1- Trăng máu là tên
gọi khác của nguyệt thực toàn phần.
- Nguyệt thực là Mặt trăng bị che khuất (nguyệt = M trăng,
thực = ăn). Quan sát được từ xế chiều giờ địa phương trở đi. (Giờ địa phương là
thời gian tại một địa phương nào đó quan sát hiện tượng).
(Nhật thực là Mặt trời bị che khuất (Nhật = M trời. Đương
nhiên chỉ thấy ban ngày theo giờ địa phương.)
- Toàn phần là toàn bộ = Mặt trăng bị che khuất toàn bộ, che
ít hơn là một phần.
2- Cái gì che?
Là Trái đất: Trái đất nằm giữa Mặt trời và Mặt trăng, trên
cùng đường thẳng.
Chúng ta lưu ý rằng, khi vị trí MT - TĐ - Mt gần như trên
đường thẳng thì từ Trái đất sẽ thấy trăng tròn, nghĩa là nguyệt thực luôn luôn sát hay ngay ngày rằm (15 ÂL).
Hình trên:
- Vùng màu đà tối (Umbra) là vùng
bị Trái đất che ánh sáng nhìn thấy hoàn toàn. Mặt trăng di chuyển vào vùng nầy
sẽ tạo nên hiện tượng thiên văn nguyệt
thực toàn phần.
Trên không gian 3 chiều, vùng nầy
là khối hình chóp nón dài, đáy là Trái đất, luôn luôn hiện diện trên quỹ đạo
Trái đất.
- Vùng màu xanh đậm (Penumbra) là
vùng bị Trái đất che ánh sáng nhìn thấy một phần. Mặt trăng vào vùng nầy sẽ mờ
đi.
Trên không gian 3 chiều, vùng nầy
là khối hình nón dài bị khoét ruột từ đỉnh, đỉnh là Trái đất, luôn luôn hiện
diện trên quỹ đạo Trái đất.
- Tại mặt cắt ở cự ly qũy đạo Mặt trăng, hai vùng trên tạo thành 2 hình
tròn đồng tâm: hình vành khăn lớn bên ngoài (xanh đậm) là bị Trái đất che một
phần; hình tròn nhỏ bên trong (đà tối)
là bị Trái đất che hoàn toàn.
3-
Hậu quả:
-
Vành khăn màu xanh: Vùng Trái đất che 1 phần
-
Hình tròn đỏ đà: Vùng Trái đất che hoàn toàn
-
Vòng tròn trắng và đoạn thẳng trắng:
Mặt
trăng trên quỹ đạo của nó
Hình trên mô tả vị trí Mặt trăng đi
qua vùng bóng tối của Trái đất.
Vì mặt phẳng quỹ đạo Mặt trăng
(Bạch đạo) lệch một góc với mặt phẳng quỹ đạo Trái đất (Hoàng đạo) nên thỉnh
thoảng Mặt trăng mới vào vùng bóng tối Trái đất.
[Hoàng đạo còn gọi là đường đi (biểu
kiến) của Mặt trời qua các chòm sao quanh Trái đất trong một năm].
- Mặt trăng vào vùng Trái đất che
một phần: Vẫn nhìn thấy trăng tròn từ Trái đất nhưng bị mờ. Hiện tượng nầy ít
được chú ý; còn gọi là nguyệt thực nửa tối.
- Mặt trăng lướt qua một phần vùng
Trái đất che khuất hoàn toàn: gặp nhiều hơn và cũng ít gây chú ý. Hiện tượng
nầy gọi là nguyệt thực một phần.
- Mặt trăng vào hẵn vùng Trái đất
che khuất hoàn toàn: Nguyệt thực toàn phần. Trước khi nguyệt thực toàn phần xẩy
ra, ta thấy nguyệt thực một phần: mặt trăng từ từ bị che khuất từ ít đến toàn
bộ.
4- Tại sao gọi nguyệt thực toàn phần là Trăng máu?
Máu có màu đỏ. Trăng máu là Mặt
trăng có màu đỏ tối.
- Nếu Trái đất không có không khí,
khi nguyệt thực toàn phần xảy ra, Mặt trăng biến mất hoàn toàn trên bầu trời.
- Lớp không khí dày hình cầu quanh
Trái đất có tác dụng như một kính lúp lớn: Các tia sáng Mặt trời qua vùng khí
quyển sẽ bị khúc xạ lệch vào trong, hướng về vùng tối Trái đất. Mà khí quyển
lại lọc (giữ lại) các tia màu xanh nên phần lớn các tia màu đỏ, cam hướng đến
Mặt trăng trong vùng che khuất, kết quả là Mặt trăng hiện ra với màu đỏ máu.
Cần lưu ý rằng Mặt trăng chỉ khi bị
che khuất hoàn toàn, màu đỏ máu mờ mờ mới được nhận thấy. Còn khi Mặt trăng bị
che khuất một phần, màu đỏ máu vẫn có đấy, nhưng ít được để ý vì phần còn lại
của Mặt trăng vẫn sáng quá!
5- Chu kỳ: Mỗi năm Mặt trăng đi vào vùng tối Trái đất 2 lần: khoảng
tháng 3 hay 4 DL và khoảng tháng 9 hay 10 DL.
Như trên có nói, Mặt trăng vào vùng
tối Trái đất thường là ngày rằm AL, do đó đổi qua DL ngày tháng không cố định.
- Nếu lần đầu là nguyệt thực toàn
phần, lần sau trong năm thường là nguyệt thực toàn phần.
- Nếu lần đầu là nguyệt thực một
phần hay nguyệt thực nửa tối, lần sau trong năm thường là nguyệt thực một phần
hay nguyệt thực nửa tối.
Năm 2014: 15/4 và 8/10 = nguyệt
thực toàn phần. Ở Việt Nam không quan sát được.
Năm 2015: 4/4 và 28/9 = nguyệt thực
toàn phần. Ở Việt Nam không quan sát được.
Năm 2016: nguyệt thực 2 lần nửa
tối, không giá trị quan sát.
----------
Xem trực tiếp toàn bộ blog Chuyện Linh Tinh