Translate

Thứ Bảy, 16 tháng 8, 2014

Nói chuyện chơi về thiên thạch 1950 DA hướng về Trái Đất.

1-    Đọc báo mạng thấy (chúng) giật tít (title) “Thiên thạch khổng lồ đang lao nhanh về phía trái đất” nghe thật hoảng hốt, hóa ra mình (và Trái Đất) sắp tiêu ư?
May thay, tất cả chỉ là dự báo xảy ra vào ngày 16/3/2880. Bạn chú ý: năm 2880, nghĩa là hơn 800 trăm nữa! Thế thì còn lâu. Mấy anh nhà báo chuyên môn gây giật mình, lại kèm cả hình minh họa “nó” (đỏ cháy) sắp va vào Trái Đất (xanh lè) nữa chứ!

2-    Bây giờ bàn về bài viết trên: dòng chú ý đậm ghi: Thiên thạch khổng lồ mang mã số 1950 DA có đường kính 1.000 m đang lao nhanh trong vũ trụ với vận tốc gần 40.000 dặm một giờ và có thể đâm vào trái đất.

Một dặm (mile) là 1,6 km. 40.000 dặm là 64.000 km.
Một giờ có 3.600 giây. Đổi ra vận tốc/giây là: 17,8 km. Đây là tốc độ mà vật thể bay ra khỏi hệ Mặt Trời.
[Phi thuyền của Mỹ Voyager 1 có vận tốc 17 km/s và đang bay khỏi hệ Mặt Trời, lang thang giữa Ngân hà (không gian liên tinh), mang thông điệp hòa bình từ Trái đất.]

Đích xác thì thiên thạch 1950 DA [nói thiên thể thì đúng hơn, vì đường kính của nó từ 1,1Km (- 1,4 km, phép đo có sai số do khoảng cách)]  đang quay quanh mặt trời với vận tốc là (chừng) 14 km/giây.

Thiên thạch 1950 DA, quan sát qua kính thiên văn vô tuyến

3    Có thật thiên thạch 1950 DA đang lao nhanh tới Trái Đất không? Đương nhiên là không! Bởi vì nó đang quay quanh Mặt Trời kia mà.
Ngày 5/3/2001 (số liệu khá xưa) quan sát nó cách Trái Đất 7.789.950 km. Tuy thế nhưng các con số trên không có ý nghĩa gì.
Vì seo? Bạn thử làm phép toán: Một giây nó bay 14 km, một ngày có 86.400 giây, tức là nó bay được 1.209.600 km = 1,2 triệu km. Vậy thì con số 7.789.950 km nó chỉ tốn 1 tuần là đến nơi!

4-    Vậy vì sao phải đợi lâu thế nó mới “có thể” hun Trái Đất?
Câu trả lời là nó cứ bay quanh Mặt Trời, và quỹ đạo của nó theo thời gian dần dần tiến sát và có điểm giao với quỹ đạo Trái đất. Nói dần dần ấy cũng mất 800 năm đó!

5    Trước đây nó không va, giờ sao đe dọa?
Chuyện nầy thú vị đây: Thiên thạch 1950 DA cứ quay quanh Mặt Trời như thế năm nầy qua năm khác. Phiền một cái là có quỹ đạo của thiên thạch Diana 78 cũng giao (không hợp) với nó… vào ngày dự đoán là 5/8/2150, (hơn 130 năm nữa tính từ bây giờ 2014). Khoảng cách dự đoán giữa hai thiên thạch lúc ấy chỉ chừng 450.000 km. Lực hút xéo (hút thẳng là va!) của Diana lên 1950 DA gây cho 1950 DA:
-        Tăng tốc, mạnh hơn 14 km/s một tí
-        Quỹ đạo lệch một tí
-        Tự quay (xoắn)
1950 DA vừa bay nhanh, vừa xoắn, mà khối lượng nhỏ: lúc ấy có khả năng nó bể ra từng mảnh vụn. Cầu Trời như thế!

Nếu nó vẫn còn tồn tại trên quỹ đạo của nó sau biến cố trên (5/8/2150), dự kiến quỹ đạo của nó dần dần giao và hợp với Trái Đất vào ngày 16/3/2880.

6-    Tại mục 2-, báo vì sao viết tốc độ của 1950 DA đến 40.000 dặm?
Nếu 1950 DA trên quỹ đạo đầu tháng 3/2880, do càng lúc càng gần Trái Đất, bị Trái Đất hút thẳng, vận tốc của nó sẽ đột ngột tăng lên!
Các phép toán còn dang dở, nhưng tốc độ lúc va chạm thấp nhất cũng đạt 40.000 dặm/giây hay trên 60.000 km/h.
Nếu tốc độ lúc va là 19 km/s hay 68.000/h; sự phá hủy Trái Đất gấp 10 lần tốc độ 60.000 km/h.

7-    Túm lại: Chuyện còn lâu, phải đến đời chắt thứ 40 mới xẩy ra, do đó chuyện nầy để nói chơi, đọc qua xong thì bỏ!


-------------
Xem trực tiếp toàn bộ blog Chuyện Linh Tinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Trực tuyến

Mục lục Toàn bộ (theo thứ tự thời gian)

Trực tuyến