Translate

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Toàn cảnh Thám hiểm Vũ trụ

1- Mời các bạn xem hình toàn cảnh (2014)

[Ghi chú: "Toàn cảnh" là chuyên cho nước Mỹ vì lấy từ tài liệu Mỹ. Thiếu các phi thuyền của các quốc gia khác. Thiếu nhất là các phi thuyền của Nga, một nước có nền công nghiệp vũ trụ mạnh không kém Mỹ, do tôi không biết tiếng Nga!]

(Hình 1)

2- Ta tập trung chú ý góc trên phải hình 1 trên, với ảnh cắt ra Hình 2 như sau:

(Hình 2)

- Khối tròn vàng là Mặt Trời, quay quanh nó với 4 quỹ đạo hành tinh (QĐ) từ trong ra ngoài là QĐ Sao Thủy, QĐ Sao Kim, QĐ Trái đất và QĐ Sao Hỏa.
Các quỹ đạo hành tinh khác như Sao Mộc, Sao Thổ... sẽ đề cập sau.

-  Vành chấm trắng là vành đai tiểu hành tinh, nằm giữa quỹ đạo Sao Hoả và quỹ đạo Sao Mộc. [Nói thêm: Nhiều nhà Khoa học tin rằng bọn tiểu hành tinh nầy tan rã từ một hành tinh nhỏ hơn Trái Đất nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc trước đây. Do đấy vành đai tiểu hành tinh hiện chiếm quỹ đạo quanh mặt trời ở cự ly thích hợp để khoảng cách các quỹ đạo hành tinh là 1,5 lần.
Bọn tiểu hành tinh nầy nằm gần Sao Mộc có trọng trường rất lớn nên quỹ đạo khá nhiễu loạn, một phần bị Sao Mộc hút vào các điểm Lagrange L4 và L5 của Sao Mộc, một phần bay tứ tung qua các quỹ đạo các hành tinh khác. Sao Hỏa, Trái Đất thường bị tụi nầy bay xẹt qua, thậm chí lao vào.]

3- Tại Sao Thủy (Mercury): Bạn thấy có phi thuyền Messenger. Chắc nó còn hoạt động hơn 1 năm là hết nhiệm vụ.

4- Sao Kim (Venus): Venus Express đang hoạt động tại đó, đời sống hơn 1 năm nữa.
Trên QĐ Sao Kim ta còn thấy chiếc Akatsuki, phi thuyền nầy đang quay quanh Mặt Trời chờ thời gian tiếp cận Sao Kim.

5- Trái đất (Earth): Trở lại hình 1 lớn đầu tiên, góc trên trái là hình phóng đại vị trí trái đất. Hình 3 cắt như sau:

(Hình 3)

Không kể Trạm vũ trụ ISS, các vệ tinh quân sự, vệ tinh khí tượng, vệ tinh liên lạc bay ở tần thấp từ 300 đến 500km, các vệ tinh địa tinh viễn thông bay ở tầm 36000km; trên hình còn một loạt các vệ tinh với các nhiệm vụ khác nhau.
- SDO: Quan sát năng lượng Mặt Trời (là vệ tinh địa tĩnh).

Liên quan với Mặt Trăng (Moon):
- Artemis: Quan sát Mặt Trăng
- Ladee: Chuẩn bị đâm vào Mặt Trăng tháng 3/2014.
- Hằng Nga 3 và Yutu: Quan sát Mặt Trăng.
- Trung Quốc với Thỏ Ngọc bò trên Mặt Trăng.

Liên quan với Mặt Trời (Sun):
- thấy có L1 = điểm Lagrange (giếng trọng lực: nơi lực hấp dẫn giữa 2 thiên thể triệt tiêu). Đây là vị trí cố định của 2 thiên thể là Mặt Trời và trái đất. Tại ví trí nầy cách trái đất 1/10 và cách Mặt Trời 9/10 của 150 triệu km. Điểm L1 có 2 phi thuyền SOHO và ACE.
- Liên quan điểm Lagrange: Điểm L4 và L5 có Stereo A và Stereo B. Xem hình lớn.
- Điểm L2 thì có 2 phi thuyền châu Âu: hai kính viễn vọng không gian mang tên Herschel và Planck.
[Riêng L3 không dùng vì nằm bên kia Mặt Trời tính từ trái đất: Khoảng 300 triệu km; phần cách quá xa, lại bị Mặt Trời che khuất khó liên lạc với trái đất.]

6- Sao Hỏa (Mars): Đang có mặt trên đất Sao Hỏa: Robot Spirit (2004) ngừng hoạt động, song sinh với Spirit là Opportunity còn hoạt động cầm chừng đến hôm nay (Pin nguyên tử tốt thật!). Mới nhất là Curiosity (2012) đang hoạt động tốt, truyền nhiều hình ảnh giá trị.
Odyssey và Mars Express thì quá cũ (12 năm) nhưng vẫn bay quanh Sao Hỏa và cho những ảnh đẹp. Tương tự với MRO mới hơn.

Cách đây 2 tháng tôi có viết bài trên blog nầy mô tả Ấn Độ phóng phi thuyền lên Sao Hỏa. Hiện phi thuyền đó đang bay vào QĐ mặt trời, chèn vào QĐ sao Hỏa phải đến tháng 11/2014.

7- Trở lại Hình 1 lớn, Hình 2 cắt ra là hình phóng đại nhóm QĐ hành tinh gần mặt trời từ bên dưới Hình 1.
Bên dưới Hình 1 mô tả 4 QĐ hành tinh xa mặt trời, được cắt thành Hình 4 như sau:

(Hình 4)

Sao Mộc (Jupiter): Là hành tinh khí và là hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời, màu tròn trắng xám ở hình 4. Quanh quẩn trong QĐ hành tinh nầy có phi thuyền Rosetta, nó không nghiên cứu Sao Mộc mà lại chuẩn bị lọt vào quỹ đạo một Sao Chổi (8/2014) rồi hạ cánh trên sao Chổi đó (11/2014).

8- Sao Thổ (Saturn): Tại đây có phi thuyền Cassini, chuyên chụp ảnh Sao Thổ và vệ tinh của nó là TiTan.

9- Bên cạnh đó còn có các phi thuyền Juno , Dawn, và New Horizons hướng đến QĐ ngoài cùng: ghé thăm các hành tinh lùn Ceres , Pluto, và Charon mà khoảng cách quanh Pluto (Diêm Vương).

10- Ở hình 1 có chiếc ICE, bay lang thang cách 30 năm! Khoảng tháng 8/2014 sẽ xẹt qua Trái đất. Người ta hy vọng có thể lấy quyền kiểm soát nó lại.

11- cách QĐ ngoài cùng có nhiều chấm trắng là rìa hệ Mặt Trời, hay đám mây Oort, nơi nầy xuất phát tụi Sao Chổi, bay hướng về Mặt Trời rồi dạt ra theo quỹ đạo hình parabol (lập lại) hay hyperbol (một lần).

Dạt xa bên phải là phi thuyền Voyager 2; Pioneer 11 và Voyager 1. Tụi nầy đã ra khỏi hệ Mặt Trời và hướng vô tận (nhưng vẫn trong dãi Ngân hà). Chúng có nhiệm vụ chào hỏi nền văn minh khác = nếu có, và có khả năng bắt giữ cùng giải mã...
[Pin nguyên tử trên các phi thuyền nầy chắc sắp cạn, nên việc liên lạc chúng hiện giờ trở đi càng lúc càng khó khăn: cự ly quá xa, pin yếu...]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Trực tuyến

Mục lục Toàn bộ (theo thứ tự thời gian)

Trực tuyến