Hồi xa xưa khoảng năm 68-69 gì đó, một hôm
chị tôi đi học về mang theo bìa nhạc mới mua khoe với tôi. Thời đó các bài hát
thường được in trang trọng (1 màu) trên giấy khổ lớn (khoảng cỡ giấy A3), xếp
đôi thành 4 trang; và được bày bán tự do tại các nhà sách (tiệm sách). Cầm xem,
à nhạc phẩm Tuổi Đá Buồn của NS TCS đây mà. Bài nầy (tôi) đã nghe quen trên
sóng phát thanh, tôi hát lẩm nhẩm...
- Này, phải hát là “mưa jơi mênh mang” nhá! Chị tôi lên giọng.
- Sao phải hát jơi thay vì rơi? Rờ thành jờ?
- À hát thế mới đúng. Mày nghe Khánh Ly hát
mà xem!
Mà quả thật dạo đó, các ca sĩ thành danh đa
số đều di cư từ miền Bắc vào. Giọng “Bắc 54” đã được thừa nhận và quen tai ở
miền Nam. Vậy nên (chúng ta) nghe “Đôi
tay jun jun ánh mắt dịu hiền” (Đèn Khuya – Lam Phương) là chuyện bình
thường! Và hơn thế, lớp ca sĩ đàn em miền Nam lại lấy đó làm chuẩn mực!
Và từ đó, ca sĩ cả nước Việt Nam đều đồng
giọng jung cảm. Hãy nghe Nguyễn Hưng
(1955 – Sài gòn) và Như Quỳnh (1970 – Quảng Trị) cùng jung jinh trong Gánh Lúa – Phạm Duy:
Jung jinh, jung jinh, gánh lúa jung jinh...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét