Translate

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012

Hố đen



Hiểu về hố đen phải nắm rõ các phép toán cao cấp. Tuy thế, đấy là chỉ là những suy luận chặt chẽ mà không được kiểm chứng!
Trong chừng mực kiến thức phổ thông, chúng ta cũng có thể bàn đôi chút về nó.

1- Trước hết, hố đen là một tinh cầu dù cho không thấy được. Đừng vì danh từ lỗ đen đồng nghĩa mà hình tượng đấy là lỗ rỗng hút hết mọi thứ.
Gốc của hố đen là một ngôi sao có khối lượng lớn trên 3 lần mặt trời của chúng ta. Khi ngôi sao nầy cháy hết nhiên liệu của phản ứng nhiệt hạch, chúng tự sụp vào trong sau một vụ nổ chói lòa vũ trụ. Phần khối lượng to lớn còn lại nầy co rút mạnh mà ta gọi là suy sụp hấp dẫn sinh ra hố đen. (Suy sụp của sao 2 lần mặt trời sinh ra sao neutron).

2- Khi ngôi sao nầy thể tích thu nhỏ nhưng khối lượng không đổi, mật độ sẽ gia tăng kéo theo gia tốc trọng trường tăng. Với khối lượng hơn 3 lần mặt trời, thu nhỏ có bán kính chừng 10.000km thì gia tốc trọng trường vô cùng khủng khiếp. Tốc độ để thoát khỏi hố đen là 300.000km/s (tốc độ cấp 2 của hố đen). Ánh sáng tuy không có khối lượng, bay tự do nhưng vẫn không thể thoát khỏi vùng ảnh hưởng của hố đen. Vì thế ta không thể nào thấy hố đen được. Gọi là hố đen vì không thấy chúng. (Sao neutron có tốc độ thoát bằng nửa ánh sáng!).

3- Và chúng ta có thể tưởng tượng ra ánh sáng phát xuất từ hố đen, hoặc từ bên ngoài vào, chúng cứ luẩn quẩn không thoát khỏi hố đen, tạo thành một hình cầu chói lòa ánh sáng (nhìn từ hố đen). Ranh giới hình cầu quanh hố đen nầy các nhà bác học gọi là chân trời sự kiện, nghĩa là ranh giới chỉ vào mà không ra, kể cả ánh sáng. Bán kính hình cầu nầy đương nhiên lớn hơn bán kính hố đen, thay đổi tùy khối lượng hố đen. Trên hình là đường xanh đậm chứa vận tốc 300.000km/s).



4- Một vật lao vào hố đen với vận tốc tăng lên khủng khiếp do gia tốc của hố đen, khi lọt qua chân trời sự kiện, sau đó chúng có thể bị phá vỡ cấu trúc do gia tốc trọng trường khủng khiếp của hố đen. Cho dù như thế, chúng vẫn còn lại "cái gì đó" và cái gì đó nầy, nếu không đâm thẳng vào hố đen, với vận tốc khá lớn dưới tốc độ ánh sáng, sẽ quay quanh hố đen ở tốc độ từ cấp 1 đến cấp 2 (300.000/căn2= lớn hơn 200.000km/s). Đấy chính là luồng plasma rực rỡ bọc (quay) quanh hố đen. (Đương nhiên nhìn từ hố đen, bên ngoài không thấy. Trên hình là khoảng không gian màu vàng nhạt từ đường xanh đậm chân trời sự kiện đến đường đỏ có vận tốc cấp 1 của hố đen).

5- Ngoài chân trời sự kiện, khoảng không kề đó mà gia tốc trọng trường của hố đen vẫn còn tác dụng, các vật thể bị hố đen bắt giữ sẽ quay quanh hố đen theo những quỹ đạo tùy vận tốc. Vì ngoài chân trời sự kiện, ánh sáng vẫn tự do nên chúng ta có thể quan sát các sự kiện cận hố đen.

6- Kết cấu của hố đen: Vật chất bị cô đặc không thể hiểu nổi. Không có khái niệm nguyên tử ở đây vì có lẽ chúng bị nén, hòa nhập vào nhau biến thành cái gì gê gớm lắm: một điểm nhưng khối lượng là vô cùng kèm theo nóng kinh khiếp.

7- Tương lai của hố đen
a- Như mọi tinh cầu khác, hố đen hoặc nuốt chửng vật khác, hoặc bị hố đen lớn hơn nuốt chửng. Do đó kich cỡ của hố đen rất đa dạng. Hố đen nhỏ với khối lượng chừng 3 mặt trời, cái to khối lượng có thể đến hàng triệu mặt trời.

b- Với sức nén khủng khiếp, hố đen là một tinh cầu cực nóng. Chúng phát xạ và năng lượng tích lũy dưới chân trời sự kiện. Việc phát xạ làm suy giảm khối lượng (hàng tỉ năm) dẫn đến gia tốc trọng trường giảm. Hệ quả là chân trời sự kiện bị phá vỡ và ánh sáng bùng nổ. Hố đen bị phá vỡ kết cấu có thể nổ bùng cũng là một dạng tương tự vụ nổ siêu tân tinh, có thể nghĩ đến kết quả là sao neutron được tạo ra, cùng vô số nguyên tử nặng phân tán khắp không gian.

c- Nếu tất cả các vật thể trong vũ trụ đều bị một hố đen to lớn nuốt mất, hệ quả là hố đen duy nhất này trở thành điểm kỳ dị như thời trước big-bang được sinh ra. Vì tất cả các vật chất trong vũ trụ được nén nhỏ, không thể hiểu được vật chất lúc nầy ở trạng thái gì!

(Bài viết nầy chỉ là trình bày sự hiểu biết cùng suy luận nhất định của tác giả; có thể nhận được khen chê tùy người, tùy quan điểm... Dù sao, như đã nói, suy luận chặt chẽ nhất về hố đen với các phép toán nặng nề cũng chưa hoặc không thể được kiểm chứng).

Trương Phú.


Hôi nách



1- Hôi nách có phải là bệnh không?
Hôi nách không phải là bệnh. Đấy chỉ là hiện tượng (chứng) mồ hôi có mùi nặng.

2- Hôi nách có di truyền không?
Hôi nách không di truyền, nhưng trong một gia đình dễ có nhiều người cùng bị.

3- Trẻ con có bị hôi nách không?
Trẻ con không bị. Nếu bị thì vệ sinh trẻ quá tệ!

4- Người già?
Người bị hôi nách, khi lớn tuổi, tình trạng hôi nách giảm dần, có lúc hết hẵn (mùi nhẹ hơn? hic!).

5- Tuổi nào bị hôi nách?
Hôi nách gắn liền với đời sống tình dục.
Khi lượng nội tiết tố nam-nữ tăng cao (dậy thì trở đi), các tuyến mồ hôi nhờn ở nách phát triển và tăng tiết.
Đấy là lúc nách bắt đầu hôi!
Vì thế trẻ con chưa bị, mà người già có lượng nôi tiết tố giảm, nên cũng giảm hôi nách.

6- Nói thế thì ai cũng bị à?
Cũng đúng mà chưa đúng hẵn.
Mồ hôi nhờn ở nách tiết ra, đầu tiên chưa có mùi.

Xui rủi cho những ai bị con vi trùng nặng mùi, chúng chun vào các tuyến mồ hôi nầy để gặm chất mồ hôi nhờn mà sống. Chúng ị ra những chất thải có mùi khó chịu.

Nói là xui rủi, vì người khác lại rước vi trùng "thơm" hơn. Mùi sản phẩm ị ra của bọn nầy có vẽ "dễ chịu" hơn!
Mà lưu ý rằng "dễ chịu" đối với người nầy lại có thể "khó chịu" đối với người khác.

Vậy cho nên ai cũng có mùi riêng của cơ thể cả. Chỉ khác nhau bên nặng bên nhẹ.
"Lia thia quen chậu, Vợ chồng quen hơi" là thế. Hơi ở đây không phải hơi thở mà là hơi nách.

7- Vi trùng? Vậy mà không phải bệnh à?
Vi trùng nầy mới sống bám ngoài da nên không gọi là bệnh.
Tuy nhiên chúng cũng lây lan trong gia đình; vì thế nên mới nói trong gia đình dễ có nhiều người cùng bị.

8- Trị chứng hôi nách hết hẵn không?
Trên lý thuyết và quảng cáo thì .. có thể hết hẵn. Thực tế chưa ai hài lòng sau đợt chữa trị. Thường tái phát.

9- Giảm nhiều cũng được, làm thế nào?
OK, đây mới là bài viết chính. Ta lược qua các nét chính như sau:

a- Nội tiết tố ra lệnh tuyến nhờn ở nách tiết.
b- Cơ quan thần kinh truyền lệnh đến tuyến nhờn.
c- Tuyến nhờn tiết mồ hôi đặc biệt.
d- Lũ vi trùng gặm nhắm.
e- Mùi lan tỏa.

Cách chống đỡ hiện tại như sau: thấy qua các bài viết hay quảng cáo.

* Chống lại mục e- Mùi lan tỏa
- Tắm và rửa nách nhiều lần.
- Bôi, phun các thuốc khử mùi.
- Uống các thuốc khử mùi (Chlorophyll = Diệp lục tố trong lá cây)

* Chống lại mục d- Lũ vi trùng sống trong tuyến mồ hôi nách.
- Bó tay: khó trị lũ vi trùng ngoài da nầy.

* Chống lại mục c- Giảm tiết mồ hôi
- Mổ nách nạo sạch các tuyến mồ hôi nhờn.
- Bôi, phun các thuốc giảm tiết mồ hôi nách.
- Không ăn nhiều gia vị, không lao động nặng, ngồi phòng lạnh.

* Chống lại b- Thuốc gây tê liệt thần kinh đến tuyến mồ hôi.
- Tiêm Botox vào nách: Tuyến mồ hôi nhờn hết tiết.

* Chống lại a- Chống nội tiết tố
- Bó tay.

Mục chống e- có tác dụng trong ngày. Việc vệ sinh nách là cần thiết cho tất cả mọi người.
Mục chống c- Trên lý thuyết, nếu loại bỏ hết tất cả các tuyến mồ hôi nhờn ở nách sẽ hết hôi nách.
Thực tế còn tùy thuộc tay nghề của thầy thuốc khi phẫu thuật. Mà còn sót là điều khó tránh khỏi.
Do thế, việc phản ảnh tái hôi cũng khá nhiều...
Mục chống b- Dùng Botox có tác dụng vài tháng.

Điểm qua cơ chế gây hôi nách và các cách chữa trị như trên để giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát,
và cũng thừa nhận rằng chữa hôi nách gay go thật, kể cả các nước tiên tiến.

Theo tôi, ta nên sống chung với nách bằng cách cố giảm mùi như sau:

1- Vệ sinh nách thường xuyên. Có điều kiện nên dùng các thuốc phun khử mùi và giảm tiết. Uống đều đặn Chlorophyll.
Eo hẹp tiền thì dùng phèn chua, phi và tán nhuyễn, bôi.
Ăn nhiều rau.

2- Chỉ dùng cho phụ nữ: Cần chỉ định của bác sĩ vì thuốc có những biến chứng nhất định:
Dùng thuốc ngừa thai Diane 35. Ngoài việc ngừa thai, thuốc giúp:
- Điều hòa kinh nguyệt
- Giảm lông rậm
- Giảm tuyến mồ hôi nhờn tiết.
Hai điều sau đáp ứng yêu cầu điều trị. Đây là tác dụng của chất Cyoterone acctate, chất nầy chống lại nội tiết tố nam (chống mục a-)

Kết thúc bài viết với suy nghĩ sau chưa được thử nghiệm:
(không chịu trách nhiệm đấy nha)
Hoặc giết sạch lũ vi trùng khốn kiếp, hoặc đưa vi trùng "thơm" vào với các liệu pháp rẻ tiền.
_ Dùng kháng sinh có vẻ ít tác dụng, phần vì ta không biết chủng loại vi khuẩn, phần vì chúng ẩn nấp trong tuyến mồ hôi (xem như bên ngoài da) nên khó diệt sạch, có chăng chỉ hạn chế trong khoảng thời gian... Có thể dùng kem ngoài da chứa clyndamycin chẳng hạn. Bôi ngày 2 lần sáng tối liên tục trong nữa tháng.
_ Đắp vào 2 nách bông tẩm dung dịch cồn 70 độ, ngày 2 lần sáng tối, mỗi lần 2-3 phút. Dung dịch cồn nầy hay dùng để sát trùng trước khi tiêm. Coi chừng ngộ độc cồn thấm qua da. Chịu được có thể tăng thời gian.
_ Thay đắp cồn bằng dầu hỏa hay xăng. Coi chừng hỏa hoạn! Coi chừng ngộ độc dầu hỏa hay xăng. Hai chất nầy thấm tốt vào mô mỡ dưới da. Chả biết có tác dụng hay không? hay mùi thêm khó chịu?
_ Thay đắp cồn bằng yaourt. Món nầy thì êm vì ta ăn nhiều càng tốt cho cơ thể. Một lượng vi khuẩn trong yaourt nếu thấm được vào tuyến mồ hôi, sẽ tranh giành thức ăn tại chỗ. Chưa tiên liệu mùi tổng hợp sau đó thế nào nếu có tác dụng. Hy vọng là mùi chua chua...

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012

Giảm béo


1- Thế nào là béo?
Béo là lượng mỡ tích tụ trên cơ thể quá mức.
Tạm tính nhanh như sau:

* Bạn cao bao nhiêu? Nếu cân nặng quanh 2 số lẽ chiều cao là mập.
Ví dụ: bạn cao 1.65m, nếu bạn nặng 65kg đã là mập rồi đấy...
Mập đương nhiên "gọn" hơn béo.

* Gọi là béo khi nặng trên 11/10 của 2 số lẽ chiều cao.
Ví dụ: bạn cao 1.65m, nặng đến 71kg là béo.
Cách tính: Lấy 65 + 6.5 = 71.5.

* Cân nặng lý tưởng quanh 9/10 của 2 số lẽ chiều cao.
Ví dụ: 58kg với cao 1.65m.
Cách tính: Lấy 65 - 6.5 = 58.5

Để chính xác hơn, người ta tính BMI (Body Mass Index = Chỉ số khối cơ thể)
BMI = Cân nặng / (Chiều cao)²

* Tốt: 19 - 23
* Mập: > 23
* Béo: > 25

2- Tại sao béo?
Trả lời nhanh là do ăn quá nhiều!

Người ta hay kể béo còn do di truyền hay do ít vận động.
Một người có di truyền béo, bị cách ly (ít vận động) và chế độ ăn thấp năng lượng, liệu người đó béo được không?
Những người béo nổi tiếng trên thế giới, giảm cân hoàn toàn nhờ chế độ ăn nghèo calo.

Béo là sự tích lũy mỡ khi cung (thức ăn) vượt xa nhu cầu năng lượng.

3- Nhu cầu năng lượng là thế nào?
Nhu cầu năng lượng cơ bản của một người lớn (khoảng 60kg) cần chừng 2500 kcal (Kilô calo) gồm:

3a- các cơ quan cần thiết hoạt động (tim, phổi, ruột, não) khoảng 1500 kcal.

3b- các hoạt động thông thường của con người (đi, làm việc nhẹ) khoảng 1000 kcal.

Các hoạt động trên, bên cạnh sinh công để làm việc còn sinh ra nhiệt cho cơ thể.

- Trẻ đang phát triển cần nhiều thức ăn hơn.
- Làm việc nặng nhọc cần nhiều thức ăn hơn.

4- Thức ăn tạo bao nhiêu năng lượng.

Thức ăn sinh năng lượng tổng quát chia thành 3 nhóm: Nhóm bột, nhóm mỡ và nhóm đạm.
Thức ăn không sinh năng lượng chúng ta không tính: nước, vitamin, muối khoáng, chất xơ (rau)...

a- Nhóm bột: các loại bột ngũ cốc, các loại đường. 1g chất bột cho trung bình 4 kcal.
(vd gạo chứa 75% bột). Rượu cũng thuộc nhóm nầy.

b- Nhóm mỡ: các loại dầu mỡ, 1g chất mỡ sinh 9 kcal.

c- Nhóm đạm: như thịt, cá, trứng. 1g thịt sinh 4 kcal.
(vd thịt bò chứa 20% đạm)

Tỉ lệ giữa các nhóm thức ăn của Âu Mỹ là 1-1-4 (1 thịt 1 mỡ 4 bột)

5- Thức ăn nào dễ gây béo?
Chả có thức ăn nào dễ gây béo, nếu bạn ăn vừa đủ.

6- Nguyên nhân béo
Là thèm ăn!

7- Giữa bột, mỡ và đạm; chất nào cần cho cơ thể nhất?
Đương nhiên là thịt, bởi vậy giá thịt đắt nhất.


8- Tại sao ăn no lại nhanh thèm ăn?

Đa số do thiếu ăn thịt!

Nếu ăn nhiều thịt, cảm giác thèm ăn dần dần biến mất.
Trong khi nếu ăn nhiều bột hay mỡ, cảm giác thèm ăn vẫn duy trì.
Đó là do lượng bột hay mỡ ăn vào không cung cấp đủ lượng đạm.

9- Đã lỡ béo rồi, như thế nào để giảm cân?
Đương nhiên bạn phải ăn ít calo để cơ thể đốt lượng mỡ thừa.

Mà ăn ít calo lại thèm ăn. Vậy bạn chỉ ăn thịt!

Công thức: Thịt và rau, ăn thoải mái.
Thèm cơm thì ăn 1 chén!
Công thức trên cần hơi nhiều tiền đối với những bạn có thu nhập không cao.

10- Cơ thể đã to béo, lại ăn thêm thịt cho to thêm à?

Giả sử 1 ngày bạn ăn hết 2 kg thịt bò! Khiếp không?
Khi bạn ăn vào, tụi vi trùng trong ruột ăn bớt một phần. (tiếc nhỉ)

Lượng đạm trong đó là: 2000g x 20% = 400g
Lượng calo tương ứng là: 400 x 4 = 1600 kcal
chỉ vừa đủ cho nhu cầu tối thiểu _ Xem lại mục 3a

Vậy bạn vẫn còn thiếu năng lượng dù trong ngày ăn đến 2 kg thịt bò và rau!
Chính vì thế, cơ thể sẽ đốt cháy mỡ béo của bạn dần dần...

Nhờ ăn thịt nhiều, bạn sẽ mất cảm giác thèm ăn vặt.
Tùy theo hoàn cảnh (tiền bạc) mà tăng giảm lượng thịt, cơm.
(thịt đây là thịt, cá, trứng)

11- Hèn gì tôi giảm béo bằng cách tránh ăn thịt, béo lại thêm béo!
Đúng thế! Mỡ trong cơ thể là do ta ăn bột và mỡ nhiều.

Càng ăn bột nhiều, càng sinh thêm mỡ.
HÃY NHỚ: BỘT (ĐƯỜNG) SINH MỠ

Và càng ăn ít thịt, càng mau đói!
HÃY NHỚ: THỊT LÂU ĐÓI

Nếu tăng vận động (thể dục) càng tốt.

Tôi viết bài nầy với tư cách là thầy thuốc. Chúc các bạn giảm béo thành công.

Trương Phú



Trực tuyến

Mục lục Toàn bộ (theo thứ tự thời gian)

Trực tuyến