Hiện nay trên mạng (internet) có nhiều thông tin về điều trị
ung thư thành công khiến nhiều người vui mừng. Bài viết nầy tóm lược bệnh ung
thư và các cách điều trị hiện giờ.
** Ung thư là một nhóm bệnh do mô
tế bào (chuyên biệt) phát triển ồ ạt, (tạo ra khối u trong đa số trường hợp,
trừ ung thư máu), sau đó xâm lấn (di căn, chèn ép) các cơ quan khác. Bệnh nhân
sẽ tử vong do triệu chứng chèn ép hay suy sụp thể trạng.
1- Chẩn đoán ung thư:
Thường dựa trên
tiêu chuẩn TNM (Tumor, Nod, Metastase)
a- T
(tumor = khối u) đánh giá thể tích khối u từ 0 đến 4. Điểm 0 (in situ) = ung
thư mới chớm tại chỗ.
b- N
(node = hạch) đánh giá ung thư chạy ra hạch bạch huyết chưa, điểm từ 0 đến 3
c- M
(metastase = di căn) đánh giá M0 (chưa) hay M1 (có di căn)
Ví dụ Trích bài viết của TS BS Tô
Minh Nghị
"nếu hồ sơ ghi là: K.Vú trái
T2N1M0, có nghĩa là ung thư vú bên trái, kích thước khối u từ 2-5 cm, có hạch
nách sờ được và chưa di căn xa."
2-
Các
phương pháp điều trị ung thư:
a- Phẫu
thuật: là phương pháp chữa ung thư sớm nhất. Nếu cắt bỏ hết các mô ung thư,
bệnh nhân đương nhiên lành bệnh. Tuy nhiên thông thường phẫu thuật viên khó cắt
hết các mô ung thư vì chúng xâm lấn và di căn. Thường phẫu thuật phải khoét
rộng.
Cần nói thêm: phẫu thuật ngừa ung thư là giải pháp tối ưu khi bệnh nhân được
chứng minh có nguy cơ cao bị ung thư.
Trong những ngày vừa qua, báo chí
loan tin Angelina Jolie cắt bỏ hai buồng trứng và ống dẫn trứng ngừa ung thư.
(Cô A J mang gen BRCA1 di truyền từ mẹ, một gene
khiến nguy cơ ung thư vú của cô cao ước tính khoảng 87% và 50% ung thư buồng
trứng. Cả mẹ, dì và bà ngoại của cô đã qua đời vì bệnh ung thư. Tháng 2/2013 cô
cũng đã cắt bỏ toàn bộ các mô vú để ngừa ung thư.)
b- Xạ
trị: là chiếu tia phóng xạ vào khối u. Tế bào ung thư nhạy cảm hơn tế bào
thường nên dễ bị đốt chết.
c- Hóa
trị: là dùng thuốc độc để giết tế bào ung thư, thường dùng khi ung thư đã di
căn.
3-
Tiên
lượng:
Với ung thư chưa di căn, Phẫu thuật
có tỉ lệ sống khá cao và thường được kết hợp xạ trị.
Bệnh nhân có ung thư đã di căn,
tiên lượng rất xấu = khó chữa lành = dễ tử vong. Phải dùng hóa trị liệu kết hợp.
Riêng nhóm bệnh ung thư máu, bắt
buộc phải dùng hóa trị liệu.
Nhắc lại rằng, hóa trị liệu là dùng
thuốc độc để giết tế bào. Tế bào ung thư thường nhạy cảm hơn nên nhanh chết,
nhưng thuốc độc cũng không chừa các tế bào thường, do đó bệnh nhân thường bị
suy kiệt và tử vong ở giai đoạn nầy (suy tủy do hóa trị liệu).
Ai sống
qua giai đoạn hóa trị liệu, người ấy có khả năng lành ung thư.
3-
Tế
bào gốc (tạo máu tự thân)
- Tế bào gốc là tế bào nguyên sơ,
chưa biến hóa thành tế bào chuyên biệt.
- Tế bào gốc tạo máu là tế bào
chuyên sản xuất các huyết cầu như hồng cầu, bạch cầu hay tiểu cầu…
- Tế bào gốc tạo máu tự thân là các
tế bào chuyên sản xuất máu, có sẵn trong tủy xương và trong máu mỗi người.
Ứng dụng ghép tế bào gốc (tạo
máu tự thân)
Như đề cập ở mục tiên lượng, bệnh
nhân dùng hóa trị liệu thường bị suy tủy dẫn đến tử vong.
Nếu sau đợt hóa trị liệu, bệnh nhân được
truyền tế bào gốc tạo máu thì bệnh nhân sẽ khỏe hơn, phục hồi cao hơn.
Trong việc ghép tế bào gốc tạo máu,
nếu nhận tế bào gốc từ người khác cho, có khả năng tế bào gốc tạo máu hoạt động
không tốt do khác nguồn gốc di truyền. Vì thế, người ta lấy máu bệnh nhân trước
đó, lọc gom các tế bào gốc tạo máu tích trữ. Sau nầy truyền số máu nầy (gồm
toàn tế bào gốc tạo máu) vào cơ thể bệnh nhân sẽ êm hơn vì đấy là máu của chính
mình. Ghép tế bào gố tạo máu tự thân là thế đó.
4-
Minh
họa:
- Bệnh nhân TT Thu nhập viện ngày
11/12/2013 trong tình trạng bụng căng to, mệt và khó thở và được chẩn đoán ung
thư buồng trứng giai đoạn cuối. Bác sĩ tiên lượng, sự sống của bệnh nhân rất
mong manh, tỷ lệ tử vong cao, khó phẫu thuật cắt giảm khối u.
Chiều
21/11/2014, Bệnh viện Trung ương Huế đã tổ chức lễ chúc mừng thành công trong việc
điều trị cho bệnh nhân ung thư thứ hai bằng phương pháp sử dụng tế bào gốc tạo
máu tự thân.
GS.TS
Bùi Đức Phú, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế (trái) và PGS.TS Nguyễn Duy
Thăng (phải) tặng hoa chúc mừng bệnh nhân Trần Thị Thu