Translate

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Tin nghe và Tin thấy



Sách cổ Cựu ước có kể rằng Adam Eva, thủy tổ loài người chỉ nghe phán chớ ăn trái cấm, hai vợ chồng tin theo và lông nhông trong vườn địa đàng, ngu ngơ như thú. Mãi đến khi được con rắn mách bảo trái cấm cớ sao không ăn thử, từ đó hai vợ chồng nếm và khôn ngoan ra.

Ta cũng chẳng trách Adam và Eva trước đấy cớ sao lại tin khi chỉ nghe (Chúa Trời) phán: Rõ ràng hai ông bà mới được tạo dựng, đầu óc còn chưa phát triển thì cớ gì mà không tin trước câu nói của Đấng toàn năng?

Và cũng nói rõ thêm, loài rắn trong sách cổ là quỷ ác, lại là đại biểu của sự tò mò, ham hiểu biết. Làm theo lời rắn là sự lựa chọn sáng suốt của ông bà thủy tổ: Thà cực nhọc, đau đớn trong đấu tranh sinh tồn mà đầu óc phát triển, còn hơn suốt đời nhởn nhơ mà mông muội!
[Suy ra, Ông toàn năng tạo ra con người chỉ muốn xem đấy là vật nuôi! Chả có ý gì tốt.]

Bẵng đi lâu lắm, mãi đến đầu Công nguyên lại có xuất hiện Đấng toàn năng thứ hai: Jesus. Vị nầy lại phán tiếp "Phúc cho ai không thấy mà tin". Đương nhiên ta phải hiểu không thấy nhưng có nghe, và câu trên cũng tương đương "Nghe mà tin là có phúc!"

Hãy nhớ lại vợ chồng ông bà thủy tổ loài người Adm và Eva, đã tự đấu tranh để cuối cùng rất  dũng cảm chọn "cắn thử xem", Ông bà đã chọn một thái độ khoa học nghiêm túc là "nghe không bằng thấy, thấy không bằng làm". Và từ đó con cháu ông bà, người nầy đến người khác can đảm nếm thử các cây trái trên trái đất: Kẻ nhăn mặt vì chua lè, người sùi bọt mép vì trái độc, Kẻ hít hà vì cay, người nôn ọe vì đắng. Chính các vị tổ tiên đã chọn lựa thử nghiệm để con cháu được thừa hưởng kho lương thực dồi dào về số lượng cũng như vô vàn mỹ vị.

Trên cơ sở làm việc thực nghiệm hăng say như thế, ấy vậy lại nghe câu "Nghe là tin để có phúc", rõ ràng câu văn nầy cực kỳ phản động, đi ngược sự tiến hóa loài người!
Mà phải, Ông toàn năng tạo Adam đâu muốn Adam thông minh ra, ông ta đâu muốn loài người tiến hóa... Vì thế, không ngạc nhiên khi người tự xưng là con Chúa Trời vẫn luận điệu cũ rích: Đừng suy luận, hãy tin là đủ!

Vì thế cho nên ta biết rõ rằng "Nghe mà tin" là chỉ có lợi cho giới nắm thần quyền, hoàn toàn không có lợi, thậm chí có hại cho loài người: Loài người đã biết suy nghĩ để chọn lựa thái độ, chứ không phải chỉ nghe là tin, còn đầu óc vứt xó bếp.

Tục ngữ Tàu có câu: "bách văn bất như nhất kiến" dịch là "Trăm nghe không bằng một thấy", hay nói gọn như ở trên, "Nghe không bằng thấy". Câu tục ngữ nầy đã thấm trong máu của mỗi người... và hầu như mỗi nước đều thế, Anh cũng có câu: "Observations is the best teacher" mà dịch sát ý là "Thấy là thầy dạy". Rõ ràng nơi nơi đều đề cao thấy, nghĩa là đề cao bằng chứng, lý luận.

Cuộc sống mỗi ngày mỗi thăng hoa, khoa học kỹ thuật mỗi ngày mỗi tiến bộ. Các câu nói ngày xưa, chúng ta nên xem đa số như là chuyện cổ tích. Câu nói nào hay câu chuyện nào được chứng minh rõ ràng trong thời đại ngày nay, câu nói hay câu chuyện ấy mới có tính giáo dục.

Loài người đã sang thế kỷ 21, mọi tôn giáo nên lùi về dĩ vãng, đừng vì lợi ích riêng của thiểu số (ai đó) mà cản trở bước tiến của loài người.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Trực tuyến

Mục lục Toàn bộ (theo thứ tự thời gian)

Trực tuyến