Đọc
tiêu đề nghe có vẻ giật gân, nhưng sự thật với tiến bộ khoa học hiện nay, điều
đó có thể trở thành hiện thực, hay lạc quan hơn, điều đó sắp thành hiện thực. Tuy nhiên về phương diện đạo đức hay pháp
luật, điều nầy bị ngăn cấm hay phản đối.
(Ảnh trên Internet)
1-
Đẻ con đơn tính:
[Nhân bản (động từ Việt Nam, với ý nhân
lên nhiều bản sao. Còn danh từ Hán Việt “nhân
bản” nghĩa là gốc của con người, là những bản chất tốt đẹp của con người.]
Nhân
bản là cách để các loài sinh sản vô tính: một tế bào phát triển to lên, sau đó
tự thắt lại ở giữa để chia thành hai tế bào có đầy đủ vật liệu di truyền như tế
bào đầu tiên.
(Vd:
tế bào đầu tiên có gen là AABbCc, thì sau phân
chia, tế bào mới vẫn có gen AABbCc.)
Ngày
5/7/1996,
cừu Dolly là động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính trên thế
giới.
Như
vậy về lý thuyết, một người, bất kể nam nữ, lớn nhỏ đều có thể tự sinh sản.
Riêng người phụ nữ có ưu thế hơn vì có thể tự đẻ chính mình.
Kỹ
thuật y học tiến bộ đã làm được việc biến một tế bào có nhân bình thường (đã
chuyên biệt hóa) trở thành tế bào gốc, rồi tế bào phôi. Phôi phát triển thành
thai.
2-
Đẻ con hữu tính:
Sinh
sản hữu tính là sinh sản bởi hai giới tính đực và cái. Đây là kiểu sinh sản tự
nhiên nhất của các sinh vật đa bào thông qua giao phối (thực vật chỉ thả phấn), lúc đó giao tử đực kết hợp giao tử cái tạo
thành tế bào phôi. Phôi phát triển
thành thai.
Kỹ
thuật y học tiến bộ đã làm được việc biến một tế bào có nhân bình thường (đã
chuyên biệt hóa) trở thành tế bào gốc
mầm, rồi phát triển thành giao tử: tinh trùng hay trứng.
Sẽ
là việc bình thường nếu tinh trùng (của đàn ông) kết hợp trứng (của đàn bà) để
tạo tế bào phôi. Đây là việc làm bình thường trong kỹ thuật y học “Thụ tinh trong
ống nghiệm”
Nhưng
về phương diện lý thuyết lẫn kỹ thuật, nào có hạn chế việc tạo ra trứng từ phái
nam, và tạo ra tinh trùng từ phái nữ! Có chăng là những phản đối từ đạo đức hay
ngăn cấm từ pháp luật.
Do
đó về lý thuyết, mỗi người đều có thể nhờ kỹ thuật y học tạo cho mình cả trứng
lẫn tinh trùng. Kết hợp 2 giao tử khác giới của chính mình này sẽ tạo ra một tế
bào phôi chính mình, nhưng có thể khác mình chút ít – vì đây là sinh sản hữu
tính!
(Vd:
tế bào cá nhân có gen là AABbCc, thì sau hợp tử,
tế bào phôi có thể có các kiểu gen AABBCC, AABBCc, AABBcc, AABbCC, AABbCc, AABbcc, AabbCC, AabbCc, AAbbcc)
[mới chỉ xét có 2 cặp gen Bb và Cc mà đã
sinh nhiều trường hợp hen]
Viết
bài cho sướng tay, thỏa sức tưởng tượng, thực ra trừ sinh sản vô tính ở mục 1,
việc sinh sản hữu tính của chính mình
khác gì giao phối cận huyết = giữa anh em ruột! Giả sử gen bệnh là b hay c,
rõ ràng có tỉ lệ xuất hiện cá thể đời sau mang gen bệnh bb hay cc như đã liệt
kê ở trên.
3-
Ứng dụng:
Hai
mục 1 và 2 nêu trên, sinh sản vô tính
đã có, và sinh
sản hữu tính tự thân (chưa có, mới do tôi suy nghĩ) đều không áp
dụng trên người.
Tuy
nhiên các kỹ thuật trên lại có thể áp dụng trên các loài động vật khác: Tạo ra
các dòng động vật có chất lượng cao như nhiều thịt, nhiều sữa, nhiều trứng, ít
mỡ, chống bệnh nào đó…vv.
Sinh
sản vô tính được trân trọng hơn trong việc nhân bản các loài động vật sắp tuyệt
chủng.
Nếu
một loài động vật trước thềm tuyệt chủng, chỉ còn một cá thể cái, sinh sản hữu
tính tự thân sẽ là niềm hy vọng duy nhất để cứu cả một loài động
vật!
Phú
Trương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét