Đọc báo Thanh niên: Vật thể nhân tạo nhanh nhất lịch sử con
người.
Tác giả: Thụy Miên
Nội dung Trích:
Tàu du hành Juno của
NASA đã trở thành vật thể nhân tạo di chuyển nhanh nhất hành tinh, khi nó di
chuyển lấy đà xung quanh trái đất cho hành trình đến sao Mộc.
Trong quá trình này,
nó đạt vận tốc 40.237 m/giây, tức gấp 50 lần tốc độ một viên đạn bắn khỏi nòng.
Khi sứ mệnh tiêu tốn 1,1 tỉ USD được tiến hành vào tháng 8.2011, ban đầu các
nhà khoa học đã dựa vào lực đẩy của Atlas V - một trong những dòng tên lửa mạnh
nhất thế giới, với hy vọng có thể đưa Juno đến hành tinh khí khổng lồ.
Tuy nhiên, Atlas không
đủ sức làm điều đó, và đến nay các chuyên gia trái đất áp dụng phương pháp tạo
đà, dựa vào trọng lực của trái đất để tạo lực đẩy chính cho Juno đến sao Mộc.
Với cách tiếp cận mới, Juno thừa sức vượt qua vận tốc 265.541 km/giờ cần thiết
để hoàn tất sứ mệnh bị treo lâu nay.
====
Bạn đọc chú ý:
Trong quá trình này, nó
đạt vận tốc 40.237 m/giây...
Với tốc độ 40 km/s
thì bất cứ vật thể nào cũng có thể thoát ra hệ mặt trời và lang thang giữa dãi
Ngân hà! Vì tốc độ vũ trụ cấp 3 (thoát hệ mặt trời) cũng chỉ là 16,6 km/s.
Bên dưới, lại cố thêm 1 câu:
Juno thừa sức vượt qua
vận tốc 265.541 km/giờ...
chia cho 3.600 ta có tốc độ giây là 73,7 km/s
Tốc độ nầy thì khiếp quá! Từ Trái đất lên Mặt trăng chỉ hơn
một giờ, hơn xa Appolo mất đến 3 ngày 3 đêm...
[Về tốc độ, xin tham khảo bài “Tốc độ, UFO và người ngoài hành tinh” trên blog nầy
Nói chung, chuyện phi thuyền Juno là có thật và dùng kỹ
thuật rất hay là lợi dụng sức hút trái đất để gia tăng vận tốc phi thuyền. Tiếc
rằng các vấn đề hay, tác giả không đi sâu, lại phóng đại một chuyện không có:
vận tốc gì mà từ 40 km/s lên 70 km/s rồi phong tặng "nhanh nhất lịch
sử"... Tôi có góp ý cho báo, nhưng
không thấy báo sửa sai nên viết bài nầy.
====
1- Phi
thuyền Juno được phóng vào ngày 5/8/2011, nó vào quỹ đạo quanh trái đất (vệ
tinh nhân tạo, tốc độ 8km/s) và sau đó tăng tốc thoát khỏi quỹ đạo trái đất để
vào quỹ đạo mặt trời (hành tinh nhân tạo, tốc độ hơn 11km/s).
2- Quỹ
đạo mặt trời của phi thuyền Juno cỡ ngang sao Hỏa. Không có nhiên liệu đủ để
tạo ra quỹ đạo mặt trời lớn hơn, đến tận sao Mộc.
Thuyết minh hình:
Màu vàng = Mặt trời; màu hồng =
quỹ đạo (QĐ) sao Thủy; màu xám = QĐ sao Kim; xanh đậm = QĐ Trái đất; Đỏ = QĐ
sao Hỏa, đà = QĐ sao Mộc.
Hình tròn xanh = Phi thuyền Juno
cạnh QĐ trái đất. Tròn trắng = Juno trên QĐ riêng. Tròn vàng = Juno trên QĐ sao
Mộc.
Đoạn dài màu lục: các giai đoạn
uốn QĐ của Juno
3- Vì
không có nhiên liệu đủ để tạo ra quỹ đạo mặt trời lớn hơn, trực tiếp bay đến sao
Mộc nên NASA đã uốn quỹ đạo Juno.
Phóng vào không gian cách đây hơn
2 năm, đã bay trên quỹ đạo mặt trời khá xa, tổng đường bay từ khi rời Trái đất
đến 10/2013 khoảng 55 triệu km. Tuy nhiên lúc nầy qũy đạo Juno lại chạm đến
trái đất = đã đi một vòng. Nhờ việc bay áp sát trái đất, sức hút trái đất sẽ
gia tốc thêm cho phi tuyền Juno, tính ra 16,330 dặm/giờ (khoảng 7,3 km/giây)
Hình quỹ đạo Juno xẹt ngang trái
đất (không phải quay quanh trái đất nha). Điểm giao tiếp là 560km trên bầu trời
Nam Phi.
Mời trở lại hình đầu: Sau khi áp
sát Trái đất và được Trái đất gia tốc, Juno sẽ có quỹ đạo mặt trời khác: dãn
rộng ra để Juno trực tiếp bay lên sao Mộc. Dự kiến đến sao Mộc vào tháng
7/2016, nghĩa là còn bay thêm 3 năm nữa.
4- Mấy
việc trên, NASA đã định liệu từ 2 năm trước, diễn tiến như kế hoạch và NASA
thông báo cho chúng ta biết thành quả họ đạt được đẹp như thế. Ngoài ra cũng
chẳng có chuyện gì hay ho thêm, thế mà bài báo TN lại mô tả những gì gì lịch
sử!
5- Nếu nói nhanh lịch sử, phải nói
đến Phi thuyền Voyager 1, nó có vận tốc đến 17 km/s và đã bay ra khỏi hệ mặt trời,
lang thang giữa Ngân hà, mang thông điệp hòa bình từ Trái đất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét