Translate

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

Tin chấn động: Tìm thấy bộ xương trên sao Hỏa

Chưa biết thực hư thế nào?
http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/110427/tim-thay-bo-xuong-dong-vat-la-tren-sao-hoa.html

Trích:
Tàu thăm dò Sao Hỏa Curiosity của Mỹ đã tìm thấy trên hành tinh Đỏ một bộ xương động vật lạ. Theo các chuyên gia, nhìn vào kết cấu thì rất giống bộ xương thằn lằn.

Trong đoạn băng video vừa mới được phát tán trên mạng internet có thể nhìn thấy rõ ràng dãy cột sống của động vật lạ chạy dài tới tận phần đuôi, nằm dưới một lớp đá trên bề mặt Sao Hỏa.
Giới chuyên gia sau khi nghiên cứu những tấm hình do Curiosity chụp được tin tưởng rằng vật vừa được tàu thăm dò Sao Hỏa tìm được quả thực là một bộ xương động vật. Rất có thể đây là bộ xương động vật thuộc họ thằn lằn đất. Tuy nhiên, để đưa ra kết luận cuối cùng cần phải trải qua một thời gian nghiên cứu.
Nếu chứng minh được đây thực sự là bộ xương động vật thì giới khoa học buộc phải xem xét lại hoàn bộ sự hiểu biết của mình về Sao Hỏa.
Hơn nữa, đây cũng không phải là lần đầu tiên tàu Curiosity tìm thấy những vật thể lạ trên hành tinh Đỏ.
Trước đó, Curiosity cũng đã chụp ảnh được vật thể rất lạ trên bề mặt hành tinh Đỏ, mà các nhà khoa học gọi đó là “bông hoa Sao Hỏa.” Tuy nhiên, sau đó đã xác định được đó là miếng chất dẻo rời từ tàu vũ trụ. Cũng nhờ những hình ảnh từ Curiosity mà Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện trên Sao Hỏa có nước.
Theo Vietnamplus

Hình ảnh bổ sung:

Video Tại đây!

Hình ảnh tiếp...





Để quan sát các hình rõ, bạn có thể phấn chuột vào ảnh chọn phóng đại.

Tuy nhiên tôi nghi vụ nầy là giả tạo quá!


Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

Các phần mềm đơn giản (Thường xuyên bổ sung)


Một số bài viết về các phần mềm đơn giản nầy có trong blog. bạn có thể xem code VB6, dò ở mục Thủ thuật VB6



Hai mục trên tải cùng phần mềm: Ðôi Duong lich Âm lich.exe
Giao diện đơn giản:
Khi nhấn đúp chuột hiện ra giao diện như sau:
Hiện ra ngày hiện tại màu xanh đậm là dương lịch, bên dưới đen mờ là âm lịch.
Bên trái trên xuống là năm, tháng và ngày. Mỗi hai bên có nút > là tăng và < là giảm 1 đơn vị.
Bạn muốn tìm âm lịch của một ngày dương lịch nào đó, hãy dùng các nút < > tương ứng ở hàng năm, tháng và ngày; mỗi lần nhấn, kết quả bên phải hiện ra tức thì.
Trở lại ngày hôm nay, nhấn nút ToDay!

Khi nhấn đúp chuột hiện ra giao diện như sau:


Ô màu trắng ở giữa:
- Bạn gõ nội dung tiếng Anh. Nhấn nút Đọc tiếng Anh sẽ nghe máy tính phát âm tiếng Anh (giọng Mỹ đàn ông).
- Bạn có thể copy nội dung tiếng Anh, dán vào ô trắng. Cách dán vào:
* Hoặc nhấn chuột phải vào ô trắng, chọn Paste
* Hoặc nhấn cùng lúc 2 phím Ctrl và c

http://www.mediafire.com/download.php?zqw1abend7qhwsx

Đó là Ngày Phuc sinh.exe:

Khi nhấn đúp chuột hiện ra giao diện như sau:

Bạn chỉ việc    chọn năm tương ứng ở ô bên trái, kết quả tức thời bên phải. Luôn luôn là ngày chủ nhật (Sunday)


Đó là Chuyên Không Dâu.exe

Khi nhấn đúp chuột hiện ra giao diện như sau:

Bên phải có 4 nút:
* Dán / Paste: Bạn có thể copy nội dung đâu đó, nhấn nút nầy, sẽ dán nội dung vào khung trắng bên trái.
* Xóa / Clear: Xóa toàn bộ nội dung trong khung trắng.
* Sao / Copy: Copy nội dung trong khung trắng
- Nếu bạn đã bôi đen chọn 1 đoạn văn, nút copy sẽ copy đoạn văn ấy.
- Nếu bạn không bôi đen chọn gì cả, sẽ copy toàn bộ nội dung trong khung trắng.
* Chuyển / Convert: Chuyển toàn bộ nội dung từ có dấu thành không dấu.

http://www.mediafire.com/download.php?vlvbtsg1ar1lc64
Đó là Hui.exe
Khi nhấn đúp chuột hiện ra giao diện như sau:
Bạn gõ số liệu vào các ô bên cạnh:
* Số người chơi: đương nhiên lớn hơn 1. Nếu để trống hay 1, phần mềm tự động sửa thành 2
* Mức hụi mỗi lần: Chu kỳ tùy theo người chơi quy định: Hụi ngày, tuần, tháng...
Mức hụi gõ tùy nhu cầu, đừng quá số tỷ vì hết chổ
* Nhà cái thu phí: Tùy thuộc nhà cái tính công thu gom tiền, cũng có thể bằng 0 nếu là các em nhỏ chơi...
* Hụi lần thứ: gõ tùy ý, ít nhất là 1, nhiều nhất bằng số người chơi. Gõ không đúng, phần mềm tự động sửa thành 1 hay lần hụi cuối.
* Mức lời lần nầy: Tùy thuộc đấu giá, cũng có thể bằng 0

Xong, nhấn nút Tính, kết quả hiện ra tức thì.



Đó là Test Hoa Don.exe
Khi nhấn đúp chuột hiện ra giao diện như sau:

* Phần mềm nầy chỉ thực hiện phép tính cọng trừ số nguyên, không dùng số lẽ thập phân.
* Các số nhập vào, cách 3 số (ngàn, triệu, tỷ) thì có dấu phẩy ngăn cách để dễ nhìn (Việt nam là dấu chấm)
* Gõ vào các số ở ô trắng trên phải, xong nhấn Enter. Phần mềm tự động trình bày qua hàng bên trái và cọng dồn. Mặc định là phép cọng; muốn trừ, thêm dấu trừ - khi gõ các số.
* Ô màu lục đậm cho phép xóa hàng cuối, muốn xóa hết, nhấn nút Xóa hết.
* Có 32 hàng. Nếu tiếp tục, bạn nên xuất ra file (nhấn nút Xuất ra file) để bảo lưu kết quả, sau đó nhấn nút Sang Trang, phần mềm chỉ nhớ kết quả cọng dồn cuối cùng.
* Khi nhấn nút Xuất ra file, phần mềm lưu ý sẽ ghi đè file cũ, nếu bạn nhấn OK, sẽ ghi đè, nếu nhấn Cancel, phần mềm không làm gì cả. 

8- Chơi file nhạc có đuôi DAT (Playing DAT Files)

* Đĩa CD-Rom rất nhanh hỏng. Tốt nhất chúng ta nên lưu trữ trên đĩa cứng (hay USB). Gọn nhất là chép các file có đuôi .DAT trong thư mục MPEGAV.

* Tuy nhiên sau nầy, khi play các file DAT nầy, thông thường không có phần mềm nào tương thích, kể cả Windows Media Player mà trước đó đã phát các bài nhạc nầy trong đĩa VCD tốt. Lý do là trong đĩa VCD có các đoạn mã để đọc các file nầy.
(Bạn có thể đưa đĩa vào ổ CD-Rom để Windows Media Player play một bài, xem như "mồi", sau đó dù đã lấy đĩa CD ra, vẫn play các file DAT khác trên ổ cứng, điều nầy là do các đoạn mã đọc file đã được load vào bộ nhớ).

* Rất may, phần mềm hát karaoke có tên là TKaraoke lại đọc các file nầy dễ dàng. Đây là phần mềm karaoke khá hay với bản Free Version (1.4.0.097), các bản cao hơn là Pro version có thu phí.
Bạn có thể download bản Free tại đây
http://download.tkaraoke.com/tkaraoke/v1.4.0.097





Tôi không tin chuyện nầy cho lắm, nhưng nhiều người lại có yêu cầu. Đấy là chuyện tự do mỗi người...
Phần mềm tôi viết là Gio Hoang Ðao.exe
Khi chạy, sẽ có giao diện như sau:

* Biểu đồ thời gian trong ngày hình tròn. Tôi đã tra cứu thấy viết là giờ Tý từ 23 - 1 giờ; thay vì 24 - 2 giờ. Các bạn lưu ý điều nầy.
* Màu vàng là giờ hoàng đạo, thay đổi mỗi ngày. Ngày Tý và ngày Ngọ có phân phối giờ hoàng đạo giống nhau, tương tự ta có 6 cặp ngày giống nhau như thế: Tý-Ngọ, Sửu-Mùi, Dần-Thân, Mão-Dậu và Thìn-Tuất.
* Bạn chỉ việc chọn ngày, tháng, năm ở 3 ô bên dưới, biểu đồ tự động thay đổi tức thì. Nếu chọn ngày sai, vd 30/2 hay 31/6... sẽ có dòng chữ: Chọn ngày không đúng!
* Quý vị nào có danh xưng là "Thầy" sử dụng phần mềm nầy sinh lợi, hãy nhớ đến tác giả!

9- Sổ tay VBA Word

gồm nhiều macro và đoạn code thực dụng



10- Giá Đô - Vàng

Tự động hiển thị giá vàng Việt Nam, thế giới, giá dollar mỗi 5 giây với máy tính có nối mạng


Thứ Hai, 11 tháng 2, 2013

Sao Chổi ISON sẽ xuất hiện cuối năm nay!


Sao chổi ISON (viết tắt từ International Scientific Optical Network = Hệ thống Quan sát Khoa học Quốc tế) còn có tên khoa học là C/2012 S1; được 2 nhà khoa học Vitali Nevski và Artyom Novichonok người Nga phát hiện ngày 21/9/2012 khi sử dụng kính thiên văn phản quang có đường kính 0,4km thuộc Hệ thống quan sát khoa học quốc tế đặt tại Kislovodsk, nằm ở phía bắc chân núi Caucasus, Nga.

Trong khi quỹ đạo của các hành tinh quanh mặt trời từ tròn đến bầu dục gần như trên một mặt phẳng, thì bọn sao chổi có quỹ đạo hình parabol trên một mặt phẳng khác cắt mặt phẳng hệ hành tinh khoảng 70 - 80 độ; mà mút 2 nhánh parabol ở rìa hệ mặt trời (Đám mây Oort).

Hình minh họa giả lập quỹ đạo Sao Chổi ISON vào ngày 11/12/2013:

 Trên hình, quỹ đạo Sao chổi ISON là 2 nhánh parabol màu da trời, nhánh dưới tiến dần đến mặt trời, khi cắt mặt phẳng quỹ đạo hệ hành tinh, nhánh được tô màu xanh đậm. Đỉnh quỹ đạo parabol sát mặt trời (28/11/2013) sau đó Sao chổi ISON rời xa mặt trời, lại cắt quỹ đạo hệ hành tinh, được tô màu xanh da trời. Ngày 11/12/2013, Sao chổi ISON là chấm xanh trên quỹ đạo của nó, lúc nầy cách trái đất khoảng 85 triệu km.
Quanh tháng 10 - 11/2013, từ trái đất quan sát: Sao chổi Ison di chuyển từ Tây sang đông, nên quan sát trước bình minh.
Sau ngày 28/11/2013, sao chổi nhảy qua nhánh kia, trở về hướng tây, vẫn xem buổi sáng!


Ghi chú: Đơn vị độ dài sử dụng trong Hệ mặt trời: Đơn vị thiên văn = khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời, khoảng 150 triệu km. Viết tắt như ua (tiếng Pháp: unité astronomique), hay AU hoặc au (tiếng Anh: astronomical unit).

Theo số liệu thu được từ các cuộc quan sát, Sao Chổi ISON sẽ bay qua Mặt trời ngày 28/11/2013. Sao Chổi này sẽ cách Mặt trời 1,8 triệu km (0.012 AU), sượt qua bề mặt Mặt trời.

Bạn chú ý: Các phép tính thường xem vật như là 1 điểm (tâm điểm); vd khoảng cách Trái đất và mặt trời chừng 150 triệu km, nghĩa là khoảng cách tâm 2 thiên thể. Bán kinh trái đất chừng 6300 km và bán kính mặt trời chừng 700.000 km, gấp 110 lần bán kính trái đất.
Vậy Sao Chổi cách mặt trời 1,8 triệu km, nghĩa là cách bề mặt mặt trời 1,1 triệu km.

Hầu hết năm 2013, sao chổi ISON khá mờ nhạt, chỉ có thể thấy qua kính thiên văn thông dụng. Tuy nhiên từ ngày 14/11/2013 thì sao chổi ISON đã khá sáng và mọc đuôi (Đuôi sao chổi bao giờ cũng ngược hướng mặt trời, do gió mặt trời thổi tạo ra). Lúc nầy có thể quan sát sao chổi ISON bằng mắt thường vào lúc bình minh, lúc mặt trời sắp mọc. Cứ mỗi ngày thì sao chổi ISON càng rõ dần và đuôi dài thêm ra do càng gần mặt trời.

Khoảng ngày 28/11/2013 có lẽ tạm hết thấy sao chổi ISON vì lúc nầy sao chổi ISON ở gần nhất và phía sau mặt trời.

Qua 29/11/2013, sao chổi ISON vẫn gần mặt trời, do vị trí trái đất đối với mặt trời, từ ngày nầy ta có thể quan sát sao chổi ISON vào lúc bình minh bằng mắt thường. Độ sáng dự kiến tương đương trăng rằm!

Hình quỹ đạo sao chổi ISON và thời điểm mọc đuôi

Ba tuần sau đó (từ 29/11/2013), do sao chổi ISON có độ sáng sáng nhất từ trước đến nay, tương đương trăng rằm, dự kiến mỗi buổi sáng ta vẫn quan sát sao chổi với đuôi dài (do đến gần trái đất), cho đến khi ánh mặt trời mọc chói chan làm nó lu mờ đi.



Hình trên, đường màu trắng mờ bên dưới là đường chân trời trên trái đất. Mặt trời nằm dưới đường chân trời: buổi bình minh. Các điểm nối màu lục non là vị trí dự kiến lúc 8 giờ sáng của Sao chổi ISON vào các ngày 29/11, 30/11, 1/12, 2/12... 13/12/2013. Điều nầy có nghĩa là quan sát Sao chổi ISON vào ban ngày là vô tư!

Tất nhiên các điều trên chỉ là dự kiến dựa theo tính toán, thực tế còn phải chờ đến cuối năm (Lúc nầy 11/2/2013 là còn 9 tháng rưỡi!). Tuy vậy do khả năng Sao chổi ISON cực sáng trong mọi thời, kết quả là đáng chờ mong.

Bạn thấy bài viết nầy mô tả Sao chổi ISON cụ thể không?

(Bài viết tổng hợp từ các báo trong và ngoài nước. Trương Phú)

==========
12-3-2013 báo VietNamNet:
Trích:


Sao chổi khổng lồ đang áp sát Trái đất

Trong vài ngày tới, những người yêu thiên văn trên toàn thế giới có thể quan sát được sao chổi Pan-STARRS khi nó đang từng ngày tiến gần Trái đất.

Vào cuối tuần này, khoảng cách từ sao chổi Pan-STARRS tới mặt trời chỉ còn 45 triệu km. Khoảng cách gần khiến lượng vật chất đóng băng trên bề mặt sao chổi bốc hơi mạnh, giúp nó sáng rực rỡ trên bầu trời. Khi ánh nắng mặt trời rọi xuống Pan-STARRS nhiều hơn, cơ hội để quan sát nó cũng sẽ trở nên rõ rệt nhờ cái đuôi dài được tạo ra do quá trình bề mặt sao chổi bốc hơi.

Trên thực tế, từ nhiều tuần trước đây, các nhà thiên văn ở Nam bán cầu đã có thể quan sát được sao chổi Pan-STARRS nhưng nó còn quá nhỏ để nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, vào thứ 3 và thứ 4 tuần sau, sao chổi Pan-STARRS sẽ được quan sát dễ dàng nhất, khi nó xuất hiện gần mặt trăng lưỡi liềm vào lúc hoàng hôn trên bầu trời phía tây.
Các nhà thiên văn học cho biết, khi sao chổi xuất hiện bên cạnh mặt trăng, những người yêu thích thiên văn nghiệp dư có cơ hội định vị và quan sát nó dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc quan sát sao chổi này cần phải thận trọng bởi khi mặt trời chưa lặn hoàn toàn, ánh sáng chói lòa từ nó có thể gây tổn thương giác mạc của những người quan sát.

Được phát hiện 2 năm trước bởi đài quan sát ở Hawaii, đây là lần đầu tiên Pan-STARRS ghé thăm trái đất. Các nghiên cứu cho rằng, Pan-STARRS khoảng 1 tỷ năm tuổi, bắt nguồn từ đám mây băng Oort nằm xa hơn quỹ đạo của sao Hải vương và sao Diêm vương. Bằng cách nào đó, sao chổi đặc biệt này đi xuyên qua hệ mặt trời của chúng ta, trong đó có việc đi qua trái đất ở khoảng cách gầnrên thực tế, từ nhiều tuần trước đây, các nhà thiên văn ở Nam bán cầu đã có thể quan sát được sao chổi Pan-STARRS nhưng nó còn quá nhỏ để nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, vào thứ 3 và thứ 4 tuần sau, sao chổi Pan-STARRS sẽ được quan sát dễ dàng nhất, khi nó xuất hiện gần mặt trăng lưỡi liềm vào lúc hoàng hôn trên bầu trời phía tây.
Các nhà thiên văn học cho biết, khi sao chổi xuất hiện bên cạnh mặt trăng, những người yêu thích thiên văn nghiệp dư có cơ hội định vị và quan sát nó dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc quan sát sao chổi này cần phải thận trọng bởi khi mặt trời chưa lặn hoàn toàn, ánh sáng chói lòa từ nó có thể gây tổn thương giác mạc của những người quan sát.

Được phát hiện 2 năm trước bởi đài quan sát ở Hawaii, đây là lần đầu tiên Pan-STARRS ghé thăm trái đất. Các nghiên cứu cho rằng, Pan-STARRS khoảng 1 tỷ năm tuổi, bắt nguồn từ đám mây băng Oort nằm xa hơn quỹ đạo của sao Hải vương và sao Diêm vương. Bằng cách nào đó, sao chổi đặc biệt này đi xuyên qua hệ mặt trời của chúng ta, trong đó có việc đi qua trái đất ở khoảng cách gần

Các nhà khoa học dự đoán, lần ghé thăm của Pan-STARRS sẽ mở đường cho hàng loạt sao chổi khác đi vào quỹ đạo mặt trời trong năm nay và năm sau. Ngoài ISON, sao chổi được kỳ vọng sáng hơn ánh trăng rằm, ghé thăm trái đất tháng 11 năm nay, các nhà thiên văn còn phát hiện sao chổi C/2013 A1, có khả năng va chạm với bề mặt sao Hỏa trong năm 2014.
Ngoài những lần ghé thăm của sao chổi, 2013 còn là năm với những hiện tượng thiên văn độc đáo. Ngoài sự kiện thiên thạch phát nổ trên bầu trời nước Nga, đây cũng là năm trái đất phải hứng chịu những trận bão mặt trời lớn nhất do chu kỳ hoạt động 11 năm của mặt trời đạt đỉnh. Bên cạnh hiện tượng cực quang kỳ thú, bão mặt trời có thể gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống trái đất.

Theo Infonet

===============
Báo vnexpress: Cảnh tượng sao chổi ở bán cầu nam
Trích:
Sao chổi Pan-STARRS trở thành tâm điểm trên bầu trời đêm của giới yêu thiên văn tại bán cầu nam trong những ngày đầu tháng 3.
Bức ảnh này được chụp từ thành phố Melbourne, Australia vào tuần trước. Ảnh: TWAN.


Một kính thiên văn trên đảo Hawaii, Mỹ phát hiện Pan-STARRS vào năm 2011, khi nó đang bay giữa sao Mộc và sao Thổ. Trong ảnh, ta có thể thấy vệt sao chổi xuất hiện phía trên sa mạc Atacama ở Nam Mỹ vào đầu tháng 3. Ảnh: ESO.


Tới năm 2013, độ sáng của Pan-STARRS tăng hàng triệu lần. Nó đã tới sát mặt trời nhưng không tan vỡ như những sao chổi khác. Đây là ảnh cận cảnh sao chổi phía trên thành phố Buenos Aires, Argentina vào ngày 3/3. Ảnh: Diaz Bobillo.

Ngày 5/3, sao chổi tiếp tục bay về phía mặt trời và cách trái đất khoảng 160 triệu km. Nó rạch ngang bầu trời phía trên vùng Vicuna, Chile trong ánh sáng hoàng hôn. Ảnh: Emilio Lepeley.

Vệt sao chổi phía trên kính thiên văn radio mang tên CSIRO Parkes tại bang New South Wales, Australia vào ngày 5/3.

Cảnh tượng sao chổi phía trên núi Wellington, đảo Tasmania, Australia vào ngày 4/3. Ảnh: Luke O'Brien.




Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2013

CHIA MỘT GÓC THÀNH BA


Lời nói đầu:
Đây là một trong ba bài toán cổ về dựng hình (bằng thước và compa) không thể thực hiện được! (Hai bài kia là Cầu phương hình tròn và Nhân đôi hình lập phương.
Tuy thế, nhưng xưa nay có rất nhiều người lao vào cố giải, xem như một môn giải trí trí tuệ. Tôi cũng thế, đã giải bài Cầu phương hình tròn với phép tính 2 số lẽ; bài có đăng trên blog nầy.
Nhân ngày 1 tết Quý Tỵ, ngồi nhà đợi khách... và giải thử với công cụ AutoCad. Có lẽ phép toán khá chính xác ở cấp 3, 4 số lẽ...

Giới thiệu nhân 3 một góc:
Cho một góc bất kỳ xPy, đặt tên là a (a<30 độ).Trên cạnh xP, lấy một đoạn PQ có độ dài bất kỳ R. Từ điểm Q, xác định trên cạnh yP một điểm O mà OQ= PQ. Vẽ đường tròn (O,R) cắt hai cạnh góc xPy tại các điểm Q, B, A như hình vẽ. Góc AOB= 3 góc xPy= 3a. (Xem hình)

Đảo đề: Cho một góc bất kỳ xOy, chia góc nầy thành ba

A- Vẽ một góc bất kỳ xOy < 90 độ, Từ đỉnh góc, vẽ một đường tròn có bán kính bất kỳ R, kéo dài cạnh xO (như hình). Góc xOy là góc muốn chia 3.

B- Từ O vẽ đường thẳng góc với xO, cắt đường tròn tại B, Oy giao đường tròn tại A.
Từ trung điểm BO vẽ đường song song với xO, cắt đường tròn tại C.
Vẽ đường thẳng qua B và C, cắt xO kéo dài tại D.
Xác định một điểm E trên xO kéo dài mà OE = 2R (như hình).


Ý nghĩa các đường vừa vẽ:
1- Vì góc xOy bất kỳ, hay nói cách khác điểm A có vị trí bất kỳ trên cung xB 90 độ.

2- ** Khi A trùng điểm B (xOy=90) thì góc BDO = 30 độ, nghĩa là góc BDO = 1/3 góc xOB.
** Khi A nằm trên cạnh xO (xOy=0) thì góc xEy (=0) = 1/3 góc xOy.

=> Nối điểm A và một điểm M (chưa biết) nằm trong khoảng DE  sẽ tạo góc xMA = 1/3 góc xOy. Đây là công việc cần làm.

** Đoạn AM (chưa vẽ) chính là đoạn thẳng tạo góc 1/3 (BD là ví dụ).
      - Đoạn thẳng tạo góc 1/3 nầy cắt đường tròn và đoạn OB, có đặc điểm là 2 đoạn thẳng vừa tạo đều bằng R. Ví dụ BC = CD = R.

Xóa các đường vẽ không cần thiết (như hình):

C- Nối A và D; Nối A và E: 

Hình trên: 2 đoạn AE và AD cắt đoạn OB tại 2 điểm rất sát nhau.

Phóng đại vị trí nầy để thấy rõ 2 điểm P1 và P2 trên.

 D- Tại tâm P1, vẽ đường tròn bán kính 2R
Tại tâm P2, vẽ đường tròn bán kính 2R
Hai đường tròn nầy cắt trong khoảng DE rấr sát nhau! Xem hình:




Phóng đại vị trí nầy:

Hình trên, Bạn có thấy chữ E màu trắng được phóng đại rất bự không?
Thế nhưng mới tạm thời tách 2 đường tròn để xác định 2 điểm giao Q1 và Q2.

E- Lấy điểm M giữa Q1 và Q2. Xóa các đường không cần thiết (như hình). Nối AM. Góc xAM = 1/3 góc xOy




===
Ghi chú: vì dùng phép tính trung bình, bài toán chưa đạt giá trị tuyệt đối!


============================================

Ghi chú:
Tôi có nhận email của bạn 
Ninh Tran <locphutai@gmail.com>

Có lẽ do muốn kèm bài viết có hình, nên bạn Ninh Tran không sử dụng chức năng Nhận xét ở cuối bài.
Tôi cũng thế, ghi thêm vào đây giới thiệu quan điểm của bạn Ninh Tran


Nội dung được viết trên một trang Word 2003 có chèn hình để mô tả các ký hiệu như hình trên, Bạn đọc có thể tải xem thử bài viết của bạn Ninh Tran:
"TOM TAT CONG THUC"

http://www.mediafire.com/download/kdypgcn067y660v/TOM_TAC_CONG_THUC.doc





Vắng lặng chợ nổi (Cái Răng - Cần Thơ)


"...Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay..."

Trích thơ Vũ Đình Liên

Vắng lặng chợ nổi

Những ngày giáp Tết năm nay (2013), chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ) vắng lặng ghe xuồng. Cả khúc sông chỉ lác đác đôi ba chiếc xuồng chở bông Tết.
Chợ nổi Cái Răng lác đác đôi ba xuồng chở bông Tết.


Không như những năm trước ghe xuồng ken đặc khúc sông: bông Tết, trái cây sáng rực cả khúc sông.
Nhiều người dân sống bên chợ nổi này cho rằng, bông kiểng trái cây Tết năm nay đã được chở đi bằng đường bộ đa số.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng chung của nền kinh tế, chợ nổi những ngày cuối năm nay cũng không xôm tụ mấy.

Duy Khương
Tiền Phong Online

Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2013

Thiệp Mừng Xuân



Nhân dịp Tết Quý Tỵ
Thân chúc bạn đọc xa gần Năm mới An Khang, Thịnh Vượng.

Trương Phú



Thứ Năm, 7 tháng 2, 2013

Thời gian tương đối hay tuyệt đối khi vật chuyển động?


A) Chuyển động là tương đối: Vật chất phải chuyển động, Gọi hai (hay nhiều) vật đứng yên với nhau khi và chỉ khi chúng có cùng vận tốc, cùng phương và chiều trong không gian. Đối với các vật chuyển động, nếu hệ quy chiếu gắn cho một vật thì vật đó được xem là cố định và các vật khác được khảo sát chuyển động (hay đứng yên) đối với vật nầy. Điều nầy có nghĩa tính chuyển động là tương đối, A khác vận tốc với B, A quan sát thấy B chuyển động thì ngược lại, B cũng quan sát thấy A chuyển động. (Y như ta ngồi trên xe nhìn ra cửa, thấy cảnh vật chạy lùi).

Chỉ duy một sự kiện A và B cùng công nhận là vận tốc ánh sáng không đổi theo mọi phương tới.

B) Hai quan sát có vận tốc khác nhau: một người cùng sự kiện có vận tốc sẽ được gọi là quan sát chuyển động theo quan điểm của người kia là quan sát cố định.

Mô hình thí nghiệm về thời gian tương đối được phổ biến nhiều trong các sách báo khá dễ hiểu như sau:

Một chớp sáng ở độ cao h được phản chiếu bởi một gương đặt thẳng góc với điểm chớp trên mặt đất, tế bào quang điện ở điểm chớp ghi lại tia phản chiếu.
Quan sát tại mặt đất sẽ phát biểu thời gian sự kiện đơn giản ấy là
t = 2h/c    (1)



vì tia tới trùng tia phản chiếu.

Tuy nhiên theo quan sát tại sao Hỏa lại không cùng nhận định thời gian t mà là to vì trái đất đã di chuyển (tạm xem như quỹ đạo trái đất là đường thẳng), tia tới và tia phản chiếu là hai cạnh của một tam giác cân có chiều cao h và cạnh đáy là quãng đường vto mà trái đất với vận tốc v di chuyển trong thời gian to,
Áp dụng định lý Pythagore để tính được to = 2h/c(1- v2/c2).
[Ghi chú: Dấu là căn bậc 2]


Các bước tính để các bạn tiện theo dõi:
                                  tia tới = tia pc = cạnh huyền =[(vto/2)2 + h2]
                                  mà đoạn đường tia sáng di chuyển trong thời gian to là:
                                  2 cạnh huyền = cto
                                  hay:
                                  cto = 2[(vto/2)2 + h2]
                                  to =   (2[(vto/2)2 + h2])/c   
bình phương 2 vế                          to2 = [4h2 +v2to2]/c2
chuyển to về trái          to2(1 – v2/c2) = 4h2/c2
                                  to2 = (4h2/c2)/ (1 – v2/c2)
                                  to = 2h/c(1- v2/c2)           (2

Để so sánh (1) và (2), ta viết: to = 2h/c . 1/(1- (v/c )2)
thế t vào:  to = t/(1- (v/c )2)      (3)
khi v << c thì xem như to ≈ t, khi v < c thì to > t

Người quan sát tại sao Hỏa sẽ nói rằng, do trái đất di chuyển, sự kiện chiếu sáng trên trái đất đã diễn ra chậm!

Cùng sự kiện với quan sát chuyển động, đồng hồ đo thời gian t chạy chậm, kim giây mới nhúc nhích trong khi với quan sát cố định, đồng hồ đo thời gian to chạy nhanh, kim giây đã quay nhiều vòng!

C) Suy ngẫm lại mục A) Chuyển động là tương đối: Quan sát A chuyển động so với Quan sát B cố định thì cũng có thể nói Quan sát B chuyển động so với Quan sát A cố định.
Một biến cố tại A có thời gian t được B quan sát với thời gian to mà to > t thì một biến cố giống hệt đồng thời tại B có thời gian t cũng được A quan sát với thời gian to và to > t.
Người em song sinh giã từ anh lên tàu vũ trụ ra xa trái đất với vận tốc kinh hồn, một cái lắc đầu của người em được người anh quan sát trong một năm thì động thái người anh gật đầu cũng phải được người em quan sát trong 12 tháng.

Chấp nhận điều suy ngẫm trên nghe có vẻ hợp logic hơn là để nghịch lý người em quay lại thăm thấy anh đã già khụ!

(Nói thêm về già khụ, có thật thế không? Với biểu thức to = t/(1- (v/c )2)
cứ cho t = 1s
và v = 0,5c là vận tốc không tưởng, thì to = 1,15s;
nếu v = 0,6c thì to = 1,25s…
ngay cả v = 0,9c thì to cũng chỉ bằng 2,29s
Thông thường ta đọc sách cứ hay chấp nhận, chịu khó làm toán thấy báo chí hay vung vít búa xua, to và t cách xa nhau chỉ khi v tiến gần c, mà điều nầy đối với vật thể có khối lượng là điều KHÔNG THỂ.)

Và từ đó suy ra rằng thời gian t là thời gian thực của địa phương, gọi tắt là thời gian thực trong khi to là thời gian quan sát biểu kiến, gọi tắt là thời gian biểu kiến chứ không nên gán ghép cho t là thời gian của quan sát chuyển động và to là thời gian của quan sát không chuyển động để rồi kết luận đồng hồ (của quan sát) chuyển động chạy chậm hơn đồng hồ (của quan sát) không chuyển động.
Hình chiếc thìa bị gập trong ly lưng nước do khúc xạ không đưa đến kết luận là nước trong ly bẻ gãy chiếc thìa.

D) Suy ngẫm lại mục B) Hai quan sát có vận tốc khác nhau: Mô hình thí nghiệm về thời gian tương đối ở B) thật là đẹp, chỉ vài phép tính đơn giản đã được công thức tính to lệ thuộc v, tuy nhiên đã chắc gì đúng?

Có một mô hình thí nghiệm khác về thời gian tương đối: Một tàu vũ trụ hướng về trái đất với vận tốc khủng khiếp là 0,5c. Cách trái đất 300.000km cứ mỗi giây tàu vũ trụ lại chớp sáng.
Quan sát tại trái đất với 3 chớp đầu tiên như sau: các chớp (ngã về phổ xanh) cách nhau 0,5 giây.

[Giây 0 tàu (cách 300000km) chớp 1,
Giây 1 trái đất nhận chớp 1 và tàu (cách 150000km) chớp 2,
Giây 1.5 trái đất nhận chớp 2
Giây 2 tàu ngang trái đất chớp 3 và trái đất nhận tức thì]

Sau khi tàu lướt ngang trái đất 2 chớp sau (ngã về phổ đỏ) được quan sát sau mỗi 1,5 giây.

[Giây 3 tàu (cách 150000km) chớp 4
Giây 3.5 trái đất nhận chớp 4
Giây 4 tàu (cách 300000km) chớp 5
Giây 5 trái đất nhân chớp 5]

Vậy là thế nào? đồng hồ của quan sát không chuyển động chạy chậm hơn hay chạy nhanh hơn đồng hồ của quan sát chuyển động?
Chấp nhận suy ngẫm D) để xem đó là thời gian biểu kiến to, to sẽ nhỏ khi quan sát vật đến gần và to > t khi quan sát vật ra xa.

E) Suy ngẫm lại công thức (3)   to = t/(1- (v/c )2)    (3)
Do v < c hay v << c
suy ra (1- (v/c)2) <= 1
nên to >= t

Đây là trường hợp sự kiện có phương di chuyển ngang thẳng góc với phương nối hai quan sát. Kết hợp với D) ta suy ngẫm rằng chỉ khi quan sát vật đến gần thì thời gian biểu kiến to < thời gian thực t, các trường hợp khác thì thời gian biểu kiến to > t, phương trình giữa to và t có lẽ khá phức tạp trừ 2 mô hình đơn giản đã khảo sát.

F) Kết luận: Chúng ta đang khảo sát thời gian tương đối do chuyển động tạo ra (không bàn về thời gian tương đối do khối lượng), vậy liệu rằng thời gian thực t của địa phương nầy khác với thời gian thực t của địa phương khác sau khi xem thời gian to chỉ là thời gian biểu kiến?
Nếu t phụ thuộc vào v qua một hàm nào đó thì khi A di chuyển với một vận tốc v đối với B, cũng có quyền xem B di chuyển một vận tốc v đối với A. Suy ra thời gian thực t của địa phương A cũng là thời gian thực của địa phương B… và suy ra mọi thời gian thực đều giống nhau, (nhắc lại không bàn về thời gian tương đối do khối lượng).

Hóa ra thời gian thực là tuyệt đối trong khắp vũ trụ nầy!

Trương Phú

Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

Linh hồn


1- Tâm hồn:
Là cuộc sống nội tâm của mỗi cá nhân đang sống, gồm lý trí là khả năng nhận thức, và tình cảm.
Theo định nghĩa trên, rất nhiều động vật đều có tâm hồn! Chỉ vì con người tự cao cho mình là loài thượng đẳng nên giành độc quyền khi nói đến vấn đề tâm hồn.
Theo trí tuệ phát triển, tâm hồn cũng được vun đắp, nẩy nở. Đề cập chuyện tâm hồn của bé sơ sinh là chuyện buồn cười vì tâm hồn do sự giao tiếp và học hỏi mà có. Đa số các động vật bậc cao dùng hành động để biểu lộ tâm hồn mình: tình mẫu tử khi nuôi dưỡng, bảo vệ đàn con. Báo chí thỉnh thoảng đăng bài chú khỉ hay chú chó nằm mãi bên mộ chủ...

2- Linh hồn:
Trở lại vài trăm ngàn năm trước, thậm chí vài triệu năm trước; trên trái đất, cuộc sống vẫn tiếp diễn sôi động với các loài động thực vật, mà trong đó nhóm động vật với khả năng hành động để kiếm mồi và truyền giống đã tạo nên một bức tranh đấu tranh sinh tồn muôn màu muôn vẻ.

Và lúc ấy, chúng động vật cũng biết sống theo bầy đàn, cùng chiến đấu, bảo vệ lẫn nhau, thậm chí hy sinh cho nhau trong việc kiếm mồi và chống lại kẻ thù. Lúc ăn no rảnh rỗi, chúng tụ tập chơi đùa cùng nhau, ngoài việc giải trí có lẽ là hình thức huấn luyện săn mồi cho những cá thể nhỏ. Chúng biết học từ kinh nghiệm của các cá thể khác, biết xử lý tình huống và biết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau... Nói tóm lại tâm hồn mọc tràn lan trong thế giới động vật. Tuy nhiên lúc nầy đề cập đến linh hồn của chúng cũng là chuyện buồn cười! Linh hồn là cái chi chi?

Khoảng 200.000 năm trước một nhánh người cổ (Homo erectus) tiến hóa thành người hiện đại (Homo sapiens), có lẽ lúc nầy ngôn ngữ sơ khai bắt đầu xuất hiện với những âm tiết đơn sơ kèm điệu bộ. (Không ai xác định ngôn ngữ sơ khai xuất hiện từ lúc nào, chỉ căn cứ vào di chỉ cấu trúc xương hàm để kết luận khả năng nói). Qua suy luận, ngôn ngữ là những ký hiệu âm thanh quy ước để giao tiếp được phát triển khi tập thể người cổ cùng nhau làm việc. Tuy thế thời thái cổ nầy chả có ai quan tâm về tâm hồn hay linh hồn!

Chỉ khoảng vạn năm trở lại, khi vốn từ trong mỗi nhóm bộ lạc nhiều hơn, chính ngôn ngữ phong phú đã giúp con người phát triển suy tư: không những suy nghĩ thực tại mà còn suy tưởng trừu tượng. Lo sợ trước sức mạnh thiên nhiên, tổ tiên đã nhân cách hóa các lực lượng thiên nhiên thành một vị tối cao: Thần! Tùm lum Thần như Thần bão, Thần sấm, Thần lửa... được cúng tế: Đa thần giáo ra đời.

Để truyền bá đức tin, cuộc sống của các vị thần được suy tưởng và mô tả: Các thần ngự ở trên cao! Nơi ấy là hư vô không thấy.
(Mỗi dân tộc đều có truyện thần thoại, mà nổi tiếng nhất là Thần thoại Hy lạp, La mã. Ngành Thiên văn Vũ trụ Âu tây dùng nhiều tên thần La mã).
Thần Zeus trong Thần thoại Hy Lạp

Và sung sướng nhất là con người được ở cùng các Thần, vinh quang phục vụ Thần. Mà thực tế con người còn sống thì không thể ở chung với các ngài, tối đa chỉ tự xưng là con cháu của Thần. Vậy muốn ở chung với các ngài, phải đợi khi con người chết đi: = Cuộc sống sau khi chết. Linh hồn ra đời!

Linh hồn, gắn liền với tôn giáo, được xem như Tinh thần độc lập và bất diệt của mỗi người. Linh hồn gắn liền với người sống và thoát ra thể xác khi người chết.

Sơ đồ hình thành linh hồn:

Ngôn ngữ phong phú (có khả năng tưởng tượng) => Lo sợ => thờ cúng Thần => Mong ước bất tử => Linh hồn

Vì Linh hồn được suy luận từ ngôn ngữ nên chỉ con người mới tự cho là loài duy nhất có linh hồn!

(Ông bà ta chơi trội hơn, phân cho mỗi người đến 3 hồn và bảy vía! Có lẽ học của Tàu)

Tóm lại, Linh hồn là sản phẩm của suy tưởng, nếu bạn tin là có. Và Linh hồn như một tiên đề, chả cần lý luận nếu bạn tin. Phúc cho ai không hiểu mà tin!

===
Giới thiệu sách:
Con người trở thành khổng lồ


Linh hồn (phần 2)

Trực tuyến

Mục lục Toàn bộ (theo thứ tự thời gian)

Trực tuyến