Translate

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Bàn về chữ Hiếu


(nguồn hình: internet)

1- Hiếu được hiểu là gì?

Hiếu là một quan niệm đạo lý truyền từ Tàu, hàm nghĩa cung kính chăm sóc cha mẹ khi sống, chôn cất khi chết.
Vì là một quan niệm nên chúng phải, đã và sẽ thay đổi theo thời gian, không gian.
- Phải có nghĩa là quan niệm ấy không là bất di bất dịch mà biến đổi cho hợp thời.
- Đã có nghĩa là quan niệm ấy đã thay đổi.
- Sẽ có nghĩa là quan niệm còn thay đổi nữa.
- Không gian có nghĩa là quan niệm ấy mỗi nơi một khác.

2- Hiếu đã thay đổi như thế nào?

Việt nam chúng ta bị Tàu đô hộ ngàn năm, nên quan niệm hiếu đã bị nhồi sọ đến mức chả ai dám bàn, bàn đến không chừng mang tội bất hiếu!
Cụ đồ NĐC đã thốt lên:
"Trai thời trung hiếu làm đầu"
Trung ở đây là trung thành với vua (Nhà Nguyễn), và hiếu là hiếu với cha mẹ (ông bà).

Cụ NĐC vừa mất thì Bác Hồ ra đời, Bác chả xem câu trên là cái đinh gì cả! Cả cuộc đời bác phải bôn ba tìm đường cứu nước. Bác chẳng có trung với nhà Nguyễn, cũng chẳng có hiếu với cha mẹ: Nhà Nguyễn bị Bác lật đổ và Bác lại phải lo chăm sóc cho dân chúng cả nước vì bác đã quan niệm hiếu theo nghĩa khác và dặn dò lũ cháu:
"Trung với nước, hiếu với dân"
Hóa ra việc chăm sóc cha mẹ (nếu có thể) là việc mặc nhiên của mọi người, chả nên đáng để bàn luận.

[Quan niệm của Bác cũng lạc hậu rồi vì giờ chỉ còn khái niệm trung với đảng; còn bạn có thấy nơi nào dân được hiếu chưa?]

3- Hiếu (của Tàu) có đáng để thay đổi không?

Ví dụ tiêu biểu cho hiếu (của Tàu) là cuốn "Nhị thập tứ hiếu". Đây là cuốn sách mà những ai có học chút chút khoảng 50 năm trước đều biết, đọc nó lúc tâm hồn còn non nớt thì cảm động, lớn lên đọc lại lại thấy ngô nghê! Nào là ở trần cho muỗi hút máu, khóc chờ măng mọc, nằm trên băng chờ cá... Thế nhưng phản động và man rợ nhất là Quách Cự dám chôn con 3 tuổi dành cơm nuôi mẹ!

Thời nay, quốc gia nào cũng trân trọng ấu nhi, mọi nỗ lực đều nhằm nuôi dưỡng và bảo vệ chúng vì chúng là tương lai của dân tộc, đất nước. Ấu nhi càng được bảo vệ và phát triển đồng nghĩa với trường tồn (tồn tại lâu dài). Bên Mỹ, tụi con nít là số 1 để bảo vệ và coi trọng.

Việt nam chúng ta cũng thế, ông bà đã phán câu: "Tre già măng mọc". Tre cứng rồi cũng lụi tàn nhường chỗ cho lũ măng nhú nhô lên, đời đời nối tiếp.

Mà Quách Cự (đại biểu cho suy nghĩ của Tàu xưa) vì nghĩ ngu xuẩn trong chữ hiếu dám chôn con để bớt miệng ăn. Một hành động mà ngay thành ngữ Tàu còn lên án: "Hổ dữ không ăn thịt con" (Hổ dữ chẳng cắn con); một hành động man rợ phi nhân: giết người mà tàn độc là giết cả con mình. Bên cạnh đó, ta còn thấy Quách Cự lộ ra tính ích kỹ: giết con để bảo toàn mình!

Đương nhiên đấy chỉ là câu chuyện hư cấu. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt rất nhiều người khó lựa chọn vẹn toàn, do đó trên báo hay viết câu: "Bên tình bên hiếu"... Sở dĩ khó chọn lựa vì quan niệm đạo lý đang ở thời kỳ quá độ: vừa tiếp thu quan niệm hiện đại lại dùng dằng không vứt bỏ quan niệm cũ. 
Hãy rạch ròi để xử lý gia đình ba đời Quách Cự: Nhóc 3 tuổi phải là người chết sau cùng, mà người phải hy sinh đầu tiên chính là mẹ già để cho thế hệ sau chèo chống: Mẹ già, Quách Cự, Vợ, Con; đấy là thứ tự hy sinh trong hoàn cảnh khắc nghiệt! Hiếu trong chuyện nầy không đáng nhắc đến.

4- Nói chung quan niệm đạo lý của Tàu là thứ vứt đi.

Cụ đồ NĐC còn nói tiếp:
"Gái thời tiết hạnh làm câu sửa mình"
Hóa ra phụ nữ (có chồng) theo quan niệm xưa không cần hiếu với cha mẹ mình vì "xuất giá tòng phu" nghĩa là gả thì theo chồng, cha mẹ chồng mới là cha mẹ mình để giữ hiếu; còn cha mẹ ruột thì biến. Quý vị bạn đọc phụ nữ có đồng ý với quan niệm trên không?

Hiếu (của Tàu) do thời xưa nhiều đời ở cùng nhà (hiện vẫn thế), cọng thêm tính gia trưởng: quyền và lợi đều tập trung lên trên. Đạo lý hiếu ra đời để nhồi sọ lớp trẻ vĩnh viễn thần phục lớp già, tự thân đạo lý nầy thể hiện tính ích kỷ: hy sinh quyền lợi lớp trẻ để giành cho người già.

Để mang tính thuyết phục, đạo lý hiếu biện luận:
"Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"
Hóa ra kể công như trên thì hiếu chỉ là có vay - có trả, một giao dịch tầm thường: cha mẹ nuôi con lớn thì con có nghĩa vụ nuôi cha mẹ già, thế thôi!

5- Tình mẫu tử

Tình mẫu tử là một tình cảm cao thượng phát xuất từ bản năng. Tình mẫu tử thấy rõ trong hầu hết các loài có vú, hoặc rộng hơn là hầu hết các loài động vật có xương sống. Giống cái chịu mang thai, đẻ con, chăm sóc son để (đàn) con khôn lớn, thậm chí hy sinh tính mạng mình để bảo vệ (đàn) con.

Nói tình mẫu tử phát xuất từ bản năng vì rõ ràng tự thân giống cái khi sinh nở đã có tình mẫu tử nầy, và nhờ bản năng tình mẫu tử, việc duy trì giống loài được thực hiện.
Vậy tình mẫu tử là bản năng để duy trì và phát triển giống nòi.

Loài người cũng thế và hơn thế: không những người mẹ chăm sóc bảo vệ con mà người cha cũng góp phần trong đó; bên cạnh tình mẫu tử có thêm tình phụ tử, và cả 2 thứ tình nầy đều là bản năng: nuôi con khôn lớn, rồi sau đó mong có cháu bồng, nghĩa là mong (đám) con của mình cũng phát triển ra tình mẫu tử (phụ tử) để con cháu đầy đàn.

Như vậy tình mẫu tử (phụ tử) chỉ là bản năng của con người, mà đã là bản năng là thực hiện không suy nghĩ, không tính toán thiệt hơn. Nói theo cách văn vẻ thì cha mẹ nuôi con đấy là bổn phận và trách nhiệm, thế thôi.

Và (đàn) con khi lớn lên, việc trước tiên là tìm cách để phát triển lòng mẫu tử của chính mình, vì đây mới chính là bổn phận và trách nhiệm như đã nói trên: Phải thương đứa con của mình hơn là thương cha mẹ mình! Rất logic (lý luận), phải không?

Vì thế, tình mẫu tử (phụ tử) cao thượng hoàn toàn không phải là một thứ tình cảm để kể công, để mong bù lại, mà là thứ tình cảm truyền đời, để con cháu lớp sau tiếp tục thể hiện nhằm duy trì nòi giống.

6- Gút bài: Hiếu trong thời đại ngày nay?

Ngày nay, gia đình chỉ gồm vợ chồng già, hoặc vợ chồng trẻ và con nhỏ. Điều nầy có nghĩa là con lớn sẽ từ bỏ gia đình (cũ) để tạo dựng gia đình mới. Đây là chuyện của muôn nơi và muôn đời.

Chuyện chăm sóc lẫn nhau, trước tiên là công việc nội bộ của mỗi gia đình già hay gia đình trẻ. Là con người, chúng ta còn có tình cảm sâu đậm với cha mẹ, nghĩa là con cái lớn bên cạnh chăm sóc gia đình của chính mình, còn quan tâm thăm hỏi sức khỏe của cha mẹ, đấy là hiếu.

Khi nhiều thế hệ cùng tồn tại trong một ngôi nhà (thêm cha mẹ chồng hay cha mẹ vợ), mọi nguồn lực cần ưu tiên cho thế hệ trẻ nhất phát triển. Dồn tất cả tiền bạc để mong cho cha mẹ sống thêm tí chút trong khi bỏ mặc đàn con là một hành động ngu xuẩn (ngu hiếu).

Nếu cha mẹ già nhiều con lớn đã lập gia đình, các con lớn (trai gái) cần cùng nhau thảo luận để đề ra cách chăm sóc cha mẹ già công bằng, hợp tình hợp lý nhất. Nhiều trường hợp đăng báo lũ con bất hiếu không chăm sóc cha mẹ do thiếu việc anh chị em thảo luận ở trên, lại một phần do đám con tị nạnh bởi một số cha mẹ trọng nam khinh nữ, trọng trưởng hay trọng út trong cách phân chia thừa kế, thế thì trách ai được?

Tự thân mỗi người đừng chăm bẳm việc con phải có hiếu với mình: đó là suy nghĩ ích kỹ. Chả thiếu gì chị em suy nghĩ: "Mong đẻ đứa con để sau già con nơi nương tựa!" Đấy là lối suy nghĩ chỉ vì mình, chỉ muốn con phục vụ mình.

Hãy tự sắp xếp để sau khi con cái tách lập gia đình xong, vợ chồng già vẫn còn vốn liếng hay việc làm để tự thân sống. Đừng vì quá yêu con mà cứ đeo bám con khi đã lớn, hoặc cho con cái tất cả những gì mình có để rồi sống nhờ và than trời đất nỗi con bất hiếu!

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

Trăng tròn và lễ Phục sinh (Easter)


I- Sơ lược về dương lịch và âm lịch

Khắp nơi trên thế giới đều dùng dương lịch trong giao tiếp chung. Dương lịch (DL) bắt nguồn từ Kitô giáo (Christ) tính thời gian dựa trên quỹ đạo trái đất so với mặt trời. Dương lịch phản ảnh đúng thời gian các mùa thay đổi trong năm.
Các mốc thời gian như Xuân phân (21/3 DL), Hạ chí (22/6 DL), Thu phân (23/9 DL) hay Đông chí (22/12 DL) tương đối hằng định. (có thể xê dịch 1 ngày).

Đa số các nước đông phương cũ lại dùng âm lịch. Âm lịch tính thời gian theo quỹ đạo mặt trăng so với trái đất. Ưu điểm của âm lịch là trực quan: nhìn được trăng tròn hay trăng khuyết; nhược điểm là không phản ảnh đúng thời gian các mùa thay đổi trong năm. (mùa do vị trí tương đối của trái đất so mặt trời). Khắc phục bằng cách "độ chế" âm lịch đuổi theo dương lịch, biến thành Âm-Dương lịch. Trên tờ lịch chúng ta (VN) ngoài dương lịch in đậm phía trên, bên dưới chính là âm dương lịch.

II- Lễ Phục sinh theo âm lịch

Lễ Giáng sinh cố định vào ngày 25/12 dương lịch hằng năm. Điều nầy dễ hiểu vì 2000 năm trước chẳng ai biết thời gian chính xác Mẹ Maria lâm bồn, chỉ truyền tụng câu:
"Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời"
Mùa đông lạnh lẽo chí ít cũng vài tháng, có trời mới biết ngày Chúa sinh ra! Lúc ấy dân La mã hàng năm ăn mừng "Thần Mặt trời" (Feast of The SolInvictus) vào ngày 25 tháng 12. Năm 312, Hoàng đế La Mã Constantine I theo Kitô giáo. Ông đã hủy bỏ ngày lễ "Thần Mặt trời" và thay vào đó là ngày mừng sinh nhật Chúa Giêsu. Đến năm 354, Giáo hoàng Libêrô công bố ngày 25 tháng 12 là ngày chính thức để cử hành lễ Giáng sinh của Chúa Giêsu.

Lễ Phục sinh có khác, lại dựa theo âm lịch! Nhiều người nhớ lại rằng Chúa Giêsu bị hành hình vào ngày thứ sáu, sống lại vào ngày chủ nhật, lúc đó trăng đã tròn và mùa xuân đã tới. Để giữ tính lịch sử, Giáo hội La Mã đã quyết định hằng năm tổ chức kỷ niệm Lễ Phục sinh đúng như thế hay gần đúng như thế: Là chủ nhật đầu tiên sau trăng tròn sau ngày xuân phân.

Ngày lễ Phục sinh hằng năm hóa ra rối rắm nhỉ! Đúng thế, một giáo dân vào đầu năm dương lịch hoàn toàn không biết năm nay ngày lễ Phục sinh là ngày nào! Chỉ cho đến khi linh mục giáo xứ thông báo Lễ Tro vào thứ tư, mới có căn cứ để tính nhẩm ngày chủ nhật lễ Phục sinh là 40 ngày sau đó.

Sở dĩ ngày lễ Phục sinh hằng năm không cố định vì phải tính được ngày rằm sau ngày xuân phân (21/3); chỉ đến khi ấy mới tìm ra ngày chủ nhật kề sau. Hóa ra ngày lễ Phục sinh có một phần phải tính theo âm lịch.

III- Cách tìm ngày lễ Phục sinh

A- Tìm ngày Phục sinh theo lịch treo tường:

1- Tìm đến ngày 21/3 DL
2- Xem AL ngày 21/3 là ngày nào:
a- Nếu AL là 15, dò tìm trên AL ngày 15 tháng sau. Từ đó tìm ngày chủ nhật kề sau đấy.
b- Nếu AL khác 15, dò tìm tiếp cạnh đó ngày 15 AL. Từ đó tìm ngày chủ nhật kề sau đấy.

B- Tìm ngày Phục sinh theo Excel (MS Office)

Có thể tìm ngày Phục sinh theo Excel, trị số tìm được đúng trong khoảng các năm từ 1900 đến 2368

=FLOOR("5/"&DAY(MINUTE(YYYY/38)/2+56)&"/"&YYYY,7)-34
mà YYYY là năm dương lịch. Ví dụ năm 2013 sẽ là:

=FLOOR("5/"&DAY(MINUTE(2013/38)/2+56)&"/"&2013,7)-34

bạn copy công thức trên, dán vào một ô bất kỳ trên một worksheet
Nếu ô đó chưa được định dạng (General), kết quả là 41364 cho năm 2013.
Nếu thế, nhấn vào ô đó, trên menu Excel, nhấn Format, nhấn Cells, Bảng Format cells hiện ra, chọn Date bên dưới và OK. Kết quả là ngày 3/31/2013

C- Tìm ngày Phục sinh theo VB6

Phép toán ngày phục sinh dựa theo cơ quan United States Naval Observatory (USNO)

Function EasterUSNO(YYYY As Long) As Date
    Dim C&, N&, K&, I&, J&, L&, M&, D&
    C = YYYY \ 100
    N = YYYY - 19 * (YYYY \ 19)
    K = (C - 17) \ 25
    I = C - C \ 4 - (C - K) \ 3 + 19 * N + 15
    I = I - 30 * (I \ 30)
    I = I - (I \ 28) * (1 - (I \ 28) * (29 \ (I + 1)) * ((21 - N) \ 11))
    J = YYYY + YYYY \ 4 + I + 2 - C + C \ 4
    J = J - 7 * (J \ 7)
    L = I - J
    M = 3 + (L + 40) \ 44
    D = L + 28 - 31 * (M \ 4)
    EasterUSNO = DateSerial(YYYY, M, D)
End Function

Ta thử gọi cho năm 2013:
MsgBox EasterUSNO(2013)
Kết quả là 3/31/2013

Một function nhỏ dưới đây sẽ đúng chỉ trong các năm từ 1900 đến 2099:

Function EasterDate(Yr As Integer) As Date
    Dim D As Integer
    D = (((255 - 11 * (Yr Mod 19)) - 21) Mod 30) + 21
    EasterDate = DateSerial(Yr, 3, 1) + D + (D > 48) + 6 - ((Yr + Yr \ 4 + D + (D > 48) + 1) Mod 7)
End Function

Ta thử gọi cho năm 2013:
MsgBox EasterDate(2013)
Kết quả là 3/31/2013

các công thức trên gốc từ trang:
http://www.cpearson.com/excel/easter.aspx

Bạn có thể dùng phần mềm đơn giản để biết ngay:
Đổi ra năm Âm Lịch Can Chi
http://www.mediafire.com/download.php?816jfefmpdr99gg

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

Bàn luận về xin và mời


1- Xin
Khẳng định đầu tiên xin là động từ, ước muốn đối tượng làm một hành động nào đó giúp mình...
Với định nghĩa trên, chúng ta có thể dẫn ra vô số ví dụ.
Xin giữ trật tự = Xin mọi người giữ trật tự.

Trong nghĩa của xin, bao hàm ước muốn đối tượng ban phát cho mình.
Xin ngài giúp tôi.

Nếu đối tượng có nhiều vật (danh từ), và ước muốn đối tượng ban cho mình một ít, Xin thường kèm từ Cho.
Xin bà cho con một đồng.
Xin cho tôi được một lần.
Xin mày (cho tao) chút máu.

Cho còn đi kèm động từ.
Xin quý khách vui lòng cho (tôi) xem vé.

Động từ xin còn biến thành tính từ trong ăn xin (ăn mày), sống nhờ bố thí.

2- Mời
Mời cũng mong muốn, yêu cầu người khác làm việc gì đó, nhưng biểu lộ một cách lịch sự, trân trọng.
Mời anh đến (nhà tôi) chơi.
Mời ông đi lối nầy.
Mời chị X phát biểu.

Trong khi Xin bao hàm ước muốn đối tượng ban phát, Mời thì ngược lại, bao hàm ý đưa cho người khác.
Mời cô ăn chén chè nầy.

Vì Xin và Mời đều có nghĩa mong người khác làm việc gì đó, nên nhiều địa phương đã dùng lẫn lộn 2 từ nầy, thông thường thấy ở miền Bắc.

Bạn có thể hiểu được ý các câu sau, nhưng tai sẽ nhức một chút:
Mời ngài giúp tôi.
Mời bà cho con một đồng.
Mời cho tôi được một lần.
Mời mày tí huyết.
Mời quý khách vui lòng cho xem vé.

hoặc:
Xin anh đến (nhà tôi) chơi.
Xin ông đi lối nầy.
Xin chị X phát biểu.
Xin cô ăn chén chè nầy.

3- Xin mời
Và tệ hơn cả là dùng liền 2 từ nầy: Xin mời.
Ra vẽ rất lịch sự; Nhưng thật không ra sao cả! Trong khi kho từ vốn đã có cho trường hợp nầy là Kính mời.

Bạn sẽ dễ dàng nhận ra 2 câu sau, câu nào là lịch sự và trân trọng hơn:
Xin mời quý vị đón xem.
Kính mời quý vị đón xem.

Và chú ý rằng đã xin thì không mời, và đã mời thì không xin!
Vì Xin và Mời có nghĩa cùng yêu cầu người khác, nhưng nghĩa hàm chứa trong đó lại ngược nhau. Do đó, không thể có từ Xin Mời được.

Từ mời vốn là từ lịch sự, nhưng điều kiện thể hiện tính lịch sự nầy là Mời phải đi kèm với túc từ.
Mời anh xơi miếng trầu nầy.

Một từ mời không đi kèm túc từ là một từ cộc lốc, bất nhã; Ví dụ:
- Tôi ngồi đây được không?
- Mời!

Bạn sẽ nghe êm tai hơn nếu:
- Tôi ngồi đây được không?
- Mời chị!

Xem TV, thấy anh chàng LVS dẫn chương trình VTV3 gì đó, cứ la toáng lên "Xin mời", thật không thông cảm được.
Nghiệt môt cái, TV là phương tiện tuyên truyền, trong 20 năm qua anh chàng nầy cứ la hét như thế, thành ra mọi người miền Nam cũng quen tai mất!

4- Xin cảm ơn
Do sống lâu rong vùng nặng cơ chế xin-cho, hắn ta còn la lên rằng "Xin Cảm ơn". Cảm ơn là từ biểu lộ lòng biết ơn của mình, thế thì xin quái gì nữa?

Các tự điển thường cho rằng từ xin đi trước biểu thị thái độ khiêm tốn, lễ phép.
Xin ông cứ tự nhiên
Tuy nhiên chưa chắc. Bạn sẽ thấy câu sau đây dùng đúng cách hơn, và đương nhiên rất lịch sự.
Mời ông cứ tự nhiên

Còn từ cảm ơn, nếu nhấn mạnh, ta sẽ dùng là:
Trân trọng cảm ơn.

Thay vì cảm ơn ta có thể dùng xin.
- Mời anh điếu thuốc. (tôi có thuốc lá và mời anh hút một điếu)
- Xin anh. (xin anh cho tôi điếu thuốc mà anh có = cảm ơn anh)

Tiếc rằng, bài thơ 'Còn chút gì để nhớ' vẫn như thế...
Thơ: VHĐ
...
Xin cảm ơn thành phố có em
Xin cảm ơn một mái tóc mềm
...
5- Xin xỏ
Xin xỏ là nhờ cậy ai để được việc.
mà xin đã bao hàm ý nhờ vả, vậy xỏ là từ láy của xin.
Tuy nhiên đôi khi ông nhà báo giật tít mà trong đó xỏ lại là động từ!
Mẹ chồng mãn kinh, bố chồng 'xin xỏ' con dâu

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

Phiếm luận về Chân Dài


Chả biết mấy ông báo chí có ý tứ gì khi gán từ "chân dài' cho mấy em Hoa hậu, Hoa khôi, Người mẫu xinh đẹp. Từ lóng nầy tuy rất thông tục nhưng giờ khá phổ biến. Không thông tục sao được khi người ta mặt mũi sáng láng mà mình lại lấy tên một bộ phận bên dưới gán cho!

Người đẹp, muốn kiếm tiền hay muốn nổi tiếng (hai ước muốn nầy thương liên quan nhau) chỉ có cách tham gia giới Showbiz (Show business). Trong giới nầy, chân ngắn cũng có nhưng chân dài chiếm đa số. Công bằng mà nói, chân dài quý thật. Nhìn cặp đùi thuôn, chân dài thòng, thẳng tắp tôn cao dáng người thấy sướng mắt liền. Mà hình như hễ chân dài lại kèm khuôn mặt ưa nhìn, chưa kể mấy vòng... căng cứng!

Tại sao lại gọi "chân dài" mà không gọi gì khác? Như ta đã biết, so kém thể hình của các em, trước tiên là khuôn mặt, số đo 3 vòng rồi chiều cao. Đấy là các tiêu chuẩn chính; các tiêu chuẩn phụ như cân đối (không vẹo), làn da, mắt, mũi, môi, bàn tay, dáng đi... Các tiêu chuẩn phụ nầy nếu nổi trội cũng chỉ rinh giải phụ như "Người có làn da đẹp nhất"...

Trở lại các tiêu chuẩn chính, mặt xinh thì đã có tên gọi: rinh giải là Hoa hậu, Hoa khôi, mà không lọt vào vòng 15 hay 30 gì đó thì cũng được kêu là "Người đẹp". Vậy chỉ còn lại 3 vòng và chiều cao. Ngang đây mọi người có lẽ đoán ra: Không lẽ lại quá thô tục khi kêu các từ nổi bật của 3 vòng như "Vú đại", "Eo mỏng" hay "Mông dểnh"? Thôi thì chọn "Chân dài" vậy!

Một người cao, đương nhiên các bộ phận khác cũng "cao" cho cơ thể cân xứng. Tuy nhiên hay đập vào mắt người ta khi không mặc quần (dài) là cặp chân cao khều. Có như thế nên một số ông nhà báo cướng lên rằng "chân dài tới nách", Khiếp!

Liên quan đến chân, có danh hiệu "Bàn chân vàng" (Golden Foot) hay liên quan đến tay có danh hiệu "Đôi tay vàng"... Ý tôn vinh những người có cặp chân hay đôi tay trong nghề nghiệp quá xuất sắc. Còn ở đây, "Chân dài" trống trơn nên cũng hơi xìu, chỉ được cái là nhìn sướng mắt!

Vì thế, như đã nói ở đầu bài, "Chân dài" chỉ là từ lóng gán cho, hoàn toàn không có ý tôn vinh. Người được gán "chân dài" có lẽ hãnh diện vì thuộc diện "hàng hiếm". Tuy nhiên nghĩ lại cũng hơi buồn, chả lẽ con người mình chỉ được tính cái chân, còn các bộ phận khác bỏ đi ư? Hay là mình chân dài mà đầu lại ngắn?

Kết thúc bài, tôi cũng rất thik "chân dài"

======

Viết thêm:
- Gọi các em (đẹp) là chân dài, nhưng tự các em vẫn chưa thỏa mãn. Đa số các em chỉ muốn khoe hai thứ đẹp hơn là vú và mông!
- Giới Showbiz Việt có một nửa là khoe hàng chiến, hay đính chính lại có một nửa là không khoe hàng. Cũng thông cảm các em múa may để cốt kiếm tấm chồng (giàu), đừng khắc khe lắm. Hơn nữa điều đó đúng sai cũng còn bàn luận.
- Và chúng ta, khán giả hay độc giả, cứ tận tình thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật như thế. Đây, tác phẩm mỹ thuật của Ngọc Quyên:
Đẹp không?

Trực tuyến

Mục lục Toàn bộ (theo thứ tự thời gian)

Trực tuyến