Translate
Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2017
Thứ Tư, 12 tháng 4, 2017
Bò nhà lai Bò tót (con min) – Thành công và những điều bất ngờ!
Bò nhà lai Bò
tót (con min) – Thành công và những điều bất ngờ!
Trích từ
các bài viết:
Cuộc 'giao
duyên' kỳ lạ giữa bò tót và bò nhà
Mừng hơn bắt được vàng, lần đầu tiên lai tạo được
bò tót thế hệ F2
1- Nguồn gốc lai:
Năm 2008, một con bò tót đực
(Bos gaurus) màu đen, nặng gần một tấn ở Vườn quốc gia Phước Bình (Ninh Thuận)
đã tách đàn, thường xuyên đến phá nương rẫy, hoa màu của người dân ở thôn Bạc
Rây, xã Phước Bình (Bác Ái, Ninh Thuận). Con bò húc tan hoang cả chòi rẫy, đâm
chết một con bò đực và làm bị thương nhiều con khác, mục đích là chiếm những
con bò cái.
(Bò tót tách đàn – Tổ nội các con bò lai min, Ảnh: Vườn quốc gia Phước Bình.)
Một thời gian sau, những con bò cái của người dân thôn Bạc Rây lần
lượt đẻ ra hơn 20 bê mang hình dáng bò tót. Chúng lớn gấp ba bò nhà, bốn chân
và đuôi màu đen, không có bờm, trên lưng và bụng có sọc đen chạy dài.
2- Xét nghiệm nhiễm sắc thể bò lai
Năm 2013, Sở Khoa học và Công nghệ hai
tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận thực hiện đề tài "Nghiên cứu giám định di truyền
và đánh giá khả năng phát triển của bò lai F1 giữa bò tót (Bos gaurus) với bò
nhà (Bos taurus) tại vùng rừng giáp ranh giữa Ninh Thuận và Lâm Đồng.
(Bò lai min đực,
thế hệ F1. Ảnh: Vườn quốc
gia Phước Bình.)
Nhóm nhà khoa học đã mua 10 con bò
lai của người dân. Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt đã lấy mẫu máu của
bò đực, bò cái và bê để giám định nhiễm sắc thể (NST).
Theo đó, bộ NST bò nhà 2n là 60;
bộ NST bò tót rừng 2n là 56;
còn toàn bộ số cá thể nghi lai đều có số lượng 2n bằng 58.
Từ kết quả này, tiến sĩ Trần Quế, thành viên nhóm nghiên cứu kết luận:
"Bò lai ở vườn quốc gia Phước
Bình là con lai khác loài".
Bảng NST Bò lai Min F1 truongphu lập
Bò nhà cái (Bos taurus) 2n = 60
|
n = 30
|
Bò tót đực (Bos gaurus) 2n = 56
|
n = 28
|
Bò lai Min F1 2n = 58 => con lai khác
loài
|
n = 29
|
3- Bước tiếp theo của dự án: các thế hệ bò lai min F2 trở về sau.
Theo đó, các nhà khoa
học sẽ cho giao phối thử nghiệm giữa
-
bò tót lai F1 với nhau;
-
con đực F1 lai với bò cái nhà
-
và con cái F1 lai với bò đực nhà.
Nếu thành công, đó sẽ
là thế hệ tiếp theo với những đặc tính vượt trội và sẽ được nhân rộng trong
chăn nuôi.
4- Dự đoán thế hệ F2 của truongphu:
Bảng NST Bò lai Min F2 truongphu lập với 3 trường hợp giả định:
Trường hợp (1) F1 x F1
Bò lai Min F1 cái 2n = 58
|
n = 29
|
Bò lai Min F1 đực 2n = 58
|
n = 29
|
Bò lai Min F2 2n = 58 dự kiến
|
n = 29
|
Kết quả dự kiến
trường hợp nầy duy trì loài mới!
Trường hợp (2) F1 cái
x Bò nhà đực
Bò lai Min F1 cái 2n = 58
|
n = 29
|
Bò nhà đực 2n = 60
|
n = 30
|
Bò lai Min F2 2n = 59 dự kiến, hoặc bất thụ
|
vô sinh
|
Trường hợp (3) Bò nhà cái
x F1 đực
Bò nhà cái 2n = 60
|
n = 30
|
Bò lai Min F1 đực 2n = 58
|
n = 29
|
Bò lai Min F2 2n = 59 dự kiến
|
vô sinh
|
5- Kết quả lai thực tế:
a- F1 x F1: Vô sinh
tuyệt đối!
Hai con lai F1 nầy có cùng bộ
NST 2n = 58, dễ phân ly bộ NST để tạo thành giao tử đực hay cái n = 29. Và các
giao tử nầy dự kiến sẽ kết hợp thuận lợi cho ra đời F2 và sau nầy. Ấy thế mà
kết quả là vô sinh tuyệt đối, thật là bất ngờ! Điều bất ngờ thứ nhất.
Để kết luận vô sinh tuyệt đối
kiểu kết hợp F1 x F1 nầy, các nhà khoa học Ninh Thuận và Lâm Đồng đã rất nhiều
lần phối giống giữa các con lai F1, bởi đây là kiếu gen hợp lý nhất. (Mời xem
bảng trường hợp 1 ở trên)
b- F1 đực x bò nhà cái
Tuy trường hợp nầy chưa được kết luận là vô sinh tuyệt đối vì số lần phối giống
có lẽ ít hơn. Nhưng rõ ràng cũng chưa gặt hái được kết quả gì khiến không ít nhà khoa học nản lòng, cho
rằng bò lai F1 không thể để lại “hậu duệ” như bò tót cha. (Mời xem
bảng trường hợp 3 ở trên)
c- F1 cái x bò nhà đực
2 con bê cái vừa được sinh ra trong tháng 3/2017 là kết quả giao phối giữa
bò tót F1 cái và bò nhà đực, có đặc điểm nhận dạng giống với bò tót rừng và bò tót lai F1. Các nhà
khoa học đã lấy mẫu máu của chúng đưa đi giám định nhiễm sắc thể (NST) tại Viện
Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt. (Mời
xem bảng trường hợp 2 ở trên)
(Hai con bê đời F2
- Ảnh: Vườn quốc
gia Phước Bình)
Điều bất ngờ thứ hai là kết quả của 2 con lai
F2 với bộ NST 2n = 60, giống bộ NST của bò nhà. Vậy nên rất hy vọng đây là bộ
NST ổn định, có thể phân ly giao tử, và giao tử có thể kết hợp tốt cho các thế hệ sau.
6- Ý nghĩa: Thành công lai tạo giống bò lai min
Hai con bò thế hệ F2 từ lai giống giữa bò nhà
và bò tót là một niềm vui lớn của giới khoa học hai tỉnh Ninh thuận, Lâm Đồng,
và cũng là niềm vui của nhân dân cả nước.
Hai con bò chào đời mang ý nghĩa đầu tiên là thế
hệ F2 hiện diện, trong khi thời gian gần trước đó giới khoa học còn lo thế hệ
F1 vô sinh!
Ý nghĩa tiếp theo là bộ gen của thế hệ F2 nầy cân
bằng, khá ổn định với 2n = 60, giống bộ gen bò nhà. Điều nầy sẽ cho phép các thế
hệ sau F2 tiếp nối mà vẫn giữ kiểu gen và kiểu hình quý từ giống bò tót, với
hình thức giao phối F2 x F2, chứ không như F1 x F1 thất bại.
Với F1 (2n = 58) ta có thể xem là loài bò mới
(vì khác bộ NST so bò nhà 60 hay bò tót 56). Nhưng với F2 (2n = 60), chưa có cơ
sở để kết luận loài mới, nên tạm gọi là giống mới với các ưu điểm về kiểu hình
tốt đẹp.
Và theo bài báo: Mục tiêu đến năm 2018 sẽ lai thành công các cá thể bò tót cùng dòng F2. Từ
giống bò lai ổn định nguồn gen quý hiếm trên, các đơn vị sẽ tiến hành lai tạo
đàn bò để khai thác kinh doanh thịt bò thương phẩm trên diện rộng…
Trương Phú.
12/4/2017
Thứ Hai, 10 tháng 4, 2017
Phát âm phụ âm {ng} ở cuối từ
1- Phát âm phân biệt phụ âm cuối giữa {n} và {ng}.
Phụ âm {ng} cuối từ có lẽ dễ phát âm hơn là phụ âm cuối {n}, bởi thế rất nhiều người (dân Việt) thường phát âm nhầm (ngọng) phụ âm cuối {n} thành {ng}. Tuy nhiên phát âm đúng hay không đúng thường do địa phương mà ra. (Theo tôi biết) có lẽ từ Huế trở vào nam thường phát phụ âm cuối {n} thành {ng}, mà từ Quảng Trị trở ra bắc lại phát âm phân biệt rạch ròi 2 phụ âm cuối nầy.
Phát âm phụ âm cuối {n} thường kết thúc với lưỡi tì lên vòm miệng, trong khi phát âm phụ âm cuối {ng} thì lưỡi vẫn tự do trên sàn miệng. Kết quả phát âm cũng từa tựa nhau.
Ví dụ: Phát âm chữ {làn} trong /làn gió/ thành chữ {làng} trong /làng quê/.
(Cả 2 từ đều có âm {àn} chỉ khác nhau thêm {g} cuối)
Đa số ca sĩ lớp trước khá chú ý khi phát âm. Ví dụ chúng ta nghe bản Chiều Tàn (mp3) với giọng ca (cố ca sĩ) Ngọc Lan:
NL đã phát âm chuẩn là {tàn} chứ không là {tàng}, trời {man} mác chứ không là trời {mang} mác...
Tôi (gốc Huế), phát âm phân biệt từng từ với phụ âm cuối {n} và {ng} được, nhưng trong giao tiếp bình thường lại quen dùng {ng} thay cho {n}!
Nguyên âm a kết hợp phụ âm cuối ng không biến đổi âm nhiều với tất cả thanh ang, áng, àng, ảng, ạng.
2- Phát âm phụ âm cuối {ng} biến đổi âm khi kết hợp các nguyên âm o, ô, u.
Tuy nhiên khi nguyên âm o, ô, u kết hợp với phụ âm cuối ng thì hình như cả nước cũng phát âm sai!
vd:
* /con ong/ thì (cả nước) lại phát âm thành con oong.
(Lẽ ra 2 âm {con} và {ong} gần như cùng thanh {on}, nhưng rõ ràng phát âm {ong} đã khác {on}, mà biến là {oong})
Âm oo được nhìn nhận về chính tả trong xoong chảo, Sơn Đoòng, xe goòng, toòng teng, trái loòng boong...
Hiện tượng biến âm nguyên âm o ghi nhận với các thanh ong, óng, òng, ỏng, ọng.
Tương tự
* /ông trưởng thôn/ được phát âm là {ôông trưởng thôn}, trong khi {ông} và {thôn} gần như cùng thanh {ôn} khác phụ âm g, mà âm {ông} đã thành {ôông}.
Hiện tượng biến âm nguyên âm ô ghi nhận với các thanh ông, ống, ồng, ổng, ộng.
Dân Huế gọi /ông bà/ là ôn mệ. Âm {ôn} rõ là âm gốc của {ông}.
* /ung dung hay run?/. Các từ run, ung gần như cùng thanh {un} nhưng âm ung đã khác, thành {uung}
Hiện tượng biến âm nguyên âm u ghi nhận với các thanh ung, úng, ùng, ủng, ụng.
Phụ âm {ng} cuối từ có lẽ dễ phát âm hơn là phụ âm cuối {n}, bởi thế rất nhiều người (dân Việt) thường phát âm nhầm (ngọng) phụ âm cuối {n} thành {ng}. Tuy nhiên phát âm đúng hay không đúng thường do địa phương mà ra. (Theo tôi biết) có lẽ từ Huế trở vào nam thường phát phụ âm cuối {n} thành {ng}, mà từ Quảng Trị trở ra bắc lại phát âm phân biệt rạch ròi 2 phụ âm cuối nầy.
Phát âm phụ âm cuối {n} thường kết thúc với lưỡi tì lên vòm miệng, trong khi phát âm phụ âm cuối {ng} thì lưỡi vẫn tự do trên sàn miệng. Kết quả phát âm cũng từa tựa nhau.
Ví dụ: Phát âm chữ {làn} trong /làn gió/ thành chữ {làng} trong /làng quê/.
(Cả 2 từ đều có âm {àn} chỉ khác nhau thêm {g} cuối)
Đa số ca sĩ lớp trước khá chú ý khi phát âm. Ví dụ chúng ta nghe bản Chiều Tàn (mp3) với giọng ca (cố ca sĩ) Ngọc Lan:
NL đã phát âm chuẩn là {tàn} chứ không là {tàng}, trời {man} mác chứ không là trời {mang} mác...
Tôi (gốc Huế), phát âm phân biệt từng từ với phụ âm cuối {n} và {ng} được, nhưng trong giao tiếp bình thường lại quen dùng {ng} thay cho {n}!
Nguyên âm a kết hợp phụ âm cuối ng không biến đổi âm nhiều với tất cả thanh ang, áng, àng, ảng, ạng.
2- Phát âm phụ âm cuối {ng} biến đổi âm khi kết hợp các nguyên âm o, ô, u.
Tuy nhiên khi nguyên âm o, ô, u kết hợp với phụ âm cuối ng thì hình như cả nước cũng phát âm sai!
vd:
* /con ong/ thì (cả nước) lại phát âm thành con oong.
(Lẽ ra 2 âm {con} và {ong} gần như cùng thanh {on}, nhưng rõ ràng phát âm {ong} đã khác {on}, mà biến là {oong})
Âm oo được nhìn nhận về chính tả trong xoong chảo, Sơn Đoòng, xe goòng, toòng teng, trái loòng boong...
Hiện tượng biến âm nguyên âm o ghi nhận với các thanh ong, óng, òng, ỏng, ọng.
Tương tự
* /ông trưởng thôn/ được phát âm là {ôông trưởng thôn}, trong khi {ông} và {thôn} gần như cùng thanh {ôn} khác phụ âm g, mà âm {ông} đã thành {ôông}.
Hiện tượng biến âm nguyên âm ô ghi nhận với các thanh ông, ống, ồng, ổng, ộng.
Dân Huế gọi /ông bà/ là ôn mệ. Âm {ôn} rõ là âm gốc của {ông}.
* /ung dung hay run?/. Các từ run, ung gần như cùng thanh {un} nhưng âm ung đã khác, thành {uung}
Hiện tượng biến âm nguyên âm u ghi nhận với các thanh ung, úng, ùng, ủng, ụng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Mục lục Toàn bộ (theo thứ tự thời gian)
- Tháng ngắn nhất là tháng nào? Which month is the shortest month?
- Jekyll and Hyde: Đa nhân cách hay Thiên thần và Ác quỷ
- Nobel vật lý 2013; Hạt Higgs là gì?
- Kiến trúc sư trở thành Cha tinh thần của công nghệ nano
- Quốc gia là gì?
- Mặt trời qua thiên đỉnh và Ngày dài nhất
- Chèn hình ảnh trong Mail Merge (mail merge with images)
- Hoàng Hạc Lâu Thôi Hiệu
- Tác phẩm điêu khắc ánh sáng sống động
- Tìm Vĩ độ và Kinh độ trong thực tế
- Tốc độ, UFO và người ngoài hành tinh
- Du Lịch qua Google Maps
- Tinh trùng của nữ và Trứng của nam
- Nhạc Vàng MP3
- Đứa con có một cha và hai mẹ
- Ngóng chồng. Hát nói
- Lịch sử Trái đất
- Cành hoa sen
- Hình chiếu quỹ đạo vệ tinh là hình sin
- Dòng tế bào bất tử: Hela cell line
- Cưới vợ và trinh tiết
- cuối chân trời sao và biển hôn nhau
- Sinh vật khảm là gì? (Chimerism) [Minh họa bài Mẹ đẻ con không cùng ADN]
- Giá dollar, Giá vàng thế giới và Việt Nam
- Phụ nữ Việt thua xa phụ nữ Tây về mọi khoản!
- Kỳ quan thiên nhiên: Con mắt của trái đất.
- Các phép tính về giá vàng tại Việt Nam và thế giới
- Linh hồn (phần 2)
- Thanh minh cho "em" trong "Tôi đưa em sang sông"
- Cảnh tượng sao chổi Pan-STARRS ở bán cầu nam
- Tin chấn động: Tìm thấy bộ xương trên sao Hỏa
- Các phần mềm đơn giản (Thường xuyên bổ sung)
- Sao Chổi ISON sẽ xuất hiện cuối năm nay!
- CHIA MỘT GÓC THÀNH BA
- Vắng lặng chợ nổi (Cái Răng - Cần Thơ)
- Thiệp Mừng Xuân
- Thời gian tương đối hay tuyệt đối khi vật chuyển động?
- Linh hồn
- Lịch sử tiến hóa loài người
- Dùng MS Word và VBA (macro)
- Điều trị Cao Huyết Áp không rõ nguyên nhân
- Tước vị phong kiến
- KHẢO SÁT ĐẲNG THỨC A² = B² + C² (Định lý Pythagore)
- Tự tạo phần mềm đọc tiếng Anh trên máy tính.
- Gọi nhầm tên động vật vì đồng âm
- ảnh khảo cổ lừa bịp tinh vi
- Giải toán cổ: Cầu phương hình tròn
- Nên gọi từ "Hán Việt" là từ "Việt Đường"
- Quốc hiệu Việt Nam
- Sự Học
- Giấc mơ Trường Sinh
- Đổi ra năm Âm lịch Can-Chi
- Cách dùng từ "nguyên", "cựu" và "cố"
- Đo bán kính trái đất vào ngày đông chí (hoặc ngày hạ chí)
- Ngày tận thế 21/12/2012
- vài Giải thích về cách làm kim chi, dưa cải...
- Nghe Như Quỳnh hát
- Phân rã hạt nhân Uranium-235
- Bàn về chữ Hiếu
- Trăng tròn và lễ Phục sinh (Easter)
- Bàn luận về xin và mời
- Phiếm luận về Chân Dài
- Hố đen
- Hôi nách
- Giảm béo
- Trí Thức
- Macro: Uppercase an unicode character after a dot
- Đừng nghe những gì CP Trung quốc nói!
- Câu chuyện khoa học: Kỹ thuật nhân bản và chuyện 1 ông 2 bà cùng thụ tinh.
- Những người có ngoại hình kỳ lạ
- Chuyển đổi Âm Dương lịch
- Đến nước Mỹ là ước mơ nhiều người
- Loại bỏ phần tử đầu trong mảng
- Hòa hợp tình dục
- Chuyển ký tự có dấu thành không dấu (Unicode to ASCII)
- Export Excel to Access
- Nhập hai mảng 1 chiều thành một mảng 2 chiều (VB6)
- Phiếm luận về nem chả
- Phiếm luận về máu mủ
- Trọn vẹn ước mơ
- Từ nguyên của "vợ chồng"
- Ngoại tình ngẫu hứng dễ có thai gấp 5 lần
- Rượu Cognac/Brandy
- Recordset sang Excel VB6 (không vòng lặp)
- Đồng dao ở Bao Vinh (1950)
- Đồng dao ở Bao Vinh (1964)
- 7 DẠNG NĂNG LỰC
- Tản mạn về Bao Vinh
- Giải thuật đếm số ký tự trong chuỗi
- Giao Phối Cận Loài
- Phụ nữ là gì? Đấy là cả vấn đề!