Translate

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Toán số học lớp 3: Kỹ năng tư duy cưa thanh gỗ.

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/153724/them-de-toan-va-dap-an-xon-xao-cong-dong-mang.html


(Nhấn vào để phóng to)

1- Chia hết thông thường:

"Có 7 viên kẹo, cho mỗi người 1 viên. Hỏi bao nhiêu người có kẹo?"

Đáp: Số người có kẹo là: 7 / 1 = 7 người.

"Thanh gỗ dài 7m, cứ cách 1m cưa đứt. Hỏi có mấy đoạn gỗ 1m?"

Đáp: Số đoạn gỗ 1m là: 7 / 1 = 7 đoạn.

2- Chia có trừ: (tính các mốc cách nhau ở giữa đoạn thẳng)

"Thanh gỗ dài 7m, cách 1m cưa đứt. Hỏi có mấy lần cưa?"

Đáp: Từ đầu thanh gỗ, cứ tới 1 m ta cưa 1 đứt lần; nhưng tới mút cuối ta lại không cưa vì đoạn gỗ 1m cuối đã hình thành ở lần cưa kề trước.
Vậy lẽ ra ta phải cưa số lần là: 7 / 1 = 7
Bớt được 1 lần ở đoạn cuối, số lần cưa cần thiết là: 7 - 1 = 6 lần.

3- Chia có cọng: (tính các mốc cách nhau kể cả 2 đầu đoạn thẳng)

"Cạnh vườn dài 7m, cách 1m ta cắm cắm 1 trụ để căng dây rào. Hỏi cần mấy trụ?"


Đáp: Từ đầu cạnh vườn, cứ tới 1m ta cắm 1 trụ cho tới cuối cạnh vườn; nhưng đầu cạnh vườn ta cũng phải cắm thêm 1 trụ.
Vậy lẽ ra ta phải cắm số trụ là: 7 / 1 = 7
Phải thêm 1 trụ ở đầu, số trụ cần thiết là: 7 + 1 = 8 trụ.

4- Chia không cọng không trừ! (tính các mốc cách nhau trên đường tròn)

[Đường tròn cho gọn, thật ra là đường khép kín.]

"Một vành xe khổng lồ có chu vi ngoài là 7m, cách 1m ta cưa đứt 1 lần. Hỏi có mấy lần cưa?"

"Một hố tròn nhỏ chu vi là 7m, cách 1m ta cắm 1 trụ để căng dây rào. Hỏi cần mấy trụ?"

Trong trường hợp đường khép kín nầy, không áp dụng chia có trừ hay chia có cọng [vì các mốc vừa là đầu vừa là giữa!].
Áp dụng như chia hết thông thường: 7 / 1 = 7

Các kiểu toán số học trên tôi nhớ đã học từ hồi lớp 3. Dạo tôi học, các bài toán trong sách không có việc thêm dấu sao * cho các bài toán khó.
Và các kiểu toán trên đều được thầy giảng cho cả lớp cùng bài tập về nhà như là học một kỹ năng tính toán cần thiết trong đời sống.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Trực tuyến

Mục lục Toàn bộ (theo thứ tự thời gian)

Trực tuyến