Translate

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Mặt trời qua thiên đỉnh và Ngày dài nhất

1- Ta biết trục trái đất nghiêng góc 23,439281° (23° 26' 21'' 25). Vì trái đất quay quanh mặt trời nên tia sáng mặt trời sẽ lần lượt chiếu thẳng góc tại các vị trí trên trái đất có vĩ độ giữa Nam chí tuyến (-23° 26' 21'' 25) và Bắc chí tuyến (23° 26' 21'' 25).
Nước Việt Nam nằm lọt trong vùng nầy: Điểm cực nam trên đất liền của Việt Nam nằm ở mũi Rạch Tàu, huyện Ngọc Hiển (huyện Năm Căn cũ tính đến ngày 17 tháng 12 năm 1984), tỉnh Cà Mau tại toạ độ 8,562035°B 104,836335°Đ; và Điểm cực bắc trên đất liền của Việt Nam nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang tại toạ độ 23,391185°B 105,323524°Đ. Do đó trong khoảng 4 tháng, từ tháng 5 đến tháng 8, mặt trời luôn luôn chiếu thẳng đỉnh đầu trên nước Việt Nam!

2- Trước năm 1975, các rạp chiếu phim ở miền nam Việt Nam có chiếu bộ phim "Ngày Dài Nhất", tựa đề tiếng Anh là "The Longest Day". Bộ phim mô tả ngày quân Đồng minh đổ bộ lên các bãi biển vùng Normandie ngày 6 tháng 6 1944: Ngày đổ bộ cuộc chiến giữa quân Đồng Minh và quân Phát xít Đức thật cam go. Tựa đề là mô tả sự cam go nầy. Đây là lối chơi chữ của nhà sản xuất phim vì "The Longest Day" vốn là ngày mà đêm ngắn nhất và ngày dài nhất = ngày Hạ chí (đối với bán cầu Bắc) thường là 21 hay 22/6 hằng năm.

3- Có mấy từ Hán Việt như Xuân phân, Hạ chí, Thu phân và Đông chí. Nghe qua cứ ngỡ rằng ngày tháng âm lịch do Tàu đặt ra, dzậy thì ai mà thèm nhớ!
Tuy nhiên 4 từ nầy lại gốc của phương Tây. Đó là các ngày phân (Equinoxes) và các ngày chí (Solstices).

(Các tên gọi mùa sau đây quen dùng cho dân ở bán cầu Bắc. Bán cầu Nam sẽ ngược lại)
*** Ngày phân là ngày mà tia sáng mặt trời thẳng góc xích đạo. Mỗi năm có 2 ngày phân: 20 hay 21/3 vào mùa xuân nên gọi là Xuân phân; và 22 hay 23/9 vào mùa thu nên gọi là Thu phân.
*** Ngày chí là ngày mà tia sáng mặt trời thẳng góc ở các Chí tuyến. Khoảng ngày 21/6 qua Chí tuyến Bắc vào mùa hạ nên gọi là Hạ chí; và ngày kia 21 hay 22/12 vào mùa đông nên gọi là Đông chí.
=> Ngày QĐNDVN 22/12 hằng năm là ngày Đông chí

4- Mỗi mốc cách nhau 3 tháng, và mặt trời "đi" một góc 23° 5. Trung bình tính nhẩm mỗi tháng mặt trời "đi" 8°
Cực nam Việt Nam có vĩ độ là 8° nên khoảng 21/4 ánh sáng mặt trời bắt đầu rọi thẳng góc vào đấy. Qua tháng 5 và 6 mặt trời "đi" lên phía bắc, các địa phương còn lại trên đất nước Việt Nam lần lượt hứng nắng xuyên đỉnh đầu. Sau ngày 21/6 mặt trời lại "xuống" phương nam, các địa phương Việt Nam lại lần lượt hứng nắng xuyên đầu lần 2 cho đến cuối tháng 8.

Mô tả cụ thể như thế, hóa ra ở các đất nước có vĩ độ cao hơn 23° 5 (bán cầu bắc và nam) sẽ không có chuyện ánh sáng mặt trời qua thiên đỉnh = thẳng đỉnh đầu.

5- Các phép tính về ngày phân và ngày chí chính xác khá phức tạp. Trong thực tế không yêu cầu chính xác đến phút giây nên ta có thể ước lượng:

a- Xích đạo lên Chí tuyến Bắc 23° 26' 21'' = 84381'' mất 93 ngày hay mỗi ngày mặt trời "đi" 907 giây góc.

b- Chọn các ngày phân hay ngày chí đã biết. Ví dụ ngày Xuân phân 2013 là 20/3/2013  11:02:00 AM GMT. Độ dài trung bình một năm là 365.24263
Vậy ngày Xuân phân 2014 ước chừng là: 20/3/2013  11:02:00 AM GMT + 365.24263 = 20/3/2014 16:51 GMT.
Khi tính tại Việt Nam, ta đổi qua múi giờ 7 => 20/3/2014 23:51

c- Xem Google Maps để biết tọa độ tại địa phương khảo sát. Đổi ra giây góc. Chia cho 907 để xem thời gian mấy ngày tính từ 21/3/2014.
d- Khi tính, nên chọn ngày phân hay ngày chí gần địa phương khảo sát: phía nam chọn ngày (Xuân/Thu) phân, phía bắc chọn ngày Hạ chí.

6- Bảng tham khảo các ngày phân và chí từ năm 2013 đến 2020

Năm Xuân phân Hạ chí Thu phân Đông chí
2013 3/20/13 11:02 6/21/13 5:04 9/22/13 20:44 12/21/13 17:11
GMT
2014 3/20/14 16:57 6/21/14 10:51 9/23/14 2:29 12/21/14 23:03
GMT
2015 3/20/15 22:45 6/21/15 16:38 9/23/15 8:20 12/22/15 4:38
GMT
2016 3/20/16 4:30 6/20/16 22:34 9/22/16 14:21 12/21/16 10:44
GMT
2017 3/20/17 10:28 6/21/17 4:24 9/22/17 20:02 12/21/17 16:28
GMT
2018 3/20/18 16:15 6/21/18 10:07 9/23/18 1:54 12/21/18 22:22
GMT
2019 3/20/19 21:58 6/21/19 15:54 9/23/19 7:50 12/22/19 4:19
GMT
2020 3/20/20 3:49 6/20/20 21:43 9/22/20 13:30 12/21/20 10:02

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Chèn hình ảnh trong Mail Merge (mail merge with images)

Đây là một vấn đề khó. Bài viết sẽ trình bày tỉ mỉ kèm hình ảnh như sau.

Lưu ý: Các từ ngữ, hình minh họa sau đây lấy từ máy Windows XP3. Trên HĐH khác, có thể giao diện khác.


1- Hình ảnh để trong một folder



2-     File access (db1.mdb ở hình trên) có một field là path của hình ảnh trong table Table1.

[Ghi chú: Dùng database là file access hay file Excel đều được cả]

3- Chạy Microsoft Office Publisher 2003


4-     Nhấn vào biểu tượng mail (hình trên, ngay dưới Menu View), giao diện mail hiện ra:

5-     Đưa con trỏ vào vùng soạn thảo màu trắng, và viết thư. Ví dụ:

Xong, Lên trên Menu, vào Tools\ Mail and Catalog Merge\ Mail and Catalog Merge Wizard…

Hướng dẫn hiện ra bên trái: nhấn vào nút bên dưới (có khoanh màu đỏ trong hình dưới)


6-     Làm theo wizard, bước 1: chọn data source là file db1.mdb ở thư mục giới thiệu ở trên. Nhấn vào Next: Select data source: chữ Browse hiện ra, nhấn tiếp vào Browse.
Bảng Select Data Source hiện ra, nhấn vào nút New Source… để dẫn đến file db1.mdb

Chọn ODBC DSN rồi nhấn Next như hình dưới:


Chọn MS Access database rồi nhấn Next (vì ta có file db1.mdb)

Bảng Select Database hiện ra:

-        Với giao diện như hình trên, trước hết chọn ổ đĩa mà tập tin ở đấy. Hình trên là oval màu xanh bên dưới, chọn ổ đĩa D:
-        Sau đó, lên trên (khoanh màu đỏ) dẫn đến thư mục chứa file
-        Đến đúng thư mục (trôn thu mail merge 2), phía bên trái sẽ hiện ra tên file db1.mdb (khoanh màu tím)

Lúc nầy ta phải nhấn vào db1.mdb để xác nhận rồi mới nhấn được nút OK

Máy tự động connection = mở file đó, tìm ra tên Table Table1, bạn chỉ việc nhấn Next

Một bảng nữa hiện ra: nhấn Finish

Toàn bộ nãy giờ là khai báo cơ sở dữ liệu chung cho máy (sau nầy cần thì dùng). Bây giờ mới chính thức dùng database cho việc mail merge, bảng Szelect Data Soure hiện ra, ở file name có ghi sẵn (db1 Table1 = là tên file và tên table ta dùng): ta chỉ việc nhấn Open


Các field trong Table hiện ra, đúng như ta đã có như mục 2 giới thiệu:
Thế thì nhấn OK thôi!


7-     Qua bước 2: Nhấn vào bên trái Step 2 of 5
Next: Create your publication

Hiện ra các field để chèn vào file

Nhấn con trỏ vào Box hiện ra Ho Ten như trên:

- ở ngoài có 2 nút trên dưới (đường chỉ xanh) dùng để tìm field thích hợp
- kề bên là 1 nút đậm (đường chỉ đỏ) là chọn text hay hình

Ta nhấn chuột vào khung soạn thảo thư bên phải, vd sau chữ Họ và tên; qua bên trái nhấn vào Ho Ten; bên phải sẽ hiện ra Ho Ten trong cặp kép. Tương tự cho vị trí Địa chỉ.

Riêng Hình thì:

-        bên phải di chuyển chuột để xác nhận chỗ chèn hình
-        bên trái, nhấn nút chọn Insert as picture.
-        Kết quả:



Ngang đây là OK!
8- Nhấn bên trái bước 3: Next: Preview your publication = duyệt xem trước hình từng người kèm tên khớp không…



Nhấn bước 4: Next: Complete the merge
Sau đó, bạn có thể nhấn nút Print của bước 5


Chúc các bạn thành công!

Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013

Hoàng Hạc Lâu Thôi Hiệu

Hoàng Hạc Lâu
Thôi Hiệu 




Hán-Việt
Hoàng Hạc Lâu
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

Chữ Hán
黃鶴樓
昔人已乘黃鶴去,
此地空餘黃鶴樓。
黃鶴一去不復返,
白雲千載空悠悠。
晴川歷歷漢陽樹,
芳草萋萋鸚鵡洲。
日暮鄉關何處是
煙波江上使人愁。

Bản dịch của Tản Đà
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay
Hán Dương sông tạnh cây bày
Bãi xa Anh Vũ xanh dầy cỏ non
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai
====================
Bản dịch của Ngô Tất Tố

Người xưa cưỡi hạc đã cao bay
Lầu hạc còn suông với chốn này
Một vắng hạc vàng xa lánh hẳn
Nghìn năm mây bạc vẩn vơ bay
Vàng gieo bến Hán, ngàn cây hửng
Xanh ngát châu Anh, lớp cỏ dầy
Hoàng hôn về đó quê đâu tá?
Khói sóng trên sông não dạ người.
=====================
(Bản dịch của Trần Minh Ngọc)

Người xưa cưỡi hạc ra đi
Nơi đây đất trống còn ghi Hạc lầu
Hạc vàng không trở lại đâu
Ngàn năm mây trắng trên đầu vẫn trôi
Hán Dương soi bóng cây, trời
Bãi Anh Vũ cỏ thơm tươi một màu
Làng quê chiều vắng - nơi đâu?
Mênh mông khói sóng gieo sầu cho ta...

======================

(Bản dịch của Trương Phú)

Thần tiên cỡi hạc bay xa
Mà đây chốn cũ phôi pha Hạc lầu
Hạc vàng nào trở lại đâu
Ngàn năm mây trắng bên lầu vẫn trôi
Hán Dương soi bóng cây trời
Bãi Anh Vũ cỏ thơm tươi một màu
Làng quê chiều vắng - nơi đâu?

Trên sông khói sóng gieo sầu lòng ta...

(Còn tiếp)


-------------
Xem trực tiếp toàn bộ blog Chuyện Linh Tinh

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Tác phẩm điêu khắc ánh sáng sống động

Thực hiện bởi nhà khoa học và nghệ thuật Paul Friedlander, Cambridge.



Đẹp không? và phục không?


-------------
Xem trực tiếp toàn bộ blog Chuyện Linh Tinh

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

Tìm Vĩ độ và Kinh độ trong thực tế




1- Vĩ độ là gì (ôn lại).

Trái đất tròn như trái banh quay quanh trục. Tưởng tượng một đường thẳng góc với trục cắt đôi trái đất thành 2 nửa bằng nhau, đường ấy là đường xích đạo. Nửa trái đất hướng bắc là bán cầu bắc, và kia là bán cầu nam.



- Xích đạo là đường tròn = chu vi trái đất. Xem là mốc, vĩ độ là 0.

- Một điểm bất kỳ trên bán cầu bắc, nối vào tâm trái đất, hợp với mặt phẳng xích đạo thành một góc, góc ấy là vĩ độ bắc.

- Tập hợp các điểm trên trái đất có cùng vĩ độ bắc, ta có một đường tròn song song với xích đạo (và độ dài nhỏ hơn xích đạo); đường nầy gọi là vĩ tuyến. Tên vĩ tuyến là vĩ độ. Ví dụ Vĩ tuyến 17 bắc (tại Quảng Trị) cắt đôi Việt Nam thành 2 miền từ năm 1954 đến 1975.

-  Tương tự, bán cầu nam được chia độ từ Xích đạo 0 độ đến cực nam 90 độ.

- Cực bắc và cực nam trên lý thuyết mỗi cực là một điểm, có vĩ độ là 90.



2- Nhìn sao bắc cực để tính vĩ độ (tại chỗ).
 




- Ta đang đứng trên trái đất tại vị trí A. OA kéo dài là đường từ tâm trái đất xuyên qua đầu ta hướng thẳng trời, gọi là thiên đỉnh (ôn lại).

- Mắt nhìn xa (rõ nhất ở biển) sẽ thấy đường chân trời C. Vì AC tiếp tuyến tại A nên AC thẳng góc OA (ôn lại).

- Mắt ngước nhìn sao bắc cực B. Góc BAC chính là vĩ độ của vị trí A.



Chứng minh:

- Vĩ độ tại A chính là góc AOX

- So sánh 2 góc AOX và BAC: 2 góc nầy có cạnh thẳng góc với nhau từng đôi một nên 2 góc nầy bằng nhau.

[cạnh CA thẳng góc với cạnh OA và cạnh BA thẳng góc với cạnh OX]



3- Sao bắc cực là sao nào?


Sao Bắc cực (Polaris) là ngôi sao nằm trên trục trái đất. Trên bầu trời phương bắc, sao nầy luôn luôn đứng yên (vì nằm trên trục), các ngôi sao còn lại xoay quanh nó.



Nhìn hướng bắc trời đêm, ta chú ý chòm sao Bắc đẩu:




(Chú ý: Có người gọi chòm Bắc đẩu là chòm gấu lớn (Đại Hùng, Ursa Major) là không đúng. Chòm Bắc đẩu chỉ gồm 7 sao trong chòm Đại hùng.)

Nhóm sao Bắc đẩu như cái vá có cán dài. Nhìn 2 sao cuối vá, kéo dài độ 5 lần sẽ gặp sao Bắc cực (Polaris) là ngôi sao sáng trong chòm Tiểu Hùng (gấu nhỏ) (Ursa Minor)





Vẽ đơn giản như sau:

============
(Còn tiếp: kinh độ thực tế và Google Maps)
 ====
4- Kinh độ là gì (ôn lại)

Trên đồ thị phẳng ta cần 2 trục tọa độ tung và hoành, hoành là vĩ độ ở trên với xích đạo là gốc. Giờ là trục tung với kinh độ.
Kinh tuyến là nửa đường tròn (tưởng tượng) nối liền 2 cực bắc - nam.
Chọn kinh tuyến chạy qua Đài thiên văn Greenwich (Anh) làm gốc = kinh độ 0.
Hướng đông kinh tuyến gốc, các kinh tuyến được đánh số đến 180 độ.
Hướng tây cũng thế. Kinh tuyến 180 độ chỉ có 1 và hợp kinh tuyến gốc 0 độ chia trái đất làm 2 nửa đông, tây.

5- Kinh độ và múi giờ (ôn lại)
Một ngày có 24 giờ rãi đều trên vòng tròn 360 kinh độ của trái đất.
Mỗi giờ ứng với 360/24 = 15 kinh độ; Hay 15 kinh độ là một múi giờ.
Mỗi phút ứng với 15 kinh phút.
Việt Nam ở múi giờ 7, tính từ kinh độ gốc.
Như vậy tiến về phía đông một múi giờ, ta phải vặn kim đồng hồ thêm 1 giờ. Ngược lại về phía tây một múi giờ, ta phải lùi 1 giờ.

6- Dùng đồng hồ và mặt trời để tính kinh độ.

Cách nầy khá rối, và đầu tiên phải dựa mốc một địa phương đã biết kinh độ!

a- Đóng một cọc dài và mảnh. Vẽ trên đất đường bắc-nam (nhờ la bàn).
b- Dùng một đồng hồ chạy chính xác, đợi giữa trưa khi bóng cọc trùng đường bắc-nam, chỉnh đồng hồ 12 giờ trưa. Đây là địa phương đã biết kinh độ.
=> Nếu gặp ngày mặt trời qua thiên đỉnh: sẽ không bóng lúc chính ngọ = bóng trùng chính nó.

c- Di chuyển đến một địa phương khác. Giữa trưa lập lại thí nghiệm a.
Khi bóng cọc trùng đường bắc nam, đọc giờ phút mà đồng hồ biểu thị.
Chênh lệch so với 12 giờ chính là khoảng cách di chuyển theo hướng đông tây (kinh độ).

d- Ví dụ: chỉnh giờ (thí nghiệm a và b) tại Hà nội là 12 giờ trưa.
Đến Hải phòng, (thí nghiệm a và b) đo được là 12 g 03 p 24 gi.
Độ chênh là 03 p 24 gi
Mỗi phút ứng với 15 kinh phút.
* 3 ph x 15 = 45 kinh phút
* 24 gi x 15 / 60 = 6 kinh phút
Cọng là 51 kinh phút

Hà Nội (điểm thí nghiệm) có kinh độ là 105 độ 50 ph Đông, thì Hải phòng (điểm thí nghiệm) là 105 đ 50 p + 51 p = 106 độ 41 phút Đông.

7- Sử dụng Google Maps
Tại một vị trí bất kỳ, muốn biết tọa độ, ta nhấn nút phải chuột vào vị trí đó.
Bảng Menu chuột phải hiện ra, chọn phía dưới mục What's here?
Vĩ độ và kinh độ sẽ in vào ô tìm ở trên.
Tọa độ vĩ kinh được dùng dưới dạng số thập phân. Hai số thập phân cách nhau dấu phẩy. Trong mỗi số thập phân, dùng dấu chấm.


Ví dụ tọa độ Hải phòng là: 21.038364,105.843401


Trong hình trên, đã dùng 2 lần What's here với 2 tọa độ được đánh dấu ở Hà Nội và Hải Phòng. Để tắt đánh dấu, bạn rê chuột đến ô Map góc trên phải, nhấn bỏ kiểm các tọa độ đánh dấu...

8- Lưu bản đồ Google Maps đã chọn



Phía trên trái bản đồ, bên ngoài có công cụ In và Liên kết:

Ta nhấn vào biểu tượng liên kết (hình dây xích), Bảng Link hiện ra với phần Short URL ở trên đã bôi đen sẵn. Bạn copy link nầy.
Dán link nầy vào ô Address của trình duyệt, Go, trình duyệt hiện ra y chang địa chỉ vừa ý. Lưu Shortcut hay Bookmark trang nầy (có địa chỉ trên).

9- Tọa độ kinh vĩ thông thường là hệ 60 (độ, phút, giây). Hiện nay ứng dụng thường dùng tọa độ hệ thập phân.

Để chuyển đổi qua lại giữa 2 hệ, bạn có thể làm các phép tính số học. Hoặc download công cụ tôi viết sẵn sau: Đô sang Thâp phân và ngược lại:

Trực tuyến

Mục lục Toàn bộ (theo thứ tự thời gian)

Trực tuyến