Translate

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2018

Thanh Mai Trúc Mã

Câu “Thanh mai trúc mã” xuất phát từ điển tích nào?


AN CHI: Câu “Thanh mai trúc mã” lấy lời và ý từ bài Trường Can hành của Lý Bạch (701 – 762) đời Đường.
...
Lang kỵ trúc mã lai(1)
Nhiễu sàng lộng thanh mai(2)
...

Dịch:
Chàng vờ cưỡi ngựa đến,
Đuổi nhau quanh ghế ngồi.
(AC)
...
(1) Trúc mã ở đây là gậy tre mà trẻ con lấy giả làm ngựa để cưỡi (chứ không phải “ngựa tre”).
(2) Sàng ở đây là một thứ ghế (chứ không phải “giường”).
(AC)
...
Nếu chỉ hiểu mấy tiếng thanh mai trúc mã trong phạm vi mấy câu đầu thì đó quả là sự quấn quýt vô tư giữa con trai và con gái lúc còn thơ...
(AC)

Lời bàn:
Học giả An Chi đã chỉ rõ xuất xứ của thành ngữ Tàu "Thanh mai trúc mã" cùng ý nghĩa của nó. Tuy thế học giả A Chi chưa nói rõ về từ "thanh mai", ngầm hiểu độc giả ai cũng biết! (Ví dụ hoa mai tết miền nam VN.)

Để rõ hơn về mai, có trang
với mấy nét chính về "mai" như sau:

1- Ở VN, trúc mai ý thứ nhất có thể chỉ 2 loài cây họ tre, trúc nhỏ mai lớn
vd: "miệng ăn măng trúc măng mai" hay "dốt đặc cán mai
Vì là thành ngữ Tàu nên nghĩa chữ mai tre ở trên không thích hợp.
Nghĩa thứ hai là mai vàng nam bộ, thích sống xứ nhiệt đới. Vậy cũng không thích hợp cho bối cảnh hơn ngàn năm trước ở xứ ôn đới.

2- Ở Tàu, cũng có 2 ý:
Cây mai xứ lạnh với hoa đỏ hay trắng (khác họ mai vàng VN). Cây mai đỏ nầy được biểu trưng cho 4 mùa  trong nhóm “Tùng Cúc Trúc Mai”.

Tranh trích từ trang
[Mai(1), Trúc(2), Cúc(3) và Tùng(4)]

Có lẽ đa số bạn đọc hướng ý nghĩa về cây mai hoa nầy với biểu tượng đẹp đẽ của giới nữ để tương xứng với cây trúc với biểu tượng ngay thẳng của quân tử hay cánh đàn ông.

Ý chữ mai khác là cây mai họ mơ, trái chín làm ô mai ngọt mặn:
"ngựa trúc mơ xanh" (bamboo stick-horse & green apricot)
(Trang Wiki đã dẫn)

3- Và tôi hướng đến ý nghĩa mai mơ hơn. Cứ tưởng tượng thằng nhỏ bẻ que trúc (chưa chắc là gậy như AC giải thích) rồi giả “cỡi ngựa” rủ bạn gái chạy theo, chơi chán hai đứa khiêng ghế trèo hái (trái) thanh mai. Vâng, là THANH MAI như nguyên tác!

Tranh trích từ trang

Bởi thế nên chúng ta có thể hiểu thô câu 3 và 4 trong nguyên tác là:
Chàng kẹp que cỡi ngựa
Cùng bê ghế hái mơ


Phú Trương – 4/4/18

1 nhận xét:

Trực tuyến

Mục lục Toàn bộ (theo thứ tự thời gian)

Trực tuyến