác nhau, một alen là trội vì lấn áp alen kia, gọi là alen lặn.

Gen bệnh nếu do bởi alen trội, sẽ di truyền và con cháu luôn luôn mắc bệnh nếu thừa hưởng gen nầy. Đây là trường hợp không phòng chống được nên không cần chú ý.

Gen bệnh tật nếu do bởi alen lặn, cũng di truyền nhưng con cháu chưa chắc mắc bệnh nếu chỉ thừa hưởng 1 alen của gen nầy. Nhưng con cháu có thể thừa hưởng cả 2 alen lặn từ cha và mẹ, trường hợp nầy con cháu chắc chắn mắc bệnh. Đây là trường hợp phòng chống được, và nhất thiết phải phòng.

Mối quan hệ cận huyết về phương diện gen là mối quan hệ có số gen giống nhau trên 10%. Số gen giống nhau càng cao, nếu hôn phối, xác suất các gen bệnh có alen lặn tổ hợp càng cao. Vì thế cần ngăn cấm hôn nhân cận huyết để tránh suy yếu con cháu, giống nòi. Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 quy định: Cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, hoặc có họ trong phạm vi ba đời là do ý nghĩa như thế.

4- Trường hợp đặc biệt: SINH ĐÔI CÙNG TRỨNG

Sinh đôi cùng trứng là 2 đứa trẻ được sinh cùng mẹ, có ngoại hình giống nhau như đúc, và đương nhiên là cùng giới tính.
Về phương diện gen, Sinh đôi cùng trứng thì gen giống nhau 100%.

Ta xét trường hợp đời thứ 2: cha mẹ sinh ra một cặp cùng trứng, có thể trai, có thể gái. Hình minh họa bên dưới là 2 gái sinh đôi cùng trứng.


4a- Đời thứ 2: Thay vì số gen giống nhau giữa anh chị em ruột chừng 25%, ở đây anh/chị em sinh đôi cùng trứng có 100% gen giống nhau!
4b- Đời thứ 3: Thay vì số gen giống nhau giữa anh chị em họ chừng 12,5%. Ở đây như là anh chị em cùng mẹ khác cha! và số gen giống nhau là 25%
4c- Đời thứ 4: quan hệ anh chị em họ xa trong trường hợp nầy có số gen trùng nhau lên đến 12,5%

==>> Quan hệ họ hàng với số gen giống nhau 12,5% là quan hệ cận huyết!

5- Kiến nghị Quốc hội Việt Nam:

Cần bổ sung trường hợp đời thứ hai sinh đôi cùng trứng váo điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình. Trường hợp nầy CẤM KẾT HÔN TRONG PHẠM VI 4 ĐỜI.

Tác giả: Trương Phú
Cam Đức, Cam Lâm, Khánh Hòa.
12:03 08/5/2014

----------
Xem trực tiếp toàn bộ blog Chuyện Linh Tinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Trực tuyến

Mục lục Toàn bộ (theo thứ tự thời gian)

Trực tuyến