Translate

Thứ Hai, 10 tháng 4, 2017

Phát âm phụ âm {ng} ở cuối từ

1- Phát âm phân biệt phụ âm cuối giữa {n} và {ng}.

Phụ âm {ng} cuối từ có lẽ dễ phát âm hơn là phụ âm cuối {n}, bởi thế rất nhiều người (dân Việt) thường phát âm nhầm (ngọng) phụ âm cuối {n} thành {ng}. Tuy nhiên phát âm đúng hay không đúng thường do địa phương mà ra. (Theo tôi biết) có lẽ từ Huế trở vào nam thường phát phụ âm cuối {n} thành {ng}, mà từ Quảng Trị trở ra bắc lại phát âm phân biệt rạch ròi 2 phụ âm cuối nầy.

Phát âm phụ âm cuối {n} thường kết thúc với lưỡi tì lên vòm miệng, trong khi phát âm phụ âm cuối {ng} thì lưỡi vẫn tự do trên sàn miệng. Kết quả phát âm cũng từa tựa nhau.

Ví dụ: Phát âm chữ {làn} trong /làn gió/ thành chữ {làng} trong /làng quê/.
(Cả 2 từ đều có âm {àn} chỉ khác nhau thêm {g} cuối)

Đa số ca sĩ lớp trước khá chú ý khi phát âm. Ví dụ chúng ta nghe bản Chiều Tàn (mp3) với giọng ca (cố ca sĩ) Ngọc Lan:
NL đã phát âm chuẩn là {tàn} chứ không là {tàng}, trời {man} mác chứ không là trời {mang} mác...
Tôi (gốc Huế), phát âm phân biệt từng từ với phụ âm cuối {n} và {ng} được, nhưng trong giao tiếp bình thường lại quen dùng {ng} thay cho {n}!

Nguyên âm a kết hợp phụ âm cuối ng không biến đổi âm nhiều với tất cả thanh ang, áng, àng, ảng, ạng.

2- Phát âm phụ âm cuối {ng} biến đổi âm khi kết hợp các nguyên âm o, ô, u.
Tuy nhiên khi nguyên âm o, ô, u kết hợp với phụ âm cuối ng thì hình như cả nước cũng phát âm sai!
vd:
* /con ong/ thì (cả nước) lại phát âm thành con oong.
(Lẽ ra 2 âm {con} và {ong} gần như cùng thanh {on}, nhưng rõ ràng phát âm {ong} đã khác {on}, mà biến là {oong})

Âm oo được nhìn nhận về chính tả trong xoong chảo, Sơn Đoòng, xe goòng, toòng teng, trái loòng boong...
Hiện tượng biến âm nguyên âm o ghi nhận với các thanh ong, óng, òng, ỏng, ọng.

Tương tự
* /ông trưởng thôn/ được phát âm là {ôông trưởng thôn}, trong khi {ông} và {thôn} gần như cùng thanh {ôn} khác phụ âm g, mà âm {ông} đã thành {ôông}.
Hiện tượng biến âm nguyên âm ô ghi nhận với các thanh ông, ống, ồng, ổng, ộng.

Dân Huế gọi /ông bà/ là ôn mệ. Âm {ôn} rõ là âm gốc của {ông}.

* /ung dung hay run?/. Các từ run, ung gần như cùng thanh {un} nhưng âm ung đã khác, thành {uung}
Hiện tượng biến âm nguyên âm u ghi nhận với các thanh ung, úng, ùng, ủng, ụng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Trực tuyến

Mục lục Toàn bộ (theo thứ tự thời gian)

Trực tuyến