1- Để
bay vào quỹ đạo quanh Trái Đất, buộc vật phải có vận tốc là 7,9 km/s. (Đổi ra
giờ là 28.440 km/h). Để có vận tốc khủng khiếp như thế, trong hơn 50 năm qua,
tất cả các nước phóng được vệ tinh đều chọn phóng nhờ một tên lửa thật lớn có
nhiều tầng, tầng nầy cháy hết nhiên liệu sẽ rời ra nhằm giảm khối lượng đẩy, và
tầng tên lửa khác khai hỏa đẩy tiếp…
2- Việc
phóng vệ tinh vào quỹ đạo như thế thì được rồi, nhưng tiếc là giá cả cho mỗi
lần phóng đắt quá! Trung bình cho mỗi kg vào quỹ đạo phải tốn chừng 30.000 USD.
Một vệ tinh nặng chừng 2 tấn (Vệ tinh địa tĩnh, có mang theo năng lượng để điều
chỉnh quỹ đạo theo thời gian) chắc phải tốn cỡ 60 triệu đô để vào được quỹ đạo.
Nói thêm về tên lửa: Khi lệnh phóng
thi hành: Bùm một cái, lửa khói xịt ra, tên lửa lừng lững bay lên, rồi mất hút.
Qua vô tuyến, phòng chỉ huy theo dõi từng tầng tên lửa tách (lệnh nầy được lập
trình sẵn trong tên lửa), và cuối cùng là thả vệ tinh vào quỹ đạo. Tên lửa sau
đó xem như không có! (Biến thành rác vũ trụ, sẽ rơi xuống và cháy trong không
trung.) Vậy có phí phạm không?
3- Mong
muốn giảm chi phí cho mỗi lần phóng vệ tinh là mong muốn chung của nhiều quốc
gia hay tổ chức. Vì thế có rất nhiều dự án nhằm đưa vật thể vào quỹ đạo quanh
Trái Đất với chi phí rẻ hơn.
Bạn hãy xem kỹ một lần phóng vệ
tinh: (Tùy theo tên lửa, vd:) trong mươi giây đầu cho đến một phút, tầng 1 tên
lửa cháy hết nhiên liệu chỉ đủ sức đưa toàn bộ tên lửa bay lên chậm chừng vài
trăm mét cách mặt đất. Tầng 2 từ đó cháy khoảng 5 phút để đưa tên lửa đạt độ
cao chừng 50 km, và các tầng tên lửa sau tiếp tục vận hành…
Và chúng ta cũng thấy rằng các tầng
đầu của tên lửa (phía dưới) bao giờ cũng mập to hơn. Phải đốt cháy một khối
lượng nhiên liệu khủng khiếp chỉ để đưa tên lửa lên độ cao vài chục km kèm gia
tốc, rõ ràng như thế quá phí phạm.
4- Trích
24h.com
Mỹ nghiên cứu dùng chiến đấu cơ
phóng vệ tinh
Những vệ tinh nhỏ trong tương lai
có thể được phóng lên quỹ đạo Trái đất từ bụng một chiếc máy bay chiến đấu.
Cơ quan nghiên cứu quốc phòng tiên
tiến (DARPA) của quân đội Mỹ đã trao cho tập đoàn Boeing hợp đồng trị giá 30,6
triệu USD để phát triển một phương tiện phóng vệ tinh dài 7,3m được gắn vào
bụng máy bay chiến đấu F-15E Strike Eagle.
Khi máy bay chiến đấu F-15E đạt
được độ cao 12.192m, nó sẽ tách phương tiện phóng khỏi bụng. Lúc này, các động
cơ phản lực của phương tiện phóng được kích hoạt để đưa các vệ tinh lên quỹ đạo
Trái đất. Các quan chức của Boeing cho biết, hệ thống phóng này có thể giúp
tiết kiệm khoảng 66% chi phí phóng những vệ tinh nhỏ (dưới 45 kg), nếu mọi việc
diễn ra suôn sẻ.
Ảnh mô phỏng phương tiện phóng vệ
tinh gắn dưới gầm chiến đấu cơ F-15E.
Hệ thống phóng từ máy bay chiến đấu
không chỉ rẻ hơn hệ thống phóng sử dụng tên lửa đầy nhiều tầng, mà còn là cách
đưa vệ tinh lên quỹ đạo Trái đất nhanh hơn.
“Chúng tôi phát triển một thiết kế
tiết kiệm chi phí bằng cách đưa các động cơ lên phía trước thiết bị phóng”,
giám đốc chương trình khám phá không gian của Boeing, ông Steve Johnston, cho
biết. “Với thiết kế của chúng tôi, tầng thứ nhất và thứ hai sử dụng cùng một
động cơ, giảm mức độ phức tạp và trọng lượng cho phương tiện phóng”.
DARPA cũng muốn giảm chi phí tiếp
cận không gian cho những thiết bị nặng hơn. Dự án XS-1 của cơ quan này được
triển khai nhằm mục đích phát triển một phương tiện có khả năng phóng các thiết
bị nặng từ 1.361 đến 2.268 kg lên quỹ đạo Trái đất với chi phí ít hơn 5 triệu
USD/chuyến.
Theo Huy Phong (Theo BI)
(Khampha.vn)
5- Châu
Âu không dùng máy bay phản lực như Mỹ làm bệ phóng gia tốc ban đầu, mà mong
muốn thiết kế một phi thuyền con thoi: lên xuống quỹ đạo và dùng lại. Phi
thuyền nầy đương nhiên có động cơ tiên tiến (Sabre) cho phép hoạt động ở 2 chế
độ…
- Phi thuyền dạng máy bay có cánh
có tên là Skylon, để có thể nhờ lực cản không khí nâng phi thuyền lên độ cao 25
km. Giai đoạn bay từ sân bay lên độ cao 26 km và đạt vận tốc 5.600 km/h, lúc
này động cơ đốt hydro với oxy của khí trời. Chỉ sau đó động cơ mới dùng oxy
mang theo để tiếp tục bay đến quỹ đạo quanh Trái Đất ở độ cao 300 km.
Các ước lượng cho thấy việc đốt
nhiên liệu với oxy của khí trời trong giai đoạn đầu sẽ nhường tải trọng lên đến
vài chục tấn (thay vì mang theo các bình oxy lỏng). Vì thế, chi phí cho mổi kg
vào quỹ đạo quanh Trái Đất sẽ giảm nhanh, chỉ còn 1.000 USD!
6- Thực
ra hiện tại phi thuyền Skylon với động cơ Sabre đang nghiên cứu và hoàn thiện,
nhưng rất nhiều người tin tưởng vào nó. Cơ quan vũ trụ châu Âu đã tài trợ bước
đầu cho dự án là 1 triệu Euro.
Ngoài ra, động cơ Sabre cũng có thể là cơ sở cho
máy bay siêu âm hiện đại sau này, như các máy bay siêu âm Concord đã từng hiện
diện.
-------------
Xem trực tiếp toàn bộ blog Chuyện Linh Tinh
Xem trực tiếp toàn bộ blog Chuyện Linh Tinh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét