Translate

Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015

Tự kỷ ám thị của cộng đồng - Máu, nước mắt, mồ hôi và tiền bạc


1-    Tự kỷ ám thị tức là tự thôi miên, là tự cho là có một chuyện không có. Dạng ám thị nầy thấy xuất hiện ở cá nhân và cộng đồng, tình trạng từ nhẹ đến nặng và tác động gây ra hậu quả tiêu cực hay tích cực.
- Cộng đồng: cả một tập thể cùng tin vào điều gì đó không có thực
- Nhẹ: Cá nhân đang mắc bệnh, tự tin rằng mình không mắc bệnh và… sống ngày càng khỏe ra! Một số ám thị khiến cá nhân năng nổ, có nghị lực vươn lên…
- Nặng: Tin rằng mình phạm tội rất nặng và tự sát. Tôn giáo cuồng tín là một loại tự kỷ ám thị cộng đồng nặng, cần lên án và bài trừ.

2-    Tại sao cho rằng tôn giáo là tự kỷ ám thị?
Thế giới hiện tại, trong xã hội có rất nhiều tôn giáo, và đương nhiên mỗi tín đồ đều cho rằng tôn giáo mình đang tin là đúng tuyệt đối, là duy nhất!
Tạm chia nhân loại thành 7 nhóm với 5 khối tôn giáo lớn khác nhau, 1 nhóm các tôn giáo nhỏ và 1 nhóm không tôn giáo. Nhưng chân lý chỉ có 1, nghĩa là xác suất tin đúng là 1/7 hay nói tổng quát: Vấn đề tôn giáo, 6/7 nhân loại là sai lầm!
Và, bạn nghĩ lại xem, với 6/7 nhân loại sai lầm trong chuyện tôn giáo, nghĩa là 6/7 nhân loại cứ tin vào chuyện không có, vậy có đủ kết luận tôn giáo là tự kỷ ám thị không?

3-    Cần phân biệt tôn giáo và người sáng lập tôn giáo: Tôn giáo dựa trên lòng tin, quan niệm có linh hồn và thế giới sau chết. Quan niệm nầy có thể đúng và có thể sai như nói ở mục 2. Còn người sáng lập một tôn giáo nào đó, đa số là những con người thực. Không thể căn cứ chuyện người sáng lập tôn giáo xác thực để kết luận tôn giáo đó là đúng.

4-    Tỉ lệ giữa người tin vào tôn giáo và người không tôn giáo ước lượng như mục 2 ở trên là 5 so với 1. Thống kê có uy tín người không tôn giáo là 13% dân số thế giới.
Trích bài: Tôn giáo liệu có ngày diệt vong? của BBC Future:
Theo khảo sát của Gallup International đối với hơn 50.000 người tại 57 nước, số lượng người tự nhận là theo tín ngưỡng đã giảm từ 77% xuống 68% trong thời gian từ 2005 và 2011, trong khi những người tự nhận là vô thần tăng 3%.
Tổng số người tự nhận là hoàn toàn vô thần hiện chiếm khoảng 13% dân số thế giới.

Người không tin vào tôn giáo, trước đây thuộc các nước cộng sản (Chủ nghĩa Cộng sản bác bỏ tôn giáo, nên còn gọi là chủ nghĩa vô thần.) Hiện nay số người tin vào tôn giáo ở các nước cọng sản (và các nước vốn là cộng sản) gia tăng, trái lại các nước phát triển tư bản, người ta có khuynh hướng từ bỏ lòng tin tôn giáo!
Trích: Nhật Bản, Anh, Canada, Nam Hàn, Hà Lan, Cộng hòa Czech, Estonia, Đức, Pháp và Uruguay đều là những nơi mà tôn giáo từng đóng vai trò quan trọng một thế kỷ trước.
Thế nhưng giờ đây, các nước này lại là nơi đông người không theo tín ngưỡng nhất trên thế giới.
Các quốc gia này đều có điểm chung là có nền giáo dục và hệ thống bảo trợ xã hội phát triển.

5-    Như đề bài có viết Máu, nước mắt, mồ hôi và tiền bạc: hoạt động tôn giáo đã chiếm nhân lực, tài lực, vật lực cho một niềm tin không có trong suốt lịch sử phát triển nhân loại. Nếu như không có tôn giáo, có lẽ con người đã có nhiều sức lực hơn khi các nguồn lực không phung phí. Chưa kể các giáo điều giáo quy khắc khe hạn chế hạnh phúc con người, hạn chế phát triển xã hội… như thành ngữ còn ghi lại: "Đêm dài Trung cổ
    [=là thời kỳ đen tối của Châu Âu. có thể tính từ thế kỷ thứ 4 đến cuối thế kỷ 13,14. Trong suốt một nghìn năm thời Trung cổ, toàn bộ châu Âu như bị bao trùm bởi một bóng đen kìm hãm sự phát triển về nhiều mặt do chiến tranh liên miên giữa hai tôn giáo là Hồi giáo và Thiên chúa giáo (Thập tự chinh), rồi tòa án dị giáo, giàn hỏa...  các đại dịch hạch đã giết chết hầu như 1/3 dân số Âu châu, rồi dịch tả, đậu mùa các loại bệnh mà ngày xưa bó tay  mãi đến cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15 Châu Âu mới bước vào thời kỳ phục hưng.]

6-    Tuy ngày nay khoa học khá phát triển, mọi chuyện mù mờ trong quá khứ đã qua đi, nhưng số đông nhân loại vẫn tin vào tôn giáo vì tôn giáo đã nhồi vào óc các tín đồ từ thuở bé thơ. Một niềm tin đẹp (dù vô căn cứ như các truyện cổ tích, truyện thần thoại) từ nhỏ sẽ bám riết chúng ta đến suốt đời, huống gì là niềm tin tôn giáo: lớn lên không lẽ do thông hiểu ta lại tự ý bỏ đạo? Cộng đồng sẽ răn đe, sẽ phán xét ta thế nào?...
Hơn nữa, các chứng minh của khoa học thường khô khan, khó hiểu và đôi khi trần trụi, như từ các mẫu xương cổ thu thập để chứng minh con người phát triển từ một nhánh của loài vượn, điều nầy sẽ không được số đông dân chúng đón nhận, vì lòng tin vào thượng đế sáng tạo con người là hình mẫu cao quý từ ngài dễ hiểu và vinh quang hơn!
Trích: Chúng ta phải chấp nhận thực tế rằng Trái Đất xoay, dù chúng ta không cảm nhận điều đó. Chúng ta phải chấp nhận rằng Vũ trụ tồn tại không vì một mục đích nào cả, dù điều đó đi ngược lại với trực giác của mình. Cũng giống như chúng ta cảm thấy khó để chấp nhận rằng mình sai, khó để cưỡng lại trực giác của mình và chấp nhận sự thật.
"Khoa học là thứ khó nuốt," Mc Cauley, giám đốc một viện nghiên cứu tâm lý và văn hóa tại Đại học Emory, Atlanta, Georgia, nói.
"Trong khi đó, tôn giáo lại khác. Đó là thứ chúng ta không cần phải học mà vẫn hiểu."

7-    Tôi không ưa cộng sản nhưng tôi đánh giá cao chuyện vô thần của cộng sản vì bản thân tôi là một người vô thần. (Dạo nầy thấy lãnh đạo cọng sản Việt Nam hay đi chùa và cúng lễ, có lẽ là hình thức bảo tồn văn hóa?)
Tôi ước mong thế giới đến ngày như bài báo: Tôn giáo liệu có ngày diệt vong?

Khủng bố ở tòa báo Charlie Hebdo, Pháp

Lúc đó, ít ra sẽ không còn những cuộc chiến tranh đẫm máu nhân danh tôn giáo, những vụ khủng bố tàn ác vì một lòng tin vào một điều mơ hồ…

Trương Phú 1/2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Trực tuyến

Mục lục Toàn bộ (theo thứ tự thời gian)

Trực tuyến