1-
Âm lịch giúp gì cho chúng ta hiện nay?
Tôi nghĩ mãi
chuyện nầy để rồi kết luận: Âm lịch chỉ giúp bà con (lương) hằng tháng cúng
ngày rằm và mồng một (nếu tin). Ngoài ra, âm lịch để toàn dân hóng các ngày
nghỉ lễ âm lịch cùng Tết Nguyên Đán!
Biết ngày
rằm cũng là ngày thủy triều cao nhất trong tháng, có ích cho bà con vùng biển.
Tuy nhiên hiện giờ các địa phương miền biển trên khắp cả nước đều có in Bảng
lịch Thủy triều, cụ thể ngày, giờ (dương lịch) lúc nước lên cao nhất, xuống
thấp nhất trong ngày suốt cả năm.
Với
đa số thanh niên hiện tại, và đa số dân ở thành thị hầu như đều không để ý đến
âm lịch trong đời sống hằng ngày.
2-
Hình như âm lịch ghi rõ các tiết trong năm, nhờ thế
nông vụ được tiến hành đúng lúc?
· Nói về mùa màng, tức là liên quan đến khí hậu, thời
tiết thay đổi trong năm. Điều nầy xảy ra do vị trí Trái Đất quay chung quanh
Mặt Trời.
· Âm lịch đếm ngày chỉ do ngóng nhìn Mặt Trăng, nên âm lịch không
thể phản ảnh thay đổi thời tiết các mùa trong năm. Không thể dựa vào âm lịch để tổ chức sản xuất
nông nghiệp đúng thời vụ được.
· Chỉ có dương lịch đếm ngày dựa trên chu kỳ Trái Đất
quanh Mặt Trời, nên dương lịch phản ảnh
chính xác khí hậu, thời tiết các mùa trong năm. Lịch nông vụ phải căn cứ trên dương lịch mới đúng thời vụ.
· Lịch Tàu (gốc của âm lịch) có ghi rõ 24 ngày Tiết, thực ra đó là các ngày của
dương lịch trong năm:
Lập xuân
|
4 tháng 2
|
Vũ thủy
|
19 tháng 2
|
Kinh trập
|
5 tháng 3
|
Xuân phân
|
21 tháng 3
|
Thanh minh
|
5 tháng 4
|
Cốc vũ
|
20 tháng 4
|
Lập hạ
|
6 tháng 5
|
Tiểu mãn
|
21 tháng 5
|
Mang chủng
|
6 tháng 6
|
Hạ chí
|
21 tháng 6
|
Tiểu thử
|
7 tháng 7
|
Đại thử
|
23 tháng 7
|
Lập thu
|
7 tháng 8
|
Xử thử
|
23 tháng 8
|
Bạch lộ
|
8 tháng 9
|
Thu phân
|
23 tháng 9
|
Hàn lộ
|
8 tháng 10
|
Sương giáng
|
23 tháng 10
|
Lập đông
|
7 tháng 11
|
Tiểu tuyết
|
22 tháng 11
|
Đại tuyết
|
7 tháng 12
|
Đông chí
|
22 tháng 12
|
Tiểu hàn
|
6 tháng 1
|
Đại hàn
|
21 tháng 1
|
Vì
lẽ âm lịch cần căn cứ các ngày mốc của dương lịch, nên hiện nay người ta gọi đó là âm dương lịch!
3- Vì hai lẽ nêu
trên, chúng ta có thể mạnh dạn bỏ, không dùng âm lịch nữa.
Dùng song
song 2 thứ lịch trong cuộc sống khiến thêm rườm rà, tốn công tốn của, lại duy
trì sức ì của một bộ phận dân chúng chậm tiến, ngại thay đổi.
· Với bảng lịch
thủy triều từng địa phương chỉ rõ lúc nước lớn, nước ròng trong ngày x 365
ngày, nhu cầu tính ngày trăng cho con nước lớn không còn nữa.
· 24 tiết sẽ
in chữ to, rõ ràng trên dương lịch,
chứ không phải in chữ bé trên phần âm lịch trước đây.
Dùng duy
nhất dương lịch sẽ thống nhất trong tổ chức sản xuất nông nghiệp, cố định ngày
lễ, tết truyền thống theo dương lịch nên thuận tiện lập kế hoạch hợp lý.
Chúng ta cùng hô vang: “Việt Nam từ bỏ âm lịch, thứ lịch vô ích,
tàn tích của phong kiến Tàu”
4-
Tổ chức Tết Nguyên Đán truyền thống
Thông lệ Tết
Nguyên Đán diễn ra vào ngày đầu năm âm lịch. Giờ âm lịch bị bỏ đi, nên ngày Tết cổ truyền nầy cần được xác định theo
dương lịch như các ngày lễ cổ truyền khác.
Ngày Tết
Nguyên Đán thường rơi trong khoảng 21/1 đến 19/2 dương lịch, số liệu nhiều ngày
1/1 AL dao động quanh ngày Xuân phân, 4/2 DL. Do đó ta có thể lấy ngày Xuân phân làm ngày Têt Nguyên Đán.
Nhiều ý kiến
đề nghị ngày Tết Nguyên Đán nên là ngày
1/1 dương lịch hằng năm (gộp cùng Tết DL). Đây là một đề nghị hay, phù hợp
dịp nghỉ năm mới của đa số nước trên thế giới.
Sở dĩ nhiều
bàn tán về Tết cổ truyền vì dịp lễ nầy thời gian nghỉ quá dài, lại kèm tiêu thụ
rượu bia số lượng lớn cùng các tệ nạn đi kèm, đủ các lễ hội mê tín diễn ra. Sau
dịp tết, sức sản xuất chậm hồi phục.
Việc tổ chức
Tết cổ truyền cứ giữ lại, chỉ nên giảm số ngày nghỉ (Theo tôi đề nghị, tối đa là
1 tuần.) Ngày Tết sau đó cứ diễn ra bình thường khi đã chuyển qua mốc dương
lịch.
Phú Trương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét